[ChanhKien.org]
Phú
Trước đây chúng tôi đã từng đề cập rằng địa huyệt thực sự cũng là phải có “hình”, “thần” đầy đủ, trong phần này chúng tôi sẽ tập trung thảo luận về đặc điểm ngoại hình của các loại địa huyệt.
Con người hiện đại, đặc biệt là những người ở Trung Quốc đại lục, dưới sự dẫn dắt có chủ đích của ĐCSTQ, ai ai cũng nhìn vào tiền, không có tiền thì không còn gì là thực tế nữa, cái gì cũng không quan trọng bằng tiền. Vậy chúng tôi sẽ từ góc độ phong thủy mà giảng một chút về phú quý của con người.
Như chúng tôi đã đề cập trước đây, “phú” và “quý” là những khái niệm khác nhau và trong phong thủy, nó cũng có sự khác biệt. Trong phong thủy, một huyệt vị có thể dẫn đến việc hậu nhân phát “phú” hay không thì then chốt là xem về “thủy”, tục ngữ có câu: “Sơn quản nhân đinh, thủy quản tài” (tạm dịch: “Núi quản về con người (nhân lực có dồi dào hay không), nước quản về tiền tài gia sản). Nước đầu nguồn mà bản thân huyệt chỗ ngọn núi mang theo, sông suối ao hồ trong Minh Đường (1), mực nước lớn nhỏ, vào ra, trong đục cho đến ngọt chát, v.v. Trong phong thủy có một cách nói gọi là “thuỷ pháp”, ý tứ là thông qua thủy mà tầm long điểm huyệt, để xác định tình huống của huyệt vị. Có một kinh nghiệm ở đây, huyệt vị ở trên long mạch thông thường đều ở phạm vi hình tròn đường kính 100 mét ở chỗ nước xuất ra ở đầu nguồn nước, 100 mét này là chỉ cự ly theo đường thẳng.
Nước đầu nguồn thông thường là đại biểu cho gia sản được thừa kế từ gia tộc, hoặc gia sản thông qua thế lực của gia tộc mà thu được; các phép tắc của “thủy” như sông suối ao hồ trong “cách cục” là đại biểu cho tài phú một đời thu được của người xuất ra từ chỗ huyệt vị đó, thủy càng lớn càng nhiều đại biểu cho việc kiểm soát nắm giữ tài phú càng nhiều; thủy thanh lương thuần khiết đại biểu rằng nguồn gốc của tài sản là chính đáng, là do bản thân nỗ lực vất vả mà kiếm được; thủy vẩn đục tất là đại biểu rằng nguồn gốc tài sản của cải là bất chính, ví như thu nhập mờ ám, tham ô hủ bại, v.v… loại tài phú này sẽ nhanh chóng tiêu hao phúc đức bản thân để trao đổi, phúc đức tiêu hao cạn kiệt rồi thì của cải tài phú cũng tự nhiên tiêu tán hết; nước có vị ngọt, đặc biệt là nước đầu nguồn là nước ngọt, chứng tỏ người này tấm lòng thiện lương thuần tịnh, sẵn sàng giúp đỡ người khác; nước có vị chát cho thấy người này có đặc điểm hơi keo kiệt, khó buông xả tiền tài…
Quý
“Quý” thì phải xem ở núi. Núi Tổ (núi chính, tổ tiên) cao lớn dựa vào được, Lai Long (long mạch chính) uốn lượn nhấp nhô, nó đại biểu rằng thế lực của gia tộc này hùng mạnh; có một ngọn án sơn(2) trong Minh Đường, hình dạng giống cái bàn dài, cái giá bút hoặc cái ấn (triện), ý chỉ về quyền thế; ngoại đường cục (bố cục bên ngoài) có rất nhiều triều sơn (ngọn núi có hình thế triều bái, tạm hiểu là núi chầu), hơn nữa còn là nhiều chủng loại, ý chỉ thủ hạ có các loại nhân tài; nội đường cục (bố cục bên trong) có những tảng đá lớn hoặc tảng đá hình thù kỳ quái, hình dạng giống trạng thái hộ vệ, ý chỉ là bên thân có những người thân cận, địa vị không nhất định cao nhưng là người đắc lực (đảm đương các việc quan trọng, là người được việc) và giữ vị trí trọng yếu, còn phải có thanh long bạch hổ cũng cần phù hợp với phương pháp của phong thủy. Bên trái huyệt vị có nhiều ngọn núi tạo thành thanh long linh hoạt nhào lộn, ám chỉ văn thần (quan văn); bên phải có nhiều ngọn núi tạo thành bạch hổ ám chỉ võ tướng. Bạch hổ so với thanh long cần thấp hơn, mà hơn nữa cần phải đầu quay hướng về phía huyệt vị, bằng không sẽ có tướng phản nghịch trong đó… Đây là lấy “quý” làm đặc điểm để phân tích ví dụ cho toàn bộ cách cục của huyệt vị, huyệt vị có đặc điểm khác nhau thì các cách cục được nêu ở trên sẽ có ngụ ý chỉ khác nhau.
