Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), vừa qua đời, để lại một ‘hệ thống di sản’ trong đó phải kể đến một ‘nhà nước giám sát thời hiện đại’. Nhà nước này được cho là nhằm đàn áp Pháp Luân Công và đặt nền móng cho chủ nghĩa toàn trị kỹ thuật số của Trung Quốc.
“Giang Trạch Dân đã thực hiện những bước quan trọng trong những ngày đầu của internet ở Trung Quốc để xây dựng hệ thống ngày nay được gọi là Vạn Lý Tường lửa, ngăn cách người dùng Trung Quốc với phần còn lại của thế giới”, bà Sarah Cook, Giám đốc nghiên cứu Trung Quốc tại Freedom House, một tổ chức tư vấn nổi tiếng của Washington, đã viết trên Twitter sau khi truyền thông nhà nước Trung Quốc thông báo về cái chết của Giang vào ngày 30/11.
Trung Quốc bắt đầu truy cập internet vào năm 1994, khi Giang Trạch Dân giữ chức Tổng bí thư ĐCSTQ cho đến tháng 11/2002.
Theo bà Cook, các giai đoạn đầu tiên của Great Firewall (“Tường lửa vĩ đại” hay được gọi với cái tên mĩ miều là “Vạn Lý Tường lửa”) – bộ máy giám sát và kiểm duyệt internet rộng lớn của Trung Quốc – được xây dựng từ đầu năm 1996.
Một trong những bước đầu tiên mà Trung Quốc thực hiện để kiểm duyệt internet diễn ra vào ngày 1/2/1996, khi Quốc Vụ Viện (giống như nội các của ĐCSTQ) đã ban hành một lệnh điều chỉnh về mạng. Một trong những quy định nêu rõ “không đơn vị, cá nhân nào được tự ý thiết lập hoặc sử dụng các kênh kết nối quốc tế khác”. Lệnh này cũng quy định rằng bất kỳ ai muốn cấp quyền truy cập internet cho người dùng đều cần phải xin giấy phép.
Năm 1997, Bộ Công an Trung Quốc ban hành một quy định, trong đó nêu rõ cơ quan này chịu trách nhiệm “an ninh, bảo vệ và quản lý mạng thông tin máy tính và internet”. Ngoài ra, quy định nghiêm cấm sử dụng internet để “sản xuất, sao chép, truy xuất hoặc truyền tải” bất cứ nội dung nào kích động hoặc vi phạm hiến pháp, luật pháp hoặc các quy định hành chính.
Sau khi Giang Trạch Dân phát động chiến dịch trấn áp các học viên Pháp Luân Công vào tháng 7/1999, ông ta đã nâng việc kiểm duyệt internet lên một tầm cao mới.
“[Giang] đã mở rộng các mục tiêu đàn áp của mình bằng cuộc đàn áp Đảng Dân chủ Trung Quốc vào năm 1998. Đây cũng là vụ truy tố đầu tiên những người bất đồng chính kiến trên mạng, đáng chú ý nhất là phát động chiến dịch hòng xóa sổ Pháp Luân Công vào năm 1999, khiến hàng chục triệu người buộc phải rời khỏi Trung Quốc kể từ đó”, bà Cook nói.
Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện tinh thần kết hợp các bài tập thiền định chậm rãi và các bài giảng đạo đức dựa trên nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn.
Môn tu luyện này trở nên phổ biến sau khi được giới thiệu ra công chúng vào năm 1992, và ước tính vào thời điểm đó đã thu hút từ 70 triệu đến 100 triệu người theo học ở Trung Quốc.
Khi số người tập Pháp Luân Công lên đến 100 triệu người và cuốn sách chính của Pháp Luân Công là Chuyển Pháp Luân trở thành cuốn sách bán chạy nhất, lãnh đạo ĐCSTQ đương thời là Giang Trạch Dân cảm thấy vô cùng lo sợ.
