Không kết hợp mướp đắng với tôm, cua… vì mướp đắng chứa vitamin C, khi kết hợp cùng asen trong hải sản có thể gây phản ứng khó chịu, nặng hơn sẽ tạo thành thạch tín gây ngộ độc. (Ảnh: jcomp / Freepik)
Không kết hợp mướp đắng với tôm, cua… vì mướp đắng chứa vitamin C, khi kết hợp cùng asen trong hải sản có thể gây phản ứng khó chịu, nặng hơn sẽ tạo thành thạch tín gây ngộ độc.
5 tác hại của mướp đắng đối với sức khoẻ
- Gây tan máu: Hạt mướp đắng chứa vicine, một hoạt chất có thể tạo ra nhiều men oxy hoá khử trên màng tế bào. Khi chất này được sinh ra quá nhiều trên màng tế bào máu, nhất là tế bào hồng cầu, nó sẽ gây hư hại, thậm chí thủng màng tế bào. Điều này gián tiếp làm tan máu.
- Ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ: Không chỉ gây khó tiêu, phần ruột và hạt mướp đắng còn chứa nhiều thành phần độc tố gây hại cho trẻ em. Vì vậy, bạn không nên cho trẻ ăn những món được chế biến từ khổ qua.
- Cồn cào ruột gan: Ăn mướp đắng khi đói sẽ gây kích ứng đường tiêu hoá, tạo ra cảm giác bỏng rát, cồn cào, đau bụng, thậm chí tiêu chảy.
- Hạ đường huyết đột ngột: Mướp đắng chứa p-insulin, mang lại hiệu quả hạ đường huyết tương tự insulin. Nhưng cũng chính vì điều này mà khi dùng quá nhiều, mướp đắng có thể gây ra tụt đường huyết đột ngột; chóng mặt, nhức đầu, vã mồ hôi, hốt hoảng, có thể bị choáng và ngất.
- Giảm khả năng sinh sản: Ăn quá nhiều mướp đắng trong thời gian dài có thể làm tổn thương tinh hoàn, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Tinh hoàn ít protein dưỡng chất hơn, ít tinh trùng hơn, giảm acid nhân ARN hơn. Do đó, những người đang điều trị vô sinh không nên dùng mướp đắng.
Không chỉ vậy, việc ăn quá nhiều mướp đắng cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, khó chịu ở dạ dày, đau bụng và đầy hơi, khó tiêu.
Ai không nên ăn mướp đắng?
Những người thể trạng yếu, huyết áp thấp, sau khi nhịn ăn kéo dài, vừa mới phẫu thuật hoặc mất một lượng máu lớn không nên ăn nhiều mướp đắng.
Nên tránh ăn mướp đắng trong những tình huống này vì nó có thể làm giảm lượng đường trong máu, gây chóng mặt hoặc ngất xỉu.
Ngoài ra, chuyên gia cho biết uống nước ép mướp đắng khi mang thai có thể gây ra các cơn co thắt và thậm chí gây chảy máu, có thể dẫn đến sảy thai.
Những điều cần lưu ý khi ăn mướp đắng
Tiêu thụ với một lượng vừa phải, không nên lạm dụng.
Không kết hợp mướp đắng với tôm, cua… vì mướp đắng chứa vitamin C, khi kết hợp cùng asen trong hải sản có thể gây phản ứng khó chịu, nặng hơn sẽ tạo thành thạch tín gây ngộ độc.
Cũng không nên ăn mướp đắng cùng lúc với sườn heo chiên, khi tiêu thụ vào cơ thể dễ tạo ra chất canxioOxalate, chất này ngăn cản sự hấp thu canxi của cơ thể bạn.
Măng cụt cũng là thực phẩm không phù hợp để ăn cùng với khổ qua, hai loại quả này sẽ làm cơ thể bạn khó chịu, ảnh hưởng để khả năng tiêu hóa.
Tránh uống trà xanh sau khi ăn khổ qua vì có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày. Thay vào đó, nên đợi một vài tiếng sau khi ăn xong rồi mới uống. Không nên ăn khổ qua khi bụng đói.
Bảo Vy (tổng hợp)
NTD Việt Nam