Căn cứ theo kinh nghiệm cá nhân, những huyệt vị đại biểu cho “quý”, đặc biệt là loại “địa (huyệt)” Thiên tử, sản sinh ra đại địa Hoàng đế của một Hoàng triều, khi bạn đứng chỗ huyệt vị đó dùng tâm cảm thụ, hướng mắt quan sát tứ phương, mới cảm thụ được cảm giác của sức sống mạnh mẽ, cao quý và mênh mang của nó. Đây là một loại cảm giác vô hình, đồng thời cũng là một trường do đặc điểm bên ngoài của huyệt vị xung phát ra tạo thành, giống như mỗi người đều có khí chất riêng của mình vậy, có một số người mà chỉ cần nhìn qua ngôn đàm cử chỉ của họ là bạn đã cảm nhận được họ có xuất thân cao quý.
Bất kể là Đông hay Tây phương, thời cổ đại đều có quý tộc, có những tước vị như “Bá tước công hầu”… Vì sao gọi là quý tộc? Đây không phải là giống như tư tưởng danh lợi quyền thế biến dị của con người hiện đại nhận thức về khái niệm thứ bậc đẳng cấp, đó là cách nói khuấy động nhân tâm dưới sự dẫn dắt của lý luận tạo phản, lý luận cách mạng. Kỳ thực, nguyên nhân căn bản nhất là để chỉ cá nhân này có tố chất đạo đức cao, tâm hồn cao quý, làm người, làm việc đều chiểu theo tiêu chuẩn cao quý mà làm. Ví như người Trung Quốc hiện đại rất quen thuộc với các hiệp sĩ phương Tây, họ chính là quý tộc và chiểu theo các quy tắc hiệp sĩ của vua Arthur mà hành xử:
Tôi đặt thanh kiếm của mình trước Chúa, tôi lấy sinh mệnh và linh hồn của tôi phát thệ
Tôi sẽ ghi nhớ: khiêm nhường, danh dự, hy sinh, dũng cảm, nhân từ, tinh thần, trung thực, công chính
Khiêm nhường(Humility)
Nếu bạn là một hiệp sĩ, khi đối diện với người không mang ác ý thì đều phải nên khiêm hòa lễ độ.
Danh dự (Honor)
Mọi người chú ý đến bạn, các vị Thần cũng như vậy, là hiệp sĩ, bạn không được lười biếng dù chỉ là một chút. Trân trọng và hơn nữa cần giữ gìn danh dự của bạn!
Sự hy sinh (Sacrifice)
Hãy để chúng tôi bày tỏ sự kính trọng đến những dũng sĩ kia. Bày tỏ lễ nghi và lòng kính trọng đối với tinh thần sẵn sàng hy sinh bản thân kia của họ.