Ông ta coi Pháp Luân Công là mối đe doạ nghiêm trọng đối với quyền lực của mình. Vào ngày 11/04/1999, Giang Trạch Dân sai Hà Tộ Hưu đăng một bài báo có nhan đề “Thiếu niên không nên luyện khí công” trong một hội chợ triển lãm dành cho thanh thiếu niên. Sau đó, ngày 23 – 24/4/1999, Cục Cảnh sát Thiên Tân đã gửi 300 thành viên của đội S.W.A.T, sử dụng vũ lực để giải tán các học viên Pháp Luân Công đến Trường Cao đẳng Giáo dục Thiên Tân để nói rõ sự thật.
Kể từ đó, các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đã bị chính quyền Trung Quốc bức hại nghiêm trọng. Theo Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp, hàng triệu học viên đã bị bỏ tù, bị đưa vào các trại lao động và trung tâm tẩy não, khiến nhiều người bị ngược đãi, tra tấn và giết hại để lấy nội tạng.
“Vạn lý Tường lửa” của Trung Quốc hiện đã chặn công dân Trung Quốc truy cập các nội dung trực tuyến bị ĐCSTQ coi là “không thể chấp nhận được”, bao gồm Twitter, Facebook và trang Minh Huệ (Minghui.org) – một trang web được thành lập bởi một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Hoa Kỳ chuyên đưa tin về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. The Epoch Times cũng bị chặn ở Trung Quốc.
Nhà phân tích các vấn đề Trung Quốc có trụ sở tại Hoa Kỳ, ông Đường Tịnh Viễn (Tang Jingyuan), một nhà bình luận các vấn đề thời sự độc lập, nói rằng Vạn lý Tường lửa không chỉ là một công cụ để Giang Trạch Dân ngăn chặn việc công khai cuộc bức hại mà còn là một công cụ cho phép ông ta tẩy não người dân Trung Quốc.
“Cho đến ngày nay, Vạn lý Tường lửa đã trở thành cơ sở hạ tầng trọng yếu nhất của chủ nghĩa toàn trị kỹ thuật số của ĐCSTQ”, ông Đường Tịnh Viễn nói với The Epoch Times.
“Kể từ đó, nó đã được mở rộng để bao gồm các chức năng khác như giám sát và theo dõi công dân Trung Quốc”.
Lá chắn vàng
Vạn lý Tường lửa sẽ trở thành một phần của “Dự án Lá chắn Vàng” do Bộ Công an ĐCSTQ khởi xướng vào khoảng giữa năm 1998 và 2000. Dự án Lá chắn Vàng là một mạng lưới giám sát toàn quốc với khả năng theo dõi được điều khiển bởi cơ sở dữ liệu thông tin.
Ông Hoành Hà (Heng He), một nhà bình luận về các vấn đề Trung Quốc tại Hoa Kỳ, nói với The Epoch Times rằng Dự án Lá chắn Vàng, giống như Bức tường lửa vĩ đại, được tạo ra với mục đích sử dụng nó để trấn áp các học viên Pháp Luân Công. Và một số cơ sở dữ liệu ban đầu bao gồm những cơ sở dữ liệu chứa thông tin về những người tu luyện Pháp Luân Công, ông nói thêm.
Mặc dù người ta biết rộng rãi rằng Fang Binxing, một chuyên gia không gian mạng nổi tiếng, là kiến trúc sư của Vạn lý Tường lửa, nhưng ít người biết rằng con trai cả của Giang Trạch Dân, Giang Miên Hằng (Jiang Mianheng), là người đã giám sát sự phát triển của Vạn lý Tường lửa và dự án Lá chắn Vàng.
Giang Miên Hằng từng là Phó Chủ tịch Viện Khoa học Trung Quốc – “viện nghiên cứu khoa học uy tín nhất Trung Quốc” do nhà nước điều hành. Ông đã từ chức vào năm 2015. Giống như cha mình, Giang Miên Hằng coi internet là thứ mà ĐCSTQ phải kiểm duyệt chặt chẽ.
