Việc nhiễm COVID-19 đã kéo theo một loạt các vấn đề về sức khỏe hậu COVID. Trong đó, khả năng mắc tiểu đường có nguy cơ tăng cao. (Ảnh: Proxima/Shutterstoc)
Gần đây, một khảo sát mang tính hệ thống với sự phân tích và tổng hợp đa thông tin đã được công bố trên tạp chí Nature. Theo nghiên cứu này, COVID-19 có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường khởi phát cao hơn 66%. Qua sàng lọc 853 nghiên cứu, trích chọn ra 8 nghiên cứu từ 3 quốc gia với 47 triệu người tham gia, tỷ lệ rủi ro cao nhất được tìm thấy ở Hoa Kỳ.
Theo báo cáo của CDC Hoa Kỳ, gần 11% dân số Mỹ đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Hơn 100.000 người đã chết vì căn bệnh này vào năm 2021.
Tiểu đường là một bệnh mãn tính đòi hỏi phải theo dõi và quản lý sức khỏe suốt đời. Do vậy, tiến sĩ Hồ Nãi Văn khuyến khích bệnh nhân tiểu đường nên có một chế độ ăn uống phù hợp và tập thể dục đúng cách.
Tiến sĩ Hồ Nãi Văn là một bác sĩ Trung y tại Đài Loan. Ông đã đề xuất 5 mẹo giúp bệnh nhân tiểu đường giảm lượng đường trong máu, tránh các vết loét do tiểu đường, chữa lành vết thương và tránh nguy cơ bị cắt cụt chi.
Dinh dưỡng cần thiết từ tinh bột và ngũ cốc
Trung y coi ngũ cốc là thành phần thiết yếu đối với sức khỏe vì chúng giúp nuôi dưỡng cơ thể. Ngũ cốc nói chung bao gồm lúa mạch, kê, cao lương Trung Quốc, gạo nếp và đậu. Tất cả đều được coi là lương thực chính.
Theo Tiến sĩ Hồ, các loại hạt và ngũ cốc là nguồn cung cấp năng lượng thiết yếu cho cơ thể. Đặc biệt, ăn cháo thì càng tốt. Các loại hạt và ngũ cốc hoàn toàn cung cấp đủ dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh và đủ năng lượng để phục hồi chức năng tế bào. Đồng thời, nó cũng cho phép tự chữa lành các vết thương do tiểu đường. Ngoài ra, việc tập thể dục vừa phải giúp nâng cao kết quả đạt được.
Mẹo kiểm soát lượng đường chính là vận động
Bệnh nhân tiểu đường có vết thương ở chân thường ngại vận động. Do vậy, khí huyết lưu thông kém, thể chất sa sút, cơ thể suy nhược, ức chế khả năng tự lành vết thương của cơ thể. Bác sĩ Hồ gợi ý rằng khi lượng đường trong máu tăng, việc tập thể dục sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường giảm mức đường huyết tự nhiên nhờ cơ chế chuyển hoá năng lượng của tế bào.
Bác sĩ Hồ nói, “vận động một chút” là nhiệm vụ tuyệt vời giúp bệnh nhân tiểu đường cải thiện thể chất của họ. Thậm chí các động tác như giơ tay, co duỗi, vỗ nhẹ cơ thể hay giậm chân ở bệnh nhân lớn tuổi cũng có tác dụng giảm đường huyết. Khi bắt đầu, chỉ 30 giây mỗi ngày là đủ, sau đó tăng dần thời gian thêm 5 giây mỗi ngày.
Quan trọng nhất là sự kiên trì.
Hãy ngưng dùng thuốc chống viêm
Đối với bệnh nhân tiểu đường, vết thương thường lâu lành và nhiều người đã dùng thuốc chống viêm để điều trị viêm mãn tính. Bác sĩ Hồ cho biết thuốc chống viêm có tính hàn, khi sử dụng lâu dài sẽ khiến cơ thể có tính hàn cao. Đây là điều kiện thuận lợi cho virus phát triển. Do vậy, hàn khí càng nhiều, vết thương càng khó lành. Bác sĩ Hồ đề nghị tránh các loại thuốc chống viêm, thay vào đó nên sử dụng thuốc Trung y để bổ sung khí (năng lượng sống). Từ đó giúp chữa lành vết thương.
