Lâu rồi mới gặp bạn cũ, chúng tôi ngồi cà phê hàn huyên. Biết tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp (hay còn gọi là Pháp Luân Công), ông bạn ngạc nhiên bảo:
– Ấy chết! Sao ông lại theo cái môn ấy?
Sao mà chết? Ông không thấy tôi rất khoẻ sao, và rất nhiều người luyện môn này cũng thế, tâm thì thanh thản, thân thì mạnh khoẻ vô bệnh vô tật.
– Khoẻ, khoẻ cái gì! Tôi đã được nghe vài người có địa vị nói về Pháp Luân Công: nào là tà đạo; nào là ốm không đi viện, không uống thuốc; nào là bỏ bê công việc, bỏ bê gia đình; nào là bỏ cúng tổ tiên; …vv; đặc biệt là bị lợi dụng để tập hợp lực lượng làm chính trị.
Không có chuyện đó đâu bạn ơi! Bạn nghĩ xem tôi có dễ bị lợi dụng không? Tôi tôn trọng quyền biểu đạt ý kiến cá nhân của mọi người mà không quan tâm đến địa vị, vai vế của họ. Nhưng vẫn phải nói thêm với ông rằng trong những người tu luyện Pháp Luân Công cũng có không ít giáo sư, tiến sĩ, nhà khoa học, chính khách và những người nổi tiếng đấy nhé. Ông đã đọc ‘Chuyển Pháp Luân’ chưa, quyển sách dạy tu luyện ấy?
– Tôi chưa đọc.
Thế ông đã kiểm chứng thông tin mà ông nghe được chưa?
– Thực ra thì tôi cũng mới chỉ nghe nói thế. Tuy nhiên lực lượng chức năng nói thì mình phải tin chứ.
Thế mới nói rằng, nghe bằng hai tai cũng chưa đủ; thậm chí nhìn tận mắt cũng chưa tường; suy xét bằng đầu cũng chưa thấu, mà cần phải suy sét bằng lý trí chứ không suy xét dựa vào tình cảm.
– Ông nói cụ thể hơn xem nào; cứ trừu tượng như thế thì ong đầu lắm!
Thứ nhất, ông chưa đọc “Chuyển Pháp Luân” mà ông tin người ta nói Pháp Luân Công là ‘tà đạo’ thì chẳng phải bịt một tai và hai mắt để tin sao. Ông nên đọc sách “Chuyển Pháp Luân” để thấy rằng quyển sách đó không những dạy con người làm điều thiện, mà còn lý giải về con người và vũ trụ một cách giản dị nhưng thâm sâu mà chưa có bất cứ quyển sách nào trên thế giới từ cổ chí kim đề cập đến; tuyệt nhiên không có chút nào là mê tín và cũng tất nhiên không có lấy một câu một chữ nào để có thể nói đó là ‘tà đạo’ được.
Thứ hai, khi ta nghe hai thông tin trái chiều, thì điều giúp chúng ta nhận định thật giả, đúng sai chính là xét đến mục đích của người đưa thông tin. Trong trường hợp về Pháp Luân Công, thì những người phản đối hoặc là bị tuyên truyền lừa dối, hoặc là có mục đích bảo vệ lợi ích của họ; còn những người tu luyện Pháp Luân Công chúng tôi thì trái lại, chúng tôi muốn đem đến lợi ích cho người khác. Chúng tôi chỉ muốn nói cho con người thế gian biết rằng Pháp Luân Công là Phật Pháp và những lợi ích vô cùng to lớn khi tu luyện Pháp Luân Công, mà không cần biết họ là ai, ở đâu; hoàn toàn là vô tư và vị tha.
– Thế còn tập hợp làm chính trị?