“Trung Quốc phải xây dựng một mạng quốc gia độc lập với internet và Trung Quốc nên phá vỡ sự độc quyền của phương Tây đối với các nguồn thông tin và các ngành liên quan”, Giang Miên Hằng cho biết trong một hội nghị năm 2000″.
Bộ An ninh Nhà nước Trung Quốc (MPS), Phòng 610 và Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung Ương (CPLAC) nằm trong số một số cơ quan khác nhau của ĐCSTQ đã tận dụng cả Vạn lý Tường lửa và Dự án Lá chắn vàng nhằm bức hại các học viên Pháp Luân Công.
Giang đã thành lập Phòng 610 – một cơ quan tương tự như tổ chức Gestapo của Đức Quốc Xã, hoạt động ngoài vòng pháp luật – với mục đích duy nhất là bức hại các học viên Pháp Luân Công. Các tài liệu nội bộ mà The Epoch Times có được cho thấy, văn phòng này đã bị giải tán từ năm 2018 đến năm 2019, và các chức năng của nó được chuyển giao cho các cơ quan khác của ĐCSTQ, bao gồm cả PLAC và MPS.
Giang Miên Hằng nói thêm rằng, Dự án Lá chắn Vàng kể từ đó đã phát triển thành “Dự án Skynet”, một hệ thống giám sát khổng lồ bao trùm Trung Quốc với hàng triệu camera, trong đó nhiều camera có khả năng nhận dạng khuôn mặt.
NỗNhững nỗ lực của Trung Quốc nhằm kiểm duyệt Pháp Luân Công trực tuyến trước đây được ngụy trang dưới dạng phần mềm máy tính vô hại. Năm 2009, giới chức công nghệ thông tin Trung Quốc yêu cầu tất cả các máy tính cá nhân bán ra ở nước này phải được cài đặt sẵn phần mềm Internet có tên “Green Dam Youth Escort”. ĐCSTQ tuyên bố phần mềm này được thiết kế chủ yếu để chặn nội dung khiêu dâm và lọc các nội dung bất hợp pháp.
Hóa ra phần mềm này là một hệ thống kiểm duyệt những từ liên quan đến Pháp Luân Công. Một nhóm tại Đại học Michigan đã phát hiện ra một tệp có tên “FalunWord.lib” chứa 37.468 ký tự tiếng Trung, hơn 90% trong số đó có liên quan đến Pháp Luân Công. Từ “610” đề cập đến Phòng 610 và xuất hiện 63 lần trong tài liệu này.
Bây giờ, tìm kiếm cụm từ “Pháp Luân Công” bằng tiếng Anh hoặc tiếng Trung trên Baidu, công cụ tìm kiếm lớn nhất của Trung Quốc, nó không trả lại kết quả gì ngoài tuyên truyền thù địch, vu khống và thông tin sai lệch về môn tu luyện này.
Hệ thống điểm tín nhiệm xã hội
Hiện tại, chính phủ Trung Quốc triển khai hệ thống chấm điểm tín nhiệm xã hội, trong đó chỉ định cho mỗi công dân một điểm “tín nhiệm xã hội”.
Mọi người có thể bị trừ điểm tín nhiệm xã hội nếu thực hiện các hành vi mà ĐCSTQ cho là không mong muốn, chẳng hạn như đi ẩu. Những người có điểm tín nhiệm xã hội thấp được coi là “không đáng tin cậy” và do đó bị tước quyền tiếp cận các dịch vụ và cơ hội. Họ có thể bị cấm đi máy bay hoặc đi học, cùng nhiều quyền lợi khác. Các nhà phê bình đã cáo buộc hệ thống này là vi phạm nhân quyền.
Chính Giang Trạch Dân là người đã khơi mào ý tưởng phát triển hệ thống này từ nhiều thập kỷ trước.
Trong Đại hội Đảng vào tháng 11/2002, Giang nói rằng Trung Quốc cần phải “thiết lập một hệ thống chấm điểm tín nhiệm xã hội tương thích với nền kinh tế thị trường hiện đại”.