Khái niệm “khí” trong Trung y có thể được hiểu là “năng lượng” hay “sinh lực” chảy khắp cơ thể để duy trì sự sống. Khi khí trong cơ thể bị mất cân bằng hoặc thiếu hụt, con người sẽ bị bệnh.
Y học Trung Quốc có thể kích hoạt các dây thần kinh ngoại vi và cứu các chi
Bệnh nhân tiểu đường thường xuất hiện các vết bầm tím do vỡ mạch máu ở ngoại vi hoặc do tắc nghẽn lưu thông máu. Bằng cách kích hoạt máu và giải quyết tình trạng ứ đọng. Trung y ngăn các mạch máu ngoại vi bị bầm tím chảy máu dưới da, điều này giúp tránh được tình trạng cắt cụt chi hoặc tình trạng xấu đi sau khi cắt cụt chi.
Bác sĩ Hồ cho biết các thành phần như thục địa, đương quy, bạch thược, xuyên khung, ngưu tất, đỗ trọng, quế và dâu tằm có tác dụng hoạt huyết, giải ứ. Chỉ có hoạt huyết và được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ mới cứu được bàn chân.
Nếu da đã bị loét hoặc hoại tử, nó có thể được điều trị bằng viên thảo dược kết hợp Gleditsia (Tuo Li Xiao Du Yin ) hoặc các phương pháp bổ sung khí khác. Nó cũng có thể được điều trị bằng thuốc sắc 4 vị Si Junzi Tang (gồm Nhân sâm hoặc Đảng sâm, Bạch truật, Phục Linh, Cam thảo) hoặc viên nang thảo dược Liu Junzi Tang và Bazhen Tang để bổ sung khí.
Theo Trung y, máu chịu trách nhiệm chính trong việc nuôi dưỡng và giữ ẩm cho cơ thể. Nó chảy từ các cơ quan nội tạng đến da, thịt, xương và cơ.
Hạ đường huyết có thể lấy đi mạng sống của bạn
Bác sĩ Hồ nhắc nhở bệnh nhân tiểu đường rằng hạ đường huyết có thể đe dọa đến tính mạng. Đường cung cấp năng lượng cho các tế bào não của chúng ta. Đường trong máu được vận chuyển lên não và giúp não hoàn thành những gì nó muốn làm. Lượng đường cung cấp cho não không đủ sẽ khiến cơ thể mệt mỏi và bị chóng mặt. Thậm chí nếu thiếu nghiêm trọng sẽ dẫn đến ngất xỉu, sốc hoặc tử vong.
Bác sĩ giải thích thêm rằng cơ thể cần đủ đường để chữa lành vết thương. Khi lượng đường trong máu thấp, các tế bào không thể lấy năng lượng và duy trì sức sống. Việc giảm lượng đường sẽ khiến các tế bào chết đi vì thiếu chất dinh dưỡng và không có khả năng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn.
*Một số loại thảo mộc được đề cập trong bài viết này có thể không quen thuộc, nhưng chúng thường có bán ở các hiệu thuốc Đông Y.
Lưu ý: Vì cơ thể mỗi người là khác biệt nên hãy tham khảo ý kiến bác sĩ đông y trước khi bổ sung bất cứ thành phần nào.
(Bài đăng trên The Epoch Times – Epoch Health của tác giả: Tiến sĩ Hồ Nãi Văn)
Tiến sĩ – Bác sĩ Hồ Nãi Văn: Là bác sĩ Trung y tại Đài Bắc, Đài Loan, và là giáo sư tại Đại học Khoa học Sức khỏe Nine Star ở Sunnyvale, California. Ông cũng từng là nhà nghiên cứu khoa học đời sống tại Viện Nghiên cứu Stanford. Trong hơn 20 năm hành nghề, ông đã điều trị cho hơn 140.000 bệnh nhân. Ông được biết đến với việc chữa khỏi thành công bệnh nhân ung thư hắc tố thứ 5 trên thế giới bằng Trung y. Bác sĩ Hồ hiện đang thực hiện một kênh Youtube về sức khỏe với hơn 700.000 người đăng ký. Ông cũng được biết đến với chương trình lưu động nổi tiếng về sức khỏe và hạnh phúc được tổ chức ở nhiều thành phố khác nhau của Úc và Bắc Mỹ).
Theo The Epoch Times – Epoch Health tiếng Anh
Cát Mộc biên dịch
Bạn bình luận gì về tin này?
NTD Việt Nam