Dũng cảm (Valor)
Không còn nghi ngờ gì, những kẻ hèn nhát không xứng đáng với danh hiệu hiệp sĩ cao quý. Kẻ không có dũng khí căn bản là không cách nào vượt qua bài khảo thí của một hiệp sĩ. Một trong những phẩm đức cần thiết của hiệp sĩ là sự dũng cảm, không sợ hãi khi tuyên chiến với tà ác, vào những thời khắc then chốt dám đứng lên bảo vệ kẻ yếu nhất định không chịu lùi bước.
Nhân từ (Compassion)
Đối với những đối thủ dũng cảm hy sinh, trong tâm các hiệp sĩ tràn đầy tình cảm tôn kính, điều này khiến họ dám chống lại vương lệnh. Có cách nói “Anh hùng quý tiếc anh hùng”, trong lúc hai người bị bức bách bởi thế cuộc mà bất đắc dĩ trở thành đối thủ nhưng tình hữu nghị của họ còn lớn hơn lòng thù hận.
Tinh thần (Spirituality)
Mọi người biết rằng hiệp sĩ và tín ngưỡng có mối quan hệ không thể tách rời, đối với lựa chọn công việc của hiệp sĩ, thì những lĩnh hội đối với tín ngưỡng và chỉ dụ của Thần đều không thể xao nhãng một điểm nào.
Trung thực(Honesty)
Hiệp sĩ, nếu muốn giành được sự tín nhiệm từ người khác thì phải thành thật, trung thực. Thản nhiên đối diện với tâm hồn của bản thân, cần phải trải qua được những thẩm vấn của Thần.
Sự công chính(Justice)
Công chính vô tư, giữ nghiêm luật pháp, chiểu theo các quy tắc khi làm việc.
Tôi thề sẽ thiện đãi kẻ yếu đuối
Tôi thề sẽ dũng cảm chống lại cường bạo
Tôi thề sẽ chiến đấu chống lại mọi sai trái
Tôi thề sẽ chiến đấu cho những người tay không tấc sắt (người không có khả năng tự vệ)
Tôi thề sẽ trợ giúp bất cứ ai nhờ tôi giúp đỡ
Tôi thề sẽ không làm tổn thương bất kỳ người phụ nữ nào
Tôi thề sẽ trợ giúp anh em hiệp sĩ của tôi
Tôi thề sẽ chân thành đối đãi với bằng hữu của tôi
Tôi thề sẽ không thay đổi đối với tình yêu của mình cho đến chết
Mọi người thử nghĩ xem, nếu như một người có thể chiểu theo những tiêu chuẩn này mà hành xử, thì người đó có phải là quý tộc không? Vô luận là anh ta có được phong tặng tước vị thế gian hay không thì anh ta vẫn là một nhà quý tộc. Ngược lại, nếu bạn không đáp ứng được những tiêu chuẩn này, thì cho dù bạn có bất kỳ danh xưng tước vị nào, bạn cũng không xứng đáng là một nhà quý tộc.
Ở Trung Quốc cổ đại cũng có những tiêu chuẩn tương ứng, chẳng hạn như người quân tử được giảng trong Nho giáo, đó chính là một tiêu chuẩn. Người quân tử phải có đầy đủ các đức hạnh phù hợp là Trí Nhân Dũng, chỗ gọi là “Nhân giả bất ưu (kẻ hhân nghĩa không lo âu), trí giả bất hoặc (kẻ trí không còn nghi hoặc), dũng giả bất cụ (kẻ dũng cảm không sợ hãi)”, đây là tiêu chuẩn được định ra bởi Khổng Tử và Nho gia. Trong thời đại Hạ, Thương, Chu thì tiêu chuẩn người quân tử này thậm chí còn yêu cầu cao hơn, một người quân tử cần phải không ngừng tu chính bản thân để luôn luôn đáp ứng được các yêu cầu đạo lý của các tầng trời cao hơn nữa, chỗ mà gọi là “Thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức”, tạm dịch rằng: “Trời vận động mạnh mẽ, người quân tử nên phải cố gắng không ngừng nghỉ”.
