“Thức khuya mới biết đêm dài”, chỉ những ai trải qua khổ đau mới thấu hiểu đau khổ là gì. Cũng chỉ có ai trải qua sự dày vò của bệnh tật mới thấy hết giá trị của sức khoẻ trân quý thế nào. Một cô bé xinh xắn mang trên thân căn bệnh lạ từ lúc sinh ra, không có thuốc chữa. Cuộc đời của cô xoay vần giữa những cơn đau, thuốc men, và nỗi oán trách… Nước mắt cứ lặng lẽ rơi sau mỗi cơn đau. Cô sẽ mãi nhỏ bé, mong manh trước số phận cuộc đời nếu như không có cơ duyên ấy…Câu chuyện này được viết trên những cảm xúc chân thành nhất của cô.
Tôi là Nguyễn Thị Ánh Tuyết, sinh ra tại Hoà Bình. Hiện tôi đang làm Phụ trách chuyên môn và tham gia đào tạo nhân sự toàn hệ thống của một trường mầm non ở Hà Nội. Câu chuyện này của tôi đến tay bạn đọc vì mong ước truyền chút cảm hứng về những điều tốt đẹp hay thần kì của cuộc sống nếu như bạn biết tin tưởng.
Bệnh viêm đa khớp bẩm sinh
Bố mẹ tôi kể: khi sinh ra tôi bình thường nhưng đến tuổi biết đi thì không chịu đi, luôn muốn bế. Bác sĩ cho biết, tôi mắc bệnh viêm đa khớp bẩm sinh. Bố mẹ đã rất vất vả nuôi tôi, chạy chữa khắp nơi. Tôi uống thuốc từ bé đến nỗi sợ hãi thuốc. [read more]
Căn bệnh của tôi rất kì lạ, 1-2 năm lại tái phát một lần. Bệnh tái phát vào bất kể mùa nào trong năm, mỗi lần kéo dài 2-4 tháng. Mỗi khi phát bệnh các khớp xương toàn thân sưng đỏ; cử động đau đớn; đi lại, cầm nắm khó khăn…Khi đau, cảm giác như đau đến thối rữa từ bên trong vậy.
Thân thể đau đớn
Lúc bé chỉ khóc lóc ỉ ôi, khi lớn hiểu chuyện rồi chỉ còn biết cắn răng chịu đựng… Hành trình lớn lên của tôi cứ lặp lại như vậy. Do không ổn định về sức khỏe, lại thấy sự vất vả của người thân; khiến tôi không dám nghĩ đến chuyện lập gia đình; sợ vướng bận tình cảm, sau làm gánh nặng cho người khác…
Mỗi lần phát bệnh tôi phải nghỉ học, khi trở lại trường nhìn tôi vẫn bình thường, chỉ khác là gầy hơn. Thầy cô và các bạn, ít ai biết tôi mắc bệnh vì tôi sống khép kín, ít chia sẻ. Khi hiểu được sự thua thiệt của bản thân; tôi thường lặng lẽ đứng trên tầng cao nhìn các bạn chạy nhảy trong giờ học thể chất mà nước mắt lã chã rơi. Các bạn thì tiến lên, còn tôi cứ tiến lại lùi… Trớ trêu là bệnh đều tái phát vào mỗi cấp học nên tôi chịu nhiều thiệt thòi…
Trải qua bao nhiêu vất vả tôi cũng hoàn thành bậc học đại học, ra trường và đi làm. Nhưng công việc chẳng được lâu dài…
Chấp nhận uống thuốc dù có bị tích nước
Học năm cuối trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội, khoa Giáo dục mầm non, tôi đã may mắn được các trường tuyển dụng. Nhưng tại mỗi nơi tôi đến làm việc, khi công việc đang rất tốt thì tôi lại phát bệnh. Chẳng còn cách nào khác, tôi đành xin nghỉ mà không dám nói rõ lý do. Đến khi tôi dạy tại một trường mầm non ở Tây Hồ, khi chỉ còn vài tháng nữa là kết thúc năm học; thì lại phát bệnh. Tôi không thể xin nghỉ giữa chừng, vì tôi biết giáo viên nào vào thay thế cũng khó khăn; vì liên quan đến lượng giá từng học sinh và họp phụ huynh kết thúc năm học.
Tuyệt vọng tôi ao ước: “Giá như có loại thuốc nào có thể giúp mình khoẻ ra thì tốt biết bao”. Chẳng biết là may mắn hay là nghiệp tôi phải trả, một bác hàng xóm có thuốc khớp từ Malaysia gửi về. Tôi uống vào thấy giảm đau hẳn và có thể duy trì được hết năm học.
