Trên Wikipedia, định nghĩa về “vi sinh vật” (micro-organism) là một cơ quan sinh học nhỏ bé khó nhìn thấy trực tiếp bằng mắt thường. Vi khuẩn là loại vi sinh vật có cấu trúc tế bào, trong khi virus là loại vi sinh vật không có cấu trúc tế bào hoàn chỉnh. Chúng tôi sẽ không đi sâu về virus trong bài viết này, mà thay vào đó sẽ kể cho các bạn một câu chuyện liên quan đến các vi khuẩn ở thế giới vi quan.
Trong một thí nghiệm vi khuẩn hoàn toàn không có chủ đích, một học viên Pháp Luân Công là cô Deyuan được phát hiện mang theo một loại kháng sinh siêu nhiên có thể tiêu diệt vi khuẩn Staphylococcus aureus, có hại cho cơ thể con người.
Thí nghiệm khoa học: Tại sao trên tay các học viên Pháp Luân Công không có vi khuẩn?
Deyuan, 22 tuổi, sinh ra ở Đức và bắt đầu học Pháp Luân Công cùng cha mẹ mình khi cô mới vài tháng tuổi và lớn lên theo các nguyên lý Chân–Thiện–Nhẫn của Pháp Luân Công. Khi trưởng thành Deyuan có cả đức tính tốt đẹp lẫn năng lực học tập suất sắc, thi đậu vào Đại học và hiện đang theo học ngành Y.
Bất cứ ai từng tiếp xúc với Deyuan đều cảm nhận rằng cô là một cô gái điềm đạm, ít nói và có học thức.
Thí nghiệm vi sinh đầu tiên
Vào học kỳ mùa đông của một năm nọ, Deyuan theo học một lớp về vi sinh tại trường Đại học. Trong bài học đầu tiên, các sinh viên được phát cho một vài cái đĩa thạch để họ nhân giống và quan sát các vi sinh vật và thực hiện những thí nghiệm khác nhau.
Các sinh viên được yêu cầu nhúng ngón tay của mình vào đĩa thạch chứa máu để tìm hiểu xem bàn tay của họ bẩn đến mức nào. Chiếc đĩa sau đó được đặt trong lồng ấp để phát triển bất kỳ vi khuẩn nào có thể có mặt và cho phép chúng sinh sôi cho đến khi chúng có thể dễ dàng quan sát.
Vài ngày sau, Deyuan đã rất ngạc nhiên khi nhận lại đĩa mẫu vật mà mình đã nhúng tay vào. Nhiều sinh viên có thể nhìn thấy rõ các khuẩn lạc trên đĩa của họ, nhưng trên đĩa của Deyuan gần như không có gì.
Bản thân Deyuan cũng rất ngạc nhiên: “Tại sao không có gì trên đĩa của mình? Mình có rửa tay trước khi đến lớp không nhỉ? Nhưng thể nào mình cũng đã chạm vào một cái gì đó rồi chứ!”
Deyuan thường xuyên thực hành các bài tập của Pháp Luân Công. Từ bề ngoài mà nhìn cô không có gì khác với mọi người. Việc luyện công có thể đã nạp năng lượng vào cơ thể của một học viên, nhưng hình thức biểu hiện của năng lượng này là như thế nào? Có phải vi khuẩn từ tay của Deyuan đã bị chính năng lượng của cô ấy tiêu diệt không, hay là sự phát triển của chúng đã bị kìm hãm lại?
Tất nhiên, chúng tôi không thể đưa ra kết luận vì đây chỉ là kết quả của một thử nghiệm mà thôi. Mọi người có thể nói rằng đó là tình cờ. Vậy hãy xem xét một thí nghiệm thứ hai liên quan đến Deyuan.