Trên thế giới hiện nay có hơn 100 triệu người tại hơn 140 quốc gia có người tu luyện Pháp Luân Công. Vậy thì ai hay quốc gia nào có thể có đủ tiền để nuôi hơn 100 triệu người làm chính trị (ông nên nhớ rằng nước ta chỉ có khoảng 11 triệu người hưởng lương ngân sách mà lương còn chưa đủ sống); hơn nữa, giả sử làm chính trị ở Trung Quốc thì hơn 100 triệu người từ hơn 114 quốc gia trên thế giới chạy sang Trung Quốc để biểu tình sao?
Pháp Luân Công không có tổ chức, không ghi danh, không có người đứng đầu, không có tài chính chung. Pháp Luân Công là môn tu luyện của Phật Gia, bất kể học viên nào khi hướng dẫn cho người mới đều không được phép thu tiền mà chỉ là xuất Thiện tâm giúp đỡ. Như vậy thì có làm được chính trị không?
– Tôi hiểu rồi. Không thể làm chính trị được. Thời buổi này nghe bằng hai tai quả thật vẫn chưa đủ. Cảm ơn ông rất nhiều! Nhất định tôi sẽ tìm hiểu thêm về môn tu luyện này.
Nhưng mà hôm vừa rồi tôi ngồi họp đích thân nghe phổ biến văn bản về việc cấm tu luyện Pháp Luân Công mà.
Trời ơi! Ông là cán bộ mà sao lại thiếu quan tâm tìm hiểu về văn bản pháp luật đến thế!
Tôi khẳng định chắc chắn rằng ở nước ta chưa hề có một văn bản pháp luật nào cấm người dân tu luyện Pháp Luân Công.
Tôi tin là bạn đã nghe phổ biến, nhưng chắc rằng bạn chưa tìm hiểu cặn kẽ văn bản ấy; bạn lại vẫn chỉ là nghe mà thôi.
Ông cũng biết rằng để cấm người dân làm một việc gì đó, thì văn bản cấm đó phải là văn bản luật và phải được thông qua Quốc Hội. Vậy tôi hỏi bạn rằng, cái văn bản mà bạn được nghe có phải là văn bản luật đã được Quốc Hội thông qua chưa?
– Ừ nhỉ. Sao tôi lại ngu ngơ đến vậy! Nó chỉ là công văn của một đơn vị cơ sở thôi; nó hoàn toàn không có giá trị pháp luật.
Có thể do một số cơ quan, đơn vị hay cá nhân nào đó cũng bị tuyên truyền sai, hoặc họ biết sự thật nhưng để bảo vệ lợi ích bản thân nào đó mà họ vẫn làm. Hơn nữa, trên đời này có tốt thì có xấu; có ủng hộ thì có phản đối…đó cũng là điều phổ biến trong xã hội này. Thực tế thì những người tốt tiêu biểu vẫn có những người không ủng hộ, thậm chí là ghen ghét, hãm hại.
– Tôi hiểu rồi. Pháp Luân Công có thể giúp người học tâm an lạc, thân khoẻ mạnh; nhưng còn gì hơn các môn khác nữa không mà người Trung Quốc họ bất chấp tính mạng để bảo vệ môn này vậy? Và tại sao ông không tu theo Phật giáo cho nó lành?
Làm cho tâm và thân của con người khoẻ mạnh, vô bệnh chỉ là kết quả mà mọi người dễ thấy nhất của Pháp Luân Công. Còn mục đích thật sự của tu luyện thì ông phải tự mình trải nghiệm mới thấu hiểu được. Còn tại sao tôi không tu luyện theo Phật giáo trong chùa, chính là vì tôi nghe theo lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni về “thời mạt Pháp”; đó chính là thời kỳ này, đạo đức nhân loại đã quá xuống dốc, con người gặp hiểm nguy như dịch bệnh thiên tai nhân hoạ trùng trùng, là thời mà Pháp của Phật Thích Ca Mâu Ni cũng như các pháp được truyền ra xưa kia không còn độ nhân được nữa . Ông hãy về tìm thêm trên goole về “Thời mạt Pháp” để hiểu rõ hơn nhé.
– Những thông tin này tôi hoàn toàn không biết, nhất định tôi sẽ tìm hiểu.