Vạn đại Thuỷ Hoàng đế
Bách niên chinh chiến, sinh linh đồ thán, nhất triều đắc thái bình.
Bách gia loạn thế, hoặc nhiễu chính đạo, nhất cự hóa khôi dương.
Bách phế đãi hưng, đại nghiệp sơ thủy, vạn đoan khởi chính thống.
Bách thế trúc cơ, bản chính nguyên thanh, vạn đại tán Thủy Hoàng.
Xem phần : P1 . P2 . P3 . P4 . P5 . P6 . Nghe trên Youtube
Tạm dịch:
Hoàng đế đầu tiên của muôn đời
Sau trăm năm chinh chiến, cuộc sống bách tính lầm than, một triều được thái bình.
Rất nhiều tư tưởng loạn bát nháo của Bách gia chư tử, can nhiễu họa loạn thế gian , một trận đốt sạch khôi phục chính tông.
Phế bỏ bách gia phục hưng giá trị, bắt đầu sự nghiệp lớn, mọi thứ đều khởi lên điều chính thống.
Xây dựng nền tảng cho hàng trăm đời sau, quy chính về cội rễ gốc gác, đời đời ca tụng Tần Thủy Hoàng.
Lời mở đầu
Hơn 4000 năm trước, trận Đại Hồng thủy ngút trời ngút đất trên toàn cầu đã khiến loài người gần như bị hủy diệt hoàn toàn, trên mảnh đất Thần Châu rộng lớn, Sáng Thế Chủ đã an bài cho ba vị thánh quân Nghiêu, Thuấn và Vũ đến thế gian để kế thừa nền văn minh cũ và khai phá nền văn minh mới, khai sáng ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử.
Con cháu Hoa Hạ luôn nhận được sự chăm sóc của Sáng Thế Chủ, trong thời kỳ văn hóa nửa Thần nửa Nhân này, nhiều vị thần tiên và các bậc chân nhân cùng tồn tại với con người, truyền lại các chủng văn hóa và kỹ năng cho con người, tu dưỡng và quy phạm đạo đức con người, dạy con người tu luyện, phản bổn quy chân là nền tảng để làm người. Vào thời điểm đó, đạo đức của mọi người cực kỳ cao thượng, và có rất nhiều người đã tu luyện đắc đạo thành tiên.
Con cháu Hoa Hạ sau thời ba vị thánh quân Nghiêu, Thuấn và Vũ, lại trải qua các triều đại Hạ và Thương, Chu hơn một nghìn năm, chỉ như một chớp mắt. Sau khi vua Chu Vũ Vương lập ra nhà Chu, từ Tây Chu đến Đông Chu cho đến đại Tần, trải qua 800 năm thăng trầm, dân tộc Hoa Hạ đã trải qua một giai đoạn lịch sử quan trọng đầy biến động đa sắc thái với phân tranh quốc thổ. Đặc biệt là trong thời Xuân Thu Chiến Quốc và thời kỳ kiến lập Đại Tần, với Ngũ bá nổi lên, thất hùng tranh cường và Đại Tần nhất thống giang sơn, diễn dịch khái niệm “binh chinh thiên hạ, vương giả trị quốc”, cho đến các phương thức truyền bá văn hóa tại thế gian; Đạo và Nho xuất thế, bách gia đua tiếng, cũng là để chú thích cho việc phản bổn quy chân, tu luyện đắc đạo làm căn bản để làm người.
Tuy nhiên, quy luật “thành, trụ, hoại, diệt” của vũ trụ đã khiến đạo đức con người dần dần trượt dốc, lúc này chuẩn mực đạo đức của con người khác xa so với thời Tam hoàng, Ngũ đế. Mỗi khi xã hội nhân loại ở trong hoàn cảnh đạo đức bại hoại như thế, Sáng Thế Chủ sẽ an bài để Thần, Phật hạ thế truyền Pháp, giảng Đạo, quy chính đạo đức con người, dạy con người hướng thiện, phản bổn quy chân, đồng thới độ những sinh mệnh hữu duyên trở về thiên quốc.
Lão Tử đi về phía tây khi đi qua cửa Hàm Cốc đã để lại “Ngũ thiên ngôn” (5000 chữ) trần thuật rõ ràng về kinh điển tu luyện của Đạo gia trong kỳ văn minh lần này của nhân loại. Khổng Tử đã đi chu du khắp các nước (chu du liệt quốc), thuyết giảng về Đạo của Trung Dung. Ông đã sửa đổi,chỉnh lý các trước tác về lý niệm nhập thế của Nho gia hàng ngàn năm qua của Trung Quốc.