Nhưng từ khi uống thuốc đó, tôi tăng cân đột ngột. Trong vài tháng tôi tăng 11kg, cơ thể bắt đầu rạn nứt. Tôi biết mình bị phản ứng phụ, tích nước nhưng khi dừng uống thì toàn thân đau nhức. Cảm giác đau không giống những lẫn trước, cơn đau khủng khiếp khiến tay tôi cong lại. Nghĩ đến sợ hãi khi phải chịu đau nên tôi vẫn chấp nhận uống, đẩy đưa cuộc đời đến đâu thì đến…
Đi tìm môn khí công chữa bệnh
Bất chợt tôi nhớ có lần một anh bạn kể rằng cả gia đình anh đều khoẻ mạnh nhờ luyện tập môn khí công. Khi tôi hỏi mượn sách, anh lại nói: “Sách này không thể cho mượn”. Giờ nhớ ra, tôi tìm mua sách khí công ở mấy hiệu sách trên đường Phạm Văn Đồng; nhưng không tìm được. Tôi lại mất phương hướng.
Tháng 8/2016, tôi chuyển đến trường Happy Time Hà Đông làm việc. Tại đây, điều may mắn đã đến với tôi. Đúng là khi chúng ta có ước nguyện, trời xanh tất sẽ có an bài.
Điều may mắn đã đến
Một lần, tôi bị thu hút bởi câu chuyện của một phụ huynh nói với một cô giáo về một môn tu luyện khí công rất tốt cho tâm tính và sức khoẻ. Phụ huynh tặng cô giáo một bông hoa sen đẹp tinh tế, trên có ghi 9 chữ: “Pháp Luân Đại Pháp Hảo – Chân Thiện Nhẫn Hảo”. Và rằng môn tập hoàn toàn miễn phí, hiện đang phổ truyền rộng khắp trên thế giới. Tôi vội xin thông tin, rồi may mắn được phụ huynh tặng cuốn sách Chuyển Pháp Luân – cuốn sách chính của Pháp Luân Công.
Tôi háo hức về nhà đọc sách. Tôi nghĩ rằng bệnh mình sẽ khỏi khi tập môn này, lúc nào trong đầu tôi cũng nghĩ làm sao khỏi bệnh. Ngược lại với những gì tôi suy nghĩ, tôi đọc từng trang mà chẳng hiểu được nhiều. Tôi vất vả lắm mới đọc hết cuốn sách nhưng cơ bản không hiểu nhiều nội dung. Tôi cất sách đi và chỉ chú trọng vào tập. Vì không đọc sách nên tôi không hiểu những gì xảy ra với mình; lại nghĩ rằng môn này không có nhiều tác dụng.
Để đạt được chữa bệnh khoẻ người phải coi trọng tu tâm tính
Không đọc sách nên tôi không hiểu Pháp Luân Công không phải chữa bệnh mà là tu luyện tâm tính. Người tập chiểu theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn mà thay đổi tâm tính; kết hợp luyện 5 bài công pháp mới đạt được hiệu quả tốt. Tôi chỉ nghĩ đến bệnh và mong khỏi bệnh nên ban đầu không hiệu quả.
Trước Tết 2017, một học viên đã động viên tôi ra công viên tập cùng mọi người. Vượt qua mọi đau đớn của bản thân, nhất là buổi sáng sớm thân thể rất đau cứng; tôi đã kiên trì ra công viên tập. Mọi người ở đây thật gần gũi, thân thiện, ai cũng động viên và khuyên tôi chăm chỉ đọc sách, luyện công.
Tôi đã nghiêm túc đọc sách mà chẳng truy cầu. Những Pháp lý trong sách lần lượt triển hiện cho tôi, tâm tính tôi dần thăng hoa. Nhìn lại mình, đối chiếu với Pháp, bất chợt những giọt nước mắt lăn dài… Tôi đã luôn cho mình là cục nợ của bố mẹ, chịu thiệt thòi, bất hạnh nên tôi có quyền hành hạ người khác. Tôi dễ cáu bẳn, giận dỗi, trách móc, bắt bố mẹ phải làm cho mình điều này điều nọ mỗi khi đau… Lâu dần đối với người khác tôi cũng hành xử như vậy. Tôi hay suy nghĩ tiêu cực, nhiều lúc còn muốn chết…
Nếu không có Pháp, tôi không nghĩ tâm tính mình xấu đến vậy. Những Pháp lý trong sách thôi thúc tôi thay đổi bản thân, sửa mình trở thành người tốt hơn theo Chân – Thiện – Nhẫn. Kết quả của quá trình tu tâm tính, bệnh tôi theo đó mà hết. Bây giờ tôi hoàn toàn khỏe mạnh.
