Phong trào nữ quyền cho rằng người phụ nữ bị đối xử bất công, nhưng càng đòi công bằng thì mọi chuyện lại càng trở nên tồi tệ hơn. Một nữ nhà báo ở Mỹ đã thử sống như một người đàn ông và phải nhận lấy kết cục cay đắng.
Nữ nhà báo Norah Vincent dùng 2 năm để sống như một người đàn ông
Theo tờ Nytimes của Hoa Kỳ, Norah Vincent là một người phụ nữ theo chủ nghĩa nữ quyền. Cô tin rằng, sống như những người đàn ông là việc dễ dàng; và cô đã quyết định hóa trang để sống như một người đàn ông trong vòng 2 năm, xem đó như là một cách để chứng minh cho điều mình suy nghĩ.
Cô cắt tóc ngắn, ăn mặc như nam giới, luyện tập thể thao tạo cơ bắp và đặt cho mình một cái tên nam tính. Cô đã chuẩn bị hành trang rất kỹ với tâm thái vô cùng hào hứng. Thế nhưng, kết quả lại không như cô mong đợi. Những điều cô trải qua trong vai trò một người đàn ông quá đỗi tồi tệ, đến nỗi cô phải dừng cuộc thử nghiệm sớm hơn thời gian dự kiến 6 tháng. Norah nhận thấy cuộc sống của những người đàn ông thực sự khó khăn hơn cô đã tưởng.
Trong cuốn sách nổi tiếng của mình, cô viết, quyết định dừng việc làm đàn ông này lại là do đã xuất hiện“những cảm xúc tiêu cực quá sức chịu đựng, khi những người phụ nữ ngày càng đòi hỏi quá đáng và đối xử tệ bạc với tôi (khi cô trong vai một người đàn ông). Điều này đã để lại những tổn thương tâm lý không thể chữa lành cho suốt phần đời còn lại của tôi”.
Norah kể, cô bị những người đàn ông khác chê bai khi chơi thể thao không tốt. Họ nói cô như một phụ nữ đang chơi bóng vậy. Tất nhiên, vì cô quả thật là một người phụ nữ. Nếu người phụ nữ cho rằng, họ có áp lực khi làm nội trợ hay chăm sóc con cái; thì người đàn ông nếu phải sống trong một môi trường khắc nghiệt, bị trách móc và đòi hỏi thái quá, họ cũng sẽ bị tổn thương.
18 tháng thử thách đã khiến cả phần đời còn lại của người phụ nữ bị ám ảnh. Cô không thể thoát ra khỏi những ký ức khủng khiếp đó. Và điều đó đã dẫn đến một cái kết đáng buồn, vào năm 53 tuổi, Norah Vincent đã phải nhờ đến sự can thiệp của y học để tự kết thúc cuộc đời của mình.
Người phụ nữ trong văn hoá phương Tây
Chúng ta đã biết, trong văn hoá phương Tây, người ta cho rằng, sau khi tạo ra người nam, Thượng Đế đã tạo ra người nữ từ xương sườn của anh ta để cùng anh bầu bạn. Nhưng khốn thay, người nữ vì nghe theo lời con rắn độc đã rủ người nam ăn trái cấm; khiến Thượng Đế tức giận đuổi họ khỏi thiên đường. Kể từ đó người nam sẽ phải lao động vất vả để nuôi người nữ, người nữ phải chịu nỗi đau sinh nở và bị người đàn ông cai trị.
Có lẽ đó cũng là nguồn gốc câu nói “đã làm con người là có tội”. Con người từ cặp đôi Adam và Eva sinh sôi, phát triển trên trái đất và dần quên đi Thượng Đế. Chúa Giê-su là con của Đức Chúa cha (Thượng Đế) vì xót thương nhân loại u mê đã giáng sinh. Ngài sống trong loài người và nói cho loài người biết nguồn gốc của họ. Ngài dạy đạo lý làm người cho con người để họ có thể quay trở về thiên đường. Bởi vậy, người phụ nữ trong xã hội cổ đại phương Tây sống với tín tâm và đa số rất an phận.
Nếu tra cứu trong lịch sử, phong trào giải phóng phụ nữ bắt đầu từ chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu do Lê-nin khởi xướng. Nhưng nó đã mau chóng mang đến những hệ luỵ: nền tảng gia đình bị phá vỡ, con người chìm đắm trong dục lạc, họ đấu tranh cho sự ích kỷ cá nhân; người phụ nữ bỏ bê con nhỏ, họ không muốn làm nội trợ… Một xã hội hỗn độn như vậy đương nhiên không thể kéo dài.
Tình yêu hay đấu tranh
Ngày nay, các nhà khoa học đã bay vào vũ trụ và tuyên bố rằng“không có thiên đường nào cả”. Nhưng nếu con người có tư duy “phải thấy mới tin” thì sự thấy biết sẽ bị hạn chế. Chúng ta không nhìn thấy Thượng Đế, tuy nhiên không thể phủ nhận rằng, nếu con người sống theo lời răn dạy của Ngài thì thế giới sẽ ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.
Trong mọi nền văn hoá từ đông sang tây, người phụ nữ dịu dàng, làm tròn bổn phận, sẽ luôn được yêu thương, tôn trọng và ca ngợi; cô ấy nhất định sẽ có được điều bản thân xứng đáng có. Đối với người đàn ông, sự ôn nhu của người phụ nữ giống như một bếp lửa sưởi ấm đêm đông.
Khi một người vợ không ngừng chỉ trích chồng của mình, tình cảm của anh ta dành cho cô sẽ bị tổn thương. Lúc này mọi nét hấp dẫn trên cơ thể người phụ nữ không thể làm cô ấy trở nên đáng yêu trong mắt anh. Và trong xã hội ngày nay, khi lời dạy chung thuỷ của Chúa đã không còn được xem trọng, người đàn ông cũng dễ dàng chán vợ và nảy sinh các mối quan hệ ngoài luồng. Lúc này, người phụ nữ thực sự đã được “giải phóng”, liệu cô ấy có hạnh phúc vì điều đó?
Norah Vincent là một người phụ nữ nhưng lại muốn đứng lên gánh vác sứ mệnh vốn thuộc về những người đàn ông; chẳng phải là cô đã đi ngược lại ý muốn của Chúa hay sao? Một sinh mệnh rời xa tình yêu và sự thương xót của Chúa, họ có thể được phép tồn tại?
Theo Thánh Kinh, người phụ nữ đã rủ người đàn ông ăn trái cấm. Vì đã trót ăn trái cấm nên điều thiện và điều ác họ đã biết phân biệt. Một khi đã biết phân biệt thì phải làm điều thiện, tránh xa điều ác. Trước ngày thẩm phán, người đàn ông cũng đang phải chịu đựng hình phạt của Chúa, người phụ nữ cũng lại như vậy. Chẳng phải họ nên yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau hay sao? Chẳng phải ai nấy đều nên cố gắng làm tròn bổn phận của mình hay sao?
Theo Sfgate
Truyền Thống