Mà cái lý Âm-Dương, Thiện-Ác, tương sinh tương khắc luôn tồn tại. Cuối thời Chiến Quốc, Bách gia chư tử (một trăm trường phái tư tưởng) cùng nhau xuất hiện làm loạn nhiễu thế gian, khiến cho chính lý không rõ ràng, tư tưởng rối ren, cộng với hàng trăm năm chiến tranh giành giật, lòng người rất trông ngóng ngày thiên hạ thái bình an định.
Tần Doanh Chính (sau này là Tần Thủy Hoàng), thuận thiên thời, ứng địa lợi, hợp nhân hòa, trong nháy mắt dẹp tan mọi loạn lạc, trong chốc lát mà phục hưng được hàng đống đồ đổ nát, nhất thống giang sơn, quy chính gốc gác, làm sạch nguồn cội, là một tấm bia thiên thu vạn đại, nền tảng vững chắc, giữ gìn chính đạo cho Hoa Hạ qua các thời kỳ.
Chương 1 – Kết thúc phân tranh – Văn hóa Thần truyền
Trên thế giới các dân tộc trong lịch sử đều tin vào Thần, đều tin rằng thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo, chỉ có như vậy họ mới chủ động kiềm chế bản thân không làm điều xấu, duy trì các chuẩn mực đạo đức xã hội. Khi đạo đức của con người suy giảm và niềm tin của họ vào Thần suy yếu, Thần sẽ giảm đi những điều thần tích không cho con người thấy. Tại Trung Quốc, Lão Tử xuất thế và truyền đạo vào thời Xuân Thu, và các nước khác có Thích Ca Mâu Ni và Chúa Giêsu cũng xuất hiện, để nhân loại của nền văn minh lần này biết được Phật là gì, Đạo là gì, Thần là gì, và làm thế nào để thông qua tu luyện “phản bổn quy chân” mà trở về thiên quốc, đồng thời khiến cho đạo đức nhân loại thăng hoa trở lại.
Sau khi dạo qua giai đoạn lịch sử này, không khó để nhận ra rằng ngũ bá xuất khởi thời Xuân Thu, Chiến Quốc thất hùng tranh cường, Tần Thủy Hoàng diệt 6 nước để thống nhất thiên hạ – cũng chính là đang diễn dịch khái niệm “Binh chinh thiên hạ, Vương giả trị quốc” (quân đội chinh phạt thiên hạ, bậc vương giả cai quản đất nước).
1. Đạo, Nho vấn thế, bách gia phân vân (Đạo và Nho ra đời, trăm trường phái tư tưởng đua tiếng)
Trong thời Xuân Thu trăm nước lớn nhỏ tranh chiến lẫn nhau, là thời kỳ hỗn loạn phức tạp, Sáng Thế Chủ và các vị thần đã sắp xếp cho một bậc Đại giác giả lặng lẽ xuống thế gian – Lão Tử, họ là Lý, tên là Nhĩ, tự là Đam, bắt đầu truyền Pháp giảng Đạo và đã để lại cho hậu thế trước tác kinh điển của Đạo gia – “Đạo đức kinh”.
Việc Lão Tử hạ thế độ nhân đã tiết lộ rằng mục đích cơ bản nhất của con người khi đến thế giới này là “phản bổn quy chân” (trở về bản nguyên sinh mệnh của mình). “Đạo đức kinh” của Lão Tử, chỉ vỏn vẹn trong năm nghìn chữ, là đứng tại tầng thứ Như Lai mà giảng về chân cơ chân thực của “Đạo (Pháp) sinh ra vạn vật” và cơ chế tương sinh tương khắc lẫn nhau trong một không gian nhất định của vũ trụ, nói cho những người tu luyện rằng nếu có thể đạt đến cảnh giới “vô vi” tại thế gian mới có thể đắc Đạo, mới có thể viên mãn, mới có thể có đầy đủ các chủng thần thông không gì không làm được. Đại Đạo vô hình, tưởng như là “vô vi” nhưng lại “vô bất vi” (không gì không làm được), người thuận theo Đạo thì sẽ thịnh vượng, kẻ đi ngược lại Đạo thì sẽ vong. Lão Tử đem cái Đạo của Vương giả, tư tưởng của Nho gia và cái lý dùng binh của nhà binh v.v…. gói gọn trong một vài từ.
Lão Tử biết rõ sự nguy hiểm của thế gian, và biết rằng tương lai sau này sẽ có Đại Pháp của vũ trụ hồng truyền, nên ông chỉ để lại năm nghìn chữ “Đạo đức Kinh” rồi vội vã đi về phía tây. Do thói quen đơn truyền của Đạo gia, Lão Tử không truyền rộng Đạo để phổ độ cứu độ chúng sinh giống như Phật Thích Ca Mâu Ni hay như là Chúa Giêsu đã làm. “Đạo Đức Kinh” khiến người đời sau biết thế nào là tu luyện Đạo gia. Trong hơn hai nghìn năm qua, Trung Quốc và các quốc gia khác trên thế giới đã học được nội hàm chính diện của việc trị quốc, an dân và các đạo lí đối nhân xử thế từ Đạo Đức Kinh.