Chúng tôi trước đây cũng đã đề cập về các triều đại của Trung Quốc đã có rất nhiều triều đại đã sử dụng các bộ phận của thể hệ thiên địa, cho nên đối với việc phong tước cho quý tộc cũng không phải là việc có thể làm tùy tiện, đó là căn cứ theo phẩm chất đạo đức và công lao thành tích để đo lường. Thông thường mà nói, chỉ người có phẩm chất đạo đức cao, chỉ những người có tư cách đạo đức cao mới có thể lập được những công lao thành tựu to lớn hữu ích cho nước cho dân, và mới có thể được phong là quý tộc.
Huyệt động
Thường khi chúng tôi ra những vùng ngoại ô du ngoạn, nhìn thấy rất nhiều các chủng loại sơn động trên những ngọn núi lớn. Nói về sơn động, Trung Quốc thực sự là một quốc gia giàu văn hóa hang động. Chúng ta thường thấy khái niệm về “động phủ” (nhà ở trong hang động, là nơi ở của những người tu luyện hoặc những vị Tiên) trong tiểu thuyết hoặc trong văn hóa cổ đại Trung Quốc.
Trước đây đã từng nói về phúc địa thiên động, đó là sự thực, người tu Đạo dù đi đến động nào, thông thường là khi tu luyện trong sơn động nào đó từ lưng chừng cho đến đỉnh núi thì họ sẽ quanh năm suốt tháng ở tại đó, tùy theo tầng thứ và công phu tu luyện đề cao thì dần dần chỗ mà không gian khác đối ứng với sơn động đó sẽ liên thông với nhau, sẽ có thể tiến nhập vào chỗ đối ứng với sơn động đó ở không gian khác, đó là một thế giới khác, cho nên chỗ đó được gọi là phúc địa thiên động. Trong Phong Thần Diễn Nghĩa có nói về vị Tiên nào ở động nào thuộc núi nào đó có thể chính là những khái niệm dạng này.
Thông thường, những người tu luyện này đi đến động nào đều là đã có an bài rồi, ví như có sư phụ nói cho biết hoặc có dấu hiệu dự báo, đến đó thì họ có thể biết, ồ, đây chính là nơi tôi muốn tu luyện đây, từ cao tầng hơn mà giảng, hoặc có lẽ bản nguyên tiên thiên của người tu luyện này chính là sinh mệnh tại không gian cao tầng mà cái huyệt vị kia đối ứng, và anh ta chỉ bất quá là đến đúng chỗ vốn là một thể hệ cư ngụ của chính bản thân mình mà thôi.
Rất nhiều người tu Đạo sau khi tu xuất ra công phu cao, họ đã dùng công năng để phong bế sơn động lại, người ngoài không thể nhìn ra sự khác thường. Có những người công phu cao lúc đi trên đường, họ có thể dùng một loại như công năng truyền cảm tư duy để chào bạn, kết nối với bạn. Bởi vì một người có phải tu Đạo hay không, có công phu hay không, thì nhìn là biết, ví dụ như nhìn ánh sáng trên thân thể bạn, đỏ cam vàng lục lam chàm tím, vừa nhìn màu sắc ánh sáng phát ra trên thân thể bạn thì liền biết được tầng thứ của bạn ở đâu.
Ví như có một lần chúng tôi đi vào một ngọn núi lớn để du ngoạn, gần đỉnh ngọn núi có một vách đá trắng lớn, sau đó từ vách đá kia truyền đến một tín tức, là dùng sóng tư duy truyền cảm qua để giao lưu cùng chúng tôi. Hóa ra trên vách đá trắng đó có một cái sơn động, vào thời nhà Minh, đệ tử của Lưu Bá Ôn tu luyện trong đó, ông ấy dùng công năng phong bế sơn động lại, cho nên người thông thường căn bản là không nhìn thấy sơn động, chỉ có thể nhìn thấy một vách đá trắng.