Năm 2014, Quốc Vụ Viện đã ban hành“Phác thảo kế hoạch xây dựng Hệ thống điểm số tín nhiệm xã hội (2014-2020)” để hiện thực hóa ý tưởng này. Tài liệu nói rằng, hệ thống này là “một phần quan trọng của hệ thống kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và hệ thống quản trị xã hội”.
Vào tháng 9/2019, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, cơ quan hoạch định kinh tế hàng đầu của ĐCSTQ, tuyên bố họ đã hoàn thành vòng đầu tiên của hệ thống tín nhiệm xã hội doanh nghiệp bao gồm khoảng 33 triệu doanh nghiệp. Thông báo không cho biết có bao nhiêu trong số các thực thể này là doanh nghiệp nước ngoài hay doanh nghiệp tư nhân.
Bốn tháng sau, một nhóm gồm 25 thượng nghị sĩ đã viết một lá thư gửi Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer, bày tỏ lo ngại về việc hệ thống tín nhiệm xã hội doanh nghiệp của Trung Quốc có thể đe dọa các công ty và người lao động Mỹ.
Tạp chí Bitter Winter, một ấn phẩm trực tuyến tập trung vào cuộc đàn áp tôn giáo ở Trung Quốc, nghi ngờ rằng, thông tin về niềm tin tôn giáo của người dân đã được thêm vào hệ thống nhiệm dụng xã hội. Một số nhân viên y tế ở Trung Quốc nói với tạp chí vào năm 2019 rằng, chính quyền Trung Quốc đã áp đặt yêu cầu rằng họ phải hỏi về tình trạng tôn giáo của bệnh nhân, nhưng không ai trong số họ “có thể hiểu ý định thực sự của việc này”.
“Một số bệnh nhân không biết tại sao họ phải trả lời những câu hỏi như vậy, nhưng họ vẫn khai báo trung thực về niềm tin tôn giáo của mình. Đây không phải là điều tốt đẹp. Nó có vẻ vô hại vào lúc này, nhưng chính phủ có thể khai thác thông tin này nếu cần”, một nhân viên y tế giấu tên từ tỉnh Hà Nam, miền trung Trung Quốc nói với tạp chí Bitter Winter.
Giám đốc một bệnh viện ở tỉnh Sơn Đông, phía đông Trung Quốc, cho biết, thông tin thu thập được từ các bệnh nhân, bao gồm cả tình trạng tôn giáo của họ, đã được tải lên cơ sở dữ liệu do chính phủ điều hành.
“Không chỉ Cơ quan Công an xem xét những hồ sơ này mà người sử dụng lao động cũng có thể tiếp cận chúng. Ngay khi ai đó có ‘tì vết’, họ sẽ bị hạn chế mua vé đi lại. Người sử dụng lao động cũng sẽ không thuê họ”, vị Giám đốc cho biết, theo tờ Bitter Winter.
Pháp Luân Công
“Khi ĐCSTQ cải thiện khả năng giám sát hoạt động trực tuyến, giao tiếp cơ bản ngày càng trở nên nguy hiểm đối với các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc”, Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp cho biết trong một báo cáo được công bố vào tháng Năm.
Báo cáo cho biết thêm: “Bộ máy giám sát của ĐCSTQ đã vượt ra ngoài các công ty điện thoại di động hoặc cổng internet thuộc sở hữu nhà nước để thâm nhập vào các nhóm nhắn tin và nền tảng truyền thông xã hội do các công ty bề ngoài là tư nhân điều hành”.
Báo cáo chỉ ra ví dụ về Song Xiaomei, một phụ nữ 51 tuổi đến từ tỉnh Liêu Ninh phía bắc Trung Quốc, người đã bị cảnh sát bắt giữ và đánh đập vào tháng 10/2021 sau khi trở về nhà sau chuyến đi Nhật Bản. Bà bị bắt vì chia sẻ thông tin về cuộc bức hại trên Twitter trong chuyến đi nước ngoài.
