Nhiều bậc cha mẹ vì quá coi trọng đến thành tích mà bắt ép con học tập quá sức, khiến người con đánh mất cả niềm vui khi đi học.
Khi đứa trẻ đến trường, điều gì là quan trọng nhất?
Cậu học sinh cấp III đang lo lắng về kỳ thi đại học của mình nên tìm đến phòng của người mẹ để tâm sự. Hai mẹ con đã có một cuộc trò chuyện vô cùng thú vị:
Con trai: “Mẹ ơi! Con ngủ không được, mẹ nói chuyện với con được không?”
Mẹ: “Ừ, con nói đi!”
Con trai: “Mẹ có hài lòng với thành tích của con không?”
Mẹ: “Con có hài lòng với thành tích của mình không?”
Con trai: “Cũng tàm tạm, con cảm thấy khá tự tin.”
Mẹ: “Đôi khi sự tự tin quan trọng hơn thành tích.”
Con trai: “Mẹ thực sự không quan tâm đến thành tích của con à?”
Mẹ: “Mẹ không quan tâm, con thử nghĩ xem, mẹ quan tâm đến thành tích của con từ khi nào?”
Con trai: “Khi con học tiểu học, nếu con không làm bài tập nghiêm túc, mẹ sẽ xé bài tập của con.”
Mẹ: “Mẹ chỉ quan tâm đến thái độ học tập của con thôi. Viết chữ không yêu cầu con phải viết đẹp. Trước hết, con phải nghiêm túc, đó là vấn đề về thái độ đúng đắn. Thái độ có vấn đề thì học hành có vấn đề, người này sẽ có vấn đề.”
Con trai: “Điều đó cũng có lý. Nhưng khi con học cấp II, mẹ chú ý đến thành tích của con và chú ý đến việc con có đến lớp chuyên cần mỗi ngày hay không.”
Mẹ: “Đó là do mẹ quan tâm đến hạnh kiểm học tập của con. Học sinh không tôn trọng lớp học là không tôn trọng giáo viên, không tôn trọng giáo viên là không tôn trọng kiến thức, và nếu đứa trẻ không tôn trọng tri thức, thì hạnh kiểm của chúng sẽ không tốt hơn bao nhiêu.”
Con trai: “Bây giờ con đang học trung học phổ thông, mẹ chắc chắn là sẽ quan tâm đến thành tích của con, bởi nó liên quan đến kỳ thi tuyển sinh đại học sắp tới.”
Mẹ: “Thành thật mà nói, mẹ không quan tâm đâu. Điều mẹ quan tâm ở con là chất lượng học tập. Học sinh có phẩm chất học tập tốt có thể tận hưởng quá trình học tập. Mẹ không muốn biết kết quả sẽ ra sao, và mẹ muốn con đối mặt với quá trình học tập một cách vui vẻ.”
Con trai: “Như vậy, sau khi con trúng tuyển đại học có lẽ mẹ cũng không quan tâm đến thành tích của con đâu nhỉ? Con nghe người ta nói rằng đi học đại học chỉ cần vui vẻ, nó rất dễ dàng.”
Mẹ: “Khi con vào đại học, mẹ nhất định sẽ quan tâm đến thành tích của con. Thử nghĩ xem, khi người khác đang vui chơi và phung phí việc học, nếu con cố gắng thì cuối cùng con sẽ là người đạt thành quả.”
Con trai: “Con hiểu rồi, mẹ quan tâm đến thái độ học tập của con ở trường tiểu học, hạnh kiểm của con ở trường cấp hai, chất lượng học tập của con ở trường cấp ba và thành tích học tập của con ở trường đại học phải không?”
Mẹ:“Con trai của mẹ thật hiểu chuyện. Khi con bước vào xã hội trong tương lai, mẹ quan tâm đến việc con có thể lựa chọn sáng suốt hay không. Chọn sự nghiệp, chọn tình yêu, những điều này sẽ chi phối phần lớn cuộc đời của con”.
Con: “Những điều này đối với con rất xa vời, con chưa nghĩ đến.”
Xác định mục tiêu, tận tâm nỗ lực
Mẹ: “Con đừng lo, nhưng mẹ sẽ cho con một lời khuyên – hãy lặng lẽ mà làm và con có thể tiến xa.
Con là người phải chịu trách nhiệm cho tương lai của chính mình. Tuy nhiên, hãy luôn giữ cho trái tim mình bình yên, như vậy con mới có thể đạt đến một cảnh giới cao hơn để có thể đi xa hơn.
Nghĩ mà xem, mười năm trước con khóc lóc ầm ĩ muốn chơi điện tử, nhưng mẹ kiên quyết cự tuyệt. Cho đến bây giờ, con có thể so sánh mình với các đồng nghiệp của mình. Con cũng không nóng nảy, điều này đã đóng một vai trò lớn trong sự phát triển tư duy nhận thức.
Sau khi làm rõ những điểm chính và mục tiêu của từng giai đoạn học tập, con sẽ còn được hưởng lợi nhiều hơn trong mười năm nữa. Mẹ đánh giá cao câu nói: ‘Hãy theo dõi bản thân, không so sánh với người khác’, điều này thể hiện thái độ lạc quan và tích cực của con.
Với tâm lý vui vẻ, bất kể làm gì trong tương lai, con sẽ sống hết mình và có thể tận hưởng cuộc sống, đây chính là hạnh phúc.”
Con: “Sau khi nói chuyện với mẹ, con thấy mình mạnh mẽ hẳn lên.”
Mẹ: “Con trai, gần 12h rồi, con đi ngủ đi!”
Con trai: “Dạ con chúc mẹ ngủ ngon.”
Mẹ: “Chúc con ngủ ngon!”
Cậu con trai nhanh chóng chìm vào giấc ngủ một cách thoải mái, còn người mẹ lần đầu tiên trong đời mắc chứng mất ngủ, không còn cách nào khác, bà đành để bản thân tận hưởng giây phút mất ngủ này.
Trẻ em đến trường thì bậc tiểu học coi trọng bồi dưỡng thái độ đối với việc học, trung học cơ sở coi trọng hạnh kiểm, trung học phổ thông nhấn mạnh chất lượng, đại học nhấn mạnh thành tích. Quy trình này không thể bị đảo ngược, bởi vậy bậc cha mẹ, và nhất là người mẹ hãy suy nghĩ về điều này khi lên kế hoạch dạy dỗ con cái.
Theo Vision Times
Truyền Thống