Khi chúng tôi đi ngang qua phía bên dưới, ông ấy khi nhìn thấy chúng tôi là những người tu luyện chính pháp môn và có đạo hạnh nhất định thì rất cao hứng, vì vậy ông ấy đã chào đón và trò chuyện với chúng tôi, đồng thời còn kể cho chúng tôi rất nhiều sự việc lúc đương thời của Lưu Bá Ôn. Ví dụ như Lưu Bá Ôn biết triều Minh là đối ứng với thiên tượng mà xuất hiện, mà hơn nữa trong tất cả các anh hùng trong thiên hạ thì chỉ có Chu Nguyên Chương mới là chân mệnh thiên tử, vì vậy nên lúc đó Chu Nguyên Chương đã mời ông ấy dẫn theo đệ tử xuống núi để hiệp trợ cho. Ngoài việc Chu Nguyên Chương phái các đại tướng đi chinh phạt thì Lưu Bá Ôn cũng sẽ phái xuất các đệ tử tương ứng của mình đi theo, ở trong con người thế gian khi hai đội quân đang giao chiến thì các đệ tử của Lưu Bá Ôn cũng sẽ sử dụng công năng thần thông để hiệp trợ cho, cả hai bên thực sự là thi triển các loại bản sự, đấu pháp, thông thường là đấu pháp giữa những người tu Đạo hai bên sẽ phân định thắng thua trước, sau đó cuộc đối đầu giữa quân đội hai bên trong con người thế gian mới có thể phân định ra thắng thua tương ứng.
Sau này, sau khi nhà Minh thành lập, Lưu Bá Ôn cũng không phải là bị bức hại chết, khi cuộc đàn áp đến, Lưu Bá Ôn biết rằng những sự việc bản thân cần làm nơi con người thế gian đã hoàn thành, gọi là công đức viên mãn, nên là lợi dụng cơ hội này, lấy cách nói trong Đạo gia gọi là “giả chết” để rời khỏi thế gian con người. Với toàn bộ các đệ tử thì trước khi giải tán ông đều để họ tự mình tìm nơi tu hành, và không tái xuất ở thế gian nữa.
Những gì vừa nói đến là những sơn động từ lưng chừng núi trở lên hoặc trên đỉnh núi, còn những sơn động xuất hiện dưới chân núi những ngọn núi lớn thì rất nhiều là những động phủ mà yêu ma cư trú, yêu ma thích cư trú ở những nơi âm ám ẩm thấp, và tầng thứ cũng thấp, căn bản là chúng không cách nào so sánh với những người tu Đạo tu luyện chính pháp môn, cho nên thường cư trú trong những động ở dưới chân những ngọn núi. Ở khu vực Tây Nam của Vân Nam – Quý Châu những động phủ yêu ma loại này có tương đối nhiều.
Là huyệt động dưới góc độ phong thủy mà nói, thì không lớn như các động phủ dùng để cư trú. Hơn nữa, lúc “điểm huyệt” (chỉ điểm huyệt mộ) để an táng, có một số là ở ngay miệng huyệt động, cho nên không thể hoàn toàn đem huyệt động phong bế lại, việc này sẽ làm cản trở sự lưu thông của “khí”, một số cần được đặt sâu trong huyệt động, thậm chí là những nơi mà con người căn bản không đi vào được. Nơi đối ứng với Tưởng Giới Thạch mà chúng tôi tiếp xúc chính là một huyệt động ở núi Quy Hình (núi hình con rùa), vừa đúng nằm ở miệng con rùa, miệng động rất nhỏ, con người căn bản không đi vào được, nhưng vị trí huyệt này ở trong sơn phúc (phần bụng núi), mà hơn nữa “khí” lại là từ huyệt động ở miệng rùa mà lưu thông. Vậy làm thế nào mà đặt được vào điểm huyệt này? Thông qua công năng nhìn được thì đại khái là một đệ tử của Trương Tam Phong vào những năm hồng thế Minh triều (những năm thịnh vượng của nhà Minh), vì đắc được chân truyền phong thủy Võ Đang của một người tu Đạo nên đã dùng công năng thần thông “kêu” ra được Địa Linh Thần là một con rùa lớn, do đó mà kéo được vật táng tiến nhập vào bụng của sơn động.