Thí nghiệm vi sinh thứ hai
Thí nghiệm vi sinh thứ hai cho khóa học của cô bao gồm thử nghiệm sự tồn tại của vi khuẩn trên các vật thể mà cô tiếp xúc ở bên ngoài hoặc ở nhà cô. Deyuan đã chọn một tờ tiền. Vài ngày sau, cô ấy còn ngạc nhiên hơn nữa khi nhận lại đĩa thạch tiếp xúc với tờ tiền vì đĩa này cũng “sạch sẽ”, trong khi nhiều sinh viên khác có khuẩn lạc trên đĩa của họ.
Lúc đó Deyuan khá bối rối bởi vì mọi người đều biết rằng tiền giấy đặc biệt bẩn.
Cần lưu ý rằng thí nghiệm này là một phần của lớp vi sinh trong một trường đại học tại Đức. Deyuan không có ý định chứng minh rằng cô có năng lượng, và ở Đức có các cơ sở vật chất dùng để giảng dạy y học rất nghiêm ngặt và các thiết bị y tế tiên tiến.
Từ kết quả lần thí nghiệm thứ hai, người ta có thể thấy rằng tay của Deyuan và các vật thể cô chạm vào đã không truyền vi khuẩn cho cô mặc dù cô sống trong một thế giới đầy vi khuẩn. Ví dụ, nhiều vật thể như chuột máy tính cũng đều có vi khuẩn.
Lời giải thích duy nhất là năng lượng do tập luyện Pháp Luân Công của Deyuan đã tác động đến vi khuẩn. Nếu giả thuyết rằng năng lượng trong cơ thể của Deyuan có thể tiêu diệt vi khuẩn là có thật, thì cơ thể của cô có sự bảo vệ chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và cô có sức đề kháng tự nhiên mà không bị nhiễm bệnh.
Vậy năng lượng này tồn tại như thế nào? Và cụ thể là những gì đang thật sự xảy ra? Có lẽ thí nghiệm thứ ba có thể trả lời câu hỏi này.
Thí nghiệm vi sinh thứ ba – Cuối cùng cũng nhìn thấy một khuẩn lạc
Trong thí nghiệm vi sinh thứ ba, giáo sư yêu cầu sinh viên trong mỗi nhóm nuôi cấy chất nhầy từ cổ họng và lỗ mũi của họ trên đĩa thạch.
Vì các sinh viên khác trong nhóm Deyuan đều muốn sử dụng chất nhầy cổ họng cho thí nghiệm này nên Deyuan đã lấy chất nhầy từ lỗ mũi của mình.
Vài ngày sau, các sinh viên lấy ra các đĩa thạch tương ứng của họ và được phát cho các bảng dữ liệu phân tích và danh sách tên các loại vi khuẩn khác nhau. Lần này, có một khuẩn lạc có thể nhìn thấy trên đĩa của Deyuan. Cô đã rất vui mừng khi phát hiện ra rằng đĩa của mình đã phát triển Staphylococcus lugdunensis.
Sinh viên nào cũng có thể hỏi giáo sư về vi khuẩn của họ, nhưng không ai có vi khuẩn giống như Deyuan. Deyuan cũng muốn biết vi khuẩn của cô là gì. Cô là người cuối cùng hỏi giáo sư.
Khi vị giáo sư nghe tên vi khuẩn của Deyuan, ông đã rất phấn khích và nói rằng đó là một loài mới được phát hiện. Mặc dù nó đã được phát hiện từ hơn 10 năm trước nhưng mãi gần đây nó mới được công bố. Loại vi khuẩn này có thể tiêu diệt các vi khuẩn có hại khác như Staphylococcus aureus gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng.
Khi nghe giáo sư nói thế, tất cả các sinh viên đều quay sang nhìn Deyuan. Vi khuẩn được tìm thấy trong lỗ mũi của Deyuan trong thí nghiệm thứ ba –Staphylococcus lugdunensis– thực sự là một loại Staphylococcus có thể tiêu diệt các vi khuẩn có hại khác.