Cùng thời với Lão Tử ở Trung Quốc, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời trên lục địa Nam Á. Năm trăm năm sau, ở Israel vùng Tây Á cũng giáng sinh ra một đại giác giả đó là Chúa Giêsu Kitô. Cả Lão Tử, Thích Ca và Chúa Giêsu đều chuyển sinh xuống thế gian để truyền pháp cứu người và đặt định ra văn hóa tu luyện. Nguyên nhân quan trọng là do Sáng Thế Chủ đã thấy rõ được sự suy tàn của đạo đức con người và đã làm ra một an bài thiên thu vạn đại.
Ở tại tầng thấp nhất của văn hóa tu luyện Đạo gia, Khổng Tử cũng ứng với thế cuộc đó mà ra đời (552 TCN). Ông đã dẫn dắt các môn đồ đi chu du khắp các nước ( chu du liệt quốc), giảng giải về các lý về nhập thế như: “đạo của Trung Dung” và các nguyên tắc đối nhân xử thế “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”. Khổng Tử đã nghiên cứu sâu sắc về hệ thống chế độ lễ nghi của thời Tam đại: Hạ, Thương, Chu, bắt đầu từ Đường Nghiêu, Ngu Thuấn cho đến Tần Mục Công, đem các văn hóa và lịch sử quản lý quốc gia của các bậc tiên hoàng của Hoa Hạ chỉnh lý, biên tập lại, người đời sau gọi đó là Lục kinh (6 quyển Kinh gồm: Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu, Kinh Nhạc) của Nho gia.
Những gì Lão Tử giảng là một phương pháp tu luyện; những gì Khổng Tử để lại chỉ là một phương cách làm người – tư tưởng Trung Dung. Đạo pháp và Nho lý ra đời, bách gia chư tử cùng đồng loạt ra đời, chính tà lẫn lộn, khó phân biệt thật giả. Ngoài Đạo và Nho ra, trong thời kỳ Xuân Thu và Chiến Quốc, lại còn có nhiều người đã tự thành lập gia phái riêng của mình, chẳng hạn như: Binh gia, Mặc gia, Pháp gia, Tung hoành gia, Âm dương gia, Danh gia, Y gia, Nông gia, Tạp gia, Thư họa gia v.v… Nhưng chủ yếu chỉ có mười mấy gia, rồi còn có Yến tử, Tôn tử, Quản tử, Trang tử, Tuân tử, Mạnh tử, Mặc tử, Qủy cốc tử, Hàn phi tử cùng các chư tử khác v.v… Tất nhiên, một số người được phái đến để làm phong phú nền văn hóa tại nhân gian, ngược lại cũng có nhiều người đến để can nhiễu, phá hoại chính đạo. Vì lý do này, Tần Thủy Hoàng không chỉ cần vũ lực chinh phạt sáu nước, quan trọng hơn, cần phải chính lại gốc rễ của tư tưởng, làm sáng tỏ các lý niệm, và bảo vệ nền văn hóa thần truyền của Trung Hoa.
Trung Quốc vào cuối thời Xuân Thu, khi các quần hùng đồng khởi, trăm nhà đua tiếng đồng thời lại xuất sinh Lão Tử và Khổng Tử. Ở châu Âu, Sáng Thế Chủ cũng đã an bài cho văn minh Hy Lạp cổ hưng khởi. Hy Lạp cổ cũng xuất sinh một số triết gia như Thales, Pythagoras, Democritus, Socrates, Plato và Aristotle. Những nhà thông thái đến từ phương Đông và phương Tây này đã tạo ra hai thể hệ văn minh lớn của nhân loại trong kỳ văn minh lần này.
Nhà tiên tri Hy Lạp cổ đại Socrates đã tạo ra nền văn minh Hy Lạp cổ đại. Nền văn minh Hy Lạp cổ đại có ảnh hưởng lớn đến đế chế La Mã sau này, khi người anh hùng Caesar chinh phục Địa Trung Hải và lục địa châu Âu, ông đã đưa nền văn minh Hy Lạp cổ đại đến Địa Trung Hải và nhiều vùng của châu Âu, đặt nền móng cho toàn bộ nền văn minh phương Tây. Caesar đại đế dùng võ công văn trị mà làm thành góc B của các nhân vật AB trên đại vũ đài của toàn bộ lịch sử thế giới, ông đã hoàn thành vai diễn của mình và trở thành lịch sử. Sau đó, tư tưởng, triết học và văn hóa châu Âu đã có hơn một nghìn năm phát triển, phải đến đầu thế kỷ 13, đội quân của gia tộc hoàng kim của Thành Cát Tư Hãn – vị vua của thế giới đã xung phá và dỡ bỏ được bóng tối trước bình minh của thời kỳ Phục hưng châu Âu. Đồng thời, cũng khai sinh và khai sáng tư tưởng châu Âu và văn nghệ của thời kỳ Phục hưng. (tạm nói đến đây sau sẽ bàn tiếp).