Từng bước trở thành con người mới
“Non sông khó đổi, bản tính khó dời”, “cha mẹ sinh con trời sinh tính”, việc thay đổi tâm tính một người là vô cùng khó. Tu luyện nếu không có Pháp chân chính thì khó mà cải biến tận gốc rễ. Tôi may mắn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vì đây là Pháp môn của Phật gia thượng thừa. Nhờ hiểu được những đạo lý trong Pháp, tôi từng bước cải biến con người mình; chiểu theo đúng Chân – Thiện – Nhẫn.
Với bố mẹ, tôi không còn trách móc, thở than nữa. Biết nghĩ cho bố mẹ nhiều hơn. Bố mẹ tôi vốn hiền lành, luôn chăm lo hết lòng cho tôi. Khi thấy tôi có nhiều chuyển biến tốt từ tâm tính lẫn sức khoẻ, mẹ tôi cũng bước vào tập luyện. Bố tôi ban đầu biết môn này là tốt, có vài lần nói lời bóng gió nhưng giờ bố phải thốt lên với mọi người “môn này tốt thật đấy”.
Tại trường học, tôi làm việc mà không truy cầu. Tôi học cách nhường nhịn, lắng nghe, quan tâm, sống chân thành, không ngại khó; học cách nghĩ cho người khác nhiều hơn… Nhờ vậy, các mối quan hệ được cải thiện, phụ huynh yêu thương, yên tâm, tin tưởng; lãnh đạo ghi nhận, đồng nghiệp tôn trọng…
Tôi thường nói với mọi người không phải lúc nào tôi cũng làm được đúng, được tốt; nhưng điều quan trọng tôi biết nhìn lại và sửa mình ngay khi có vấn đề, mâu thuẫn phát sinh. Có lẽ vì sức khoẻ và tâm thái vui vẻ, lạc quan nên quá trình xử lý công việc của tôi không gặp nhiều khó khăn; ngược lại còn mang đến hiệu quả tốt hơn trước.
Vượt qua hạn chế bản thân, trở thành vũ công không chuyên, đem năng lượng thuần chính đến khán giả
Tu luyện một thời gian, tôi biết Pháp Luân Công có đội múa thiện nguyện nên tôi đăng kí tham gia. Điều khó khăn lớn nhất tôi phải vượt qua, chính là di chứng căn bệnh viêm đa khớp. Các khớp xương đã trở nên rất cứng, việc uốn dẻo là điều vô cùng khó khăn với tôi.
Đoàn nghệ thuật Hồng Ân của Pháp Luân Công, là đoàn thiện nguyện; các tiết mục biểu diễn chủ yếu là nghệ thuật truyền thống. Những bài múa cổ điển Trung Hoa, đòi hỏi kĩ thuật cao, độ uốn dẻo, khả năng phối hợp nhịp nhàng, uyển chuyển… Nó đòi hỏi sự luyện tập lâu dài, đạt đến trình độ công phu. Đoàn nghệ thuật Hồng Ân, diễn viên đều không chuyên nhưng tấm lòng thuần thiện. Họ chỉ có tâm nguyện đem ánh sáng Phật Pháp, với năng lượng thiện lành đến mọi người.
Chính tâm nguyện thiện lương đó đã giúp tôi có động lực vượt qua mọi khó khăn, đau đớn của cơ thể. Để có được cơ thể mềm mại, các động tác uốn dẻo, đẹp mắt; tôi cùng đội múa đã trải qua các buổi tập mồ hôi có, nước mắt có…
Đời tôi đã thấu hiểu nỗi đau thể xác là như thế nào; nhưng khi bước vào tu luyện, động tác vắt đôi chân theo thế kiết già của Phật còn đau đớn gấp bội lần. Tôi đã làm được điều vĩ đại đó. Trong tình thế tiến thoái lưỡng nan của cuộc đời, tôi đã may mắn gặp và tu luyện Pháp Luân Công. Tìm được ánh sáng của Phật Pháp, thấy ý nghĩa sinh mệnh; tôi có tâm nguyện đem điều tốt đẹp nhất đến mọi người.
Câu chuyện tôi chia sẻ hi vọng có thể giúp ích cho bạn. Nếu bạn quan tâm và muốn biết thêm thông tin, tôi sẵn lòng hồi đáp qua số điện thoại: 094 9132891.
Nguồn Nguyễn Ước [/read]