Từ ba thí nghiệm trên, rõ ràng là Deyuan dù trông không khác biệt với mọi người ở vẻ bề ngoài nhưng ở mức độ vi mô hơn, năng lượng cô mang theo có thể ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn. Một khi vi khuẩn có hại xâm nhập vào lỗ mũi của cô, Staphylococcus lugdunensis sẽ tiêu diệt chúng.
Nhiều bệnh nhân ở Việt Nam đã khỏi ung thư khi tập Pháp Luân Công
Ba thí nghiệm của Deyuan có thể khiến mọi người tin rằng khi những người bệnh khởi thiện tâm thì vi khuẩn hoặc virus có hại trong thế giới vi mô của họ có thể bị quét sạch. Khi virus được loại bỏ, cơ thể con người trở nên khỏe mạnh một cách tự nhiên.
Như vậy có thể thấy rằng, việc tu tập Pháp Luân Công thật sự có ích cho cơ thể con người. Nhiều bệnh nhân ở Việt Nam thậm chí họ còn đưa ra công bố rằng bản thân mình đã khỏi ung thư khi tập Pháp Luân Công.
Như: Cô Nguyễn Thị Đào, 69 tuổi, hiện sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh (số điện thoại 038.504.7040) cô bị Ung thư tuyến giáp – bác sĩ tuyên bố còn 18 ngày để sống và trả cô về nhà. Sau đó cô tập Pháp Luân Công và điều kỳ diệu đã xảy ra. Đây là bệnh án của cô. Đã 6 năm tập Pháp Luân Công trôi qua, cô Đào vẫn sống khoẻ mạnh.
Hay Nguyên sỹ quan quân đội khỏi ung thư đại tràng đã di căn. Bác là Trần Mạnh Đạt, sinh năm 1963 (số điện thoại 078 9089714), nguyên là một sỹ quan cao cấp trong quân đội, được Nhà nước cho nghỉ chế độ hưu trí năm 2011, Bác Đạt bị ung thư đại tràng nhờ tập Pháp Luân Công nay đã khỏi hoàn toàn.
Trường hợp tiếp theo là em Nguyễn Thị Yến Khi em 24 tuổi em được chuẩn đoán mắc bệnh ung thư vòm họng: Em chia sẻ: “Dù cố gắng giữ tâm lý vững vàng trong suốt quá trình điều trị, tránh lo lắng, sợ hãi trước cái chết. Nhưng những ngày xạ trị thực sự khủng khiếp với tôi. 4 tháng tôi sút 11kg, có những ngày chỉ ăn được thìa cháo cũng nôn hết. Nhiều đêm ho sút cả lồng ngực, phải ngủ ngồi. Căn bệnh ung thư vòm họng này phải xạ vùng đầu cổ nên tôi bị mất vị giác, tuyến nước bọt bị khô; miệng bị nhiệt đến mức không thể ăn cũng chẳng nói được.” Nhưng may thay cuối cùng hạnh phúc cũng mỉm cười, tôi tìm đến học Pháp Luân Công theo lời người quen giới thiệu. Em chia sẻ: “3 năm tôi bước vào tu luyện, sức khỏe hoàn toàn ổn định. 3 năm nay, tôi không dùng một viên thuốc hay thực phẩm chức năng. Tôi như được tái sinh vậy.”
Có thể thấy rằng việc tu luyện Pháp Luân Công chiểu theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn có thể giúp một người vượt qua bệnh tật. Đây không phải là mê tín, mà trái lại nó có cơ sở khoa học được xác định bằng nhiều thí nghiệm khoa học và kinh nghiệm cá nhân của các học viên Pháp Luân Công.
Người sống trên đời ở hiền thì gặp lành, thuần phác và thiện lương thì trời xanh ắt tự có an bài.
Dựa theo Thí nghiệm khoa học: “Tại sao trên tay các học viên Pháp Luân Công không có vi khuẩn?”
Đăng trên chanhkien.org
Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp tại Mỹ Quốc
Theo nguyenuoc
Vạn Điều Hay