Toàn bộ giai đoạn lịch sử này nghiễm nhiên như là Đạo và Nho của Trung Hoa truyền rộng ra xã hội, các luân lý và đạo lý như vậy có thể trợ giúp cho việc thiết lập chính tín đối với thần; Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế phát dương quang đại, là một trong những phiên bản của bảo vệ văn hóa Thần truyền .
Tần Thủy Hoàng là Hoàng đế – con của Trời, ông mang sứ mệnh quan trọng là tạo ra một triều đại mới, những nguyên tắc, luật lệ và những đạo lý của nhân gian đều do Tần Thủy Hoàng lựa chọn và được Tần Thủy Hoàng sử dụng. Các thế hệ sau này luôn muốn tìm hiểu nguồn gốc tư tưởng của Tần Thủy Hoàng có phải là từ Pháp gia hay là Nho gia hay là Đạo gia, Âm dương gia, v.v. nhưng họ luôn không có lời giải đích thực. Trên thực tế, tất cả các môn phái và tư tưởng này “chỉ để ông sử dụng tạo ra một thời đại mới của văn hóa thần truyền” và “để ông lựa chọn” mà thôi. Hệ thống pháp luật do một mình Tần Thủy Hoàng tạo ra để giáo hóa dân chúng không giống hệ thống “pháp luật của Pháp gia như Thương Ưởng Và thời Tiên Tần. Ngoài ra, sự xuất hiện của Bách gia chư tử, cũng là vì Tần Thủy Hoàng khai sáng thời kỳ văn hóa thần truyền mới, tất cả các thể hệ thiên quốc đều muốn kết duyên với Thần châu, mang văn hóa, tư tưởng và đặc điểm của họ nhập vào vũ đài lịch sử năm nghìn năm, để chuẩn bị cho những lựa chọn.
2 . Binh chinh thiên hạ, vương giả trị quốc (Dụng binh để chinh phục thiên hạ, làm bậc vương giả trị vì đất nước)
Binh chinh thiên hạ, vương giả trị quốc là trận chiến chính nghĩa được sử dụng để tiêu diệt kẻ ác, các thế lực ác bá, cho đến các quốc gia ác ôn, chẳng hạn như Hoàng đế đánh bại Xi Vưu, Thành Thang thảo phạt vua Kiệt và Võ vương phạt Trụ v.v… Thuận theo việc đạo đức nhân loại suy thoái, thiên tai và nhân họa, chiến tranh v.v… trở nên thường xuyên hơn. Thời Xuân Thu, Chiến Quốc và thời Đại Tần nhất thống giang sơn cũng chính là đang diễn dịch và quy phạm các quy tắc này .
Theo lịch sử, chư hầu của nhà Hạ, được gọi là vạn quốc, từ nhà Thương có 3,000 nước, từ nhà Chu có 800 nước, từ thời Xuân Thu còn có hơn 100 nước. Trong thời Xuân Thu và Chiến Quốc, các cuộc chiến tranh diễn ra liên miên và quy mô cũng lớn hơn. Theo ghi chép của “Tả truyện”, vào thời Xuân Thu có hơn 140 quốc gia. Thuận theo lịch sử nhiều nước nhỏ bị thôn tính, cuối cùng chỉ còn lại bảy nước tương đối mạnh hơn, đó là Tần, Tề, Sở, Yên, Hàn, Triệu, Ngụy, còn có Tống và Việt. Lịch sử đã bước vào cái gọi là thời Chiến quốc. Trong thời kỳ này, quy mô của các cuộc chiến tranh lớn hơn, và chiến lược, ngoại giao, hợp tung, liên hoành đã đem các cuộc tranh chấp giữa các nước nhỏ thành cuộc chiến của các nước lớn.
Tần Thủy Hoàng thuận thiên thời, đắc địa lợi lấy cái thế lớn như vũ bão mà nhất thống Trung Quốc, kết thúc thời Xuân Thu Chiến Quốc. Giai đoạn lịch sử này dường như phức tạp và hỗn loạn. Thần đã dùng trận chiến này để dạy người đời biết như thế nào về chủ trì chính nghĩa, tôn kính đạo và trời, xử lý việc phân tranh, đồng thời thông qua kết cục cuối cùng là Tần Thủy Hoàng nhất thống thiên hạ, khiến cho con người hiểu rõ cái lý rằng đã là ý Trời thì khó trái.
Nguồn Epoch Times / Epoch Times Việt