Bà Song bị buộc tội “phá hoại cơ quan thực thi pháp luật” vì những dòng tweet của mình. Vào tháng 1, bà bị kết án 4,5 năm tù.
Một ví dụ khác liên quan đến Cao Hiểu Kỳ, một học viên Pháp Luân Công đã bị bắt vào tháng 7/2020.
“Bà ấy đã được xác định là một học viên nhờ công nghệ nhận dạng khuôn mặt của Skynet vì trước đó bà ấy đã gặp các học viên Pháp Luân Công khác trong khu vực và bị kết án 9 năm tù”, báo cáo nêu rõ.
Ở Trung Quốc, các học viên Pháp Luân Công thường phát tờ rơi cho công chúng để thuyết phục người dân không tin vào những tuyên truyền thù địch và thông tin sai lệch mà truyền thông nhà nước Trung Quốc đã tiến hành bôi nhọ môn tu luyện này. Tuy nhiên, nhiều người trong số họ đã bị bắt và bị bức hại vì hành vi của họ bị camera giám sát ghi lại.
Một ví dụ gần đây là Ke Fanghua, một nữ học viên 78 tuổi đến từ tỉnh Hà Nam, người đã bị giam giữ vào tháng 5 sau khi cảnh sát địa phương nhìn thấy bà phát tờ rơi trên camera, theo trang Minh Huệ. Trước khi bị giam giữ, bà đã ngồi tù hơn tám năm. Trong thời gian đó bà bị cưỡng bức lao động, đánh đập và tẩy não.
Trung Quốc hiện tại
Trong khi Giang có thể đã bắt đầu một số công nghệ và hệ thống, chế độ Trung Quốc dưới sự lãnh đạo hiện tại của Tập Cận Bình đã tiếp tục phát triển và hoàn thiện chúng để hình thành chế độ độc tài công nghệ cao hiện tại của Trung Quốc.
Ông Chris Meserole, Giám đốc nghiên cứu của Sáng kiến Công nghệ Mới và Trí tuệ Nhân tạo của Viện Brookings, trong một phiên điều trần trước quốc hội vào tháng 9 cho biết, Trung Quốc “bắt đầu xây dựng một bộ máy chưa từng có để kiểm duyệt và giám sát trực tuyến” sau khi internet trở nên phổ biến ở Trung Quốc.
“Khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012, ông ấy đã nhanh chóng củng cố bộ máy này dưới sự kiểm soát của mình, đồng thời đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng thiết bị và huấn luyện để xây dựng các chương trình giám sát trong thế giới thực như Skynet, thành phố thông minh, Sharp Eyes của hệ thống tín nhiệm xã hội”, ông Meserole nói.
Ông nói thêm: “Vì các hệ thống này thường thiếu quy trình hợp pháp và thiếu sự giám sát của công chúng, ĐCSTQ đã xây dựng một cách hiệu quả kiến trúc kỹ thuật số toàn diện nhất thế giới để đàn áp”.
Chuyên gia đã đưa ra các ví dụ về cách hệ thống này được sử dụng để kiểm soát.
Ông nói: “GPS, điện thoại thông minh và cảm biến xe hơi, kết hợp với nhận dạng khuôn mặt, có thể theo dõi công dân trên khắp các thành phố. Điều này sẽ gây khó khăn cho các nhóm tôn giáo tư nhân và bí mật hình thành và hoạt động mà không bị phát hiện. Trong khi TV thông minh và điện thoại di động có thể xem và nghe từ xa những lời cầu nguyện riêng tư tại nhà”.
“Nói theo thuật ngữ trong cuốn ‘Trại Súc Vật’ của tác giả George Orwell, nhân vật “Anh Cả” giờ đây đang nắm trong tay thẩm quyền để mở rộng phạm vi giám sát đối với những người có đức tin”, ông nói thêm.
Thanh Hải / Theo The Epoch Times / NTD Việt Nam