Uy lực của con rùa thần này rất mạnh mẽ, đặc điểm bản thân của con rùa bí ẩn này là có khả năng gánh vác sức nặng mạnh mẽ, vì cớ đó mà lực lượng của nó rất thâm hậu và lâu dài, điều này khiến cho Tưởng Giới Thạch dù cả đời trải qua trùng trùng ngăn trở và ma nạn, lại có thể ở trong thời cuộc chiến tranh hỗn loạn mà đánh bại quần hùng, thống nhất Trung Quốc, mà hơn nữa lúc đó còn có khả năng chống cự đội quân xâm lược Nhật Bản hùng mạnh và cuối cùng đánh bại Nhật Bản. Rùa thần rất không chịu phục khi đội quân của Tưởng Giới Thạch bị Trung Cộng đánh bại và rút lui về Đài Loan. Cho rằng bản thân có hai huyệt vị lớn ở miệng rùa và lưng rùa, chỉ vì Thiên ý an bài, nên chỉ có thể dùng lực lượng huyệt động ở miệng rùa, cho nên sau khi tiêu hao để thống nhất Trung Quốc và đánh bại Nhật Bản xâm lược, thì lực lượng đã suy yếu nghiêm trọng không đủ mạnh nữa, cho nên không thể đủ sức đối phó với Trung Cộng khi ấy đang được Liên Xô toàn lực giúp đỡ, bằng không thì Trung Cộng cũng không thể xoay chuyển được ý trời. Mặc dù như vậy, do đặc điểm của con rùa bí ẩn này mà cuối cùng cũng đã có thể thoái về thủ giữ Đài Loan, an hưởng tuổi già, lưu lại môi trường để giữ gìn văn hóa truyền thống Trung Hoa.
Khi ấy rùa thần nói:
Lưng rùa tuy có thể chống đỡ cả thiên hạ
Miệng rùa cũng có thể nuốt trọn tám phương
Nếu như cả hai huyệt vị cùng khởi xuất
Càn khôn sẽ được toạ định (đứng yên) mà không thể bị đảo lộn rồi
Trong đại kiếp nạn năm 1999, rùa thần cũng bị thế lực tà ác bức hại, đối ứng với thế gian con người là việc những ngọn núi bị đào bới. Sau đó nhờ chúng tôi cứu trợ, vì trong lịch sử nó có thành tích đối kháng Trung Cộng, quan trọng hơn là đã có lựa chọn đúng đắn trong thời kỳ Chính Pháp, cho nên chúng tôi đã đồng ý thu nhận và bảo vệ.
Huyệt động này cũng phù hợp với các yêu cầu của phong thủy, đứng ở cửa động mà nhìn có thể thấy các loại cách cục như thanh long, bạch hổ, chu tước, huyền vũ, triều, án… là có ngoại hình phù hợp yêu cầu (phong thủy).
Huyệt động không thể tùy tiện mà “điểm” được, huyệt động trong dân gian mà nói, thông thường đều là đại địa, mà hơn nữa chứa đầy sát khí (khí dữ), nếu không phải là Thiên mệnh an bài, hay người phúc đức chưa tới thì không thể ở đó mà “điểm huyệt”, bằng không thì thầy phong thủy sẽ gặp vấn đề. Đương nhiên, thông thường khi một thầy phong thủy có thể “điểm” ra huyệt động thì phần đa đều là những người tu Đạo trong lịch sử, đều có công năng khai mở, có trình độ như vậy mới có thể biết được những sự việc mà Thiên mệnh an bài.
Phúc địa
Con người hiện nay cho rằng “phúc” không phải chỉ là có tiền có quyền, mà còn là khái niệm về phú quý, nhưng theo chúng tôi nhìn thì không phải cách lý giải như vậy, đây là quan niệm nhận thức biến dị của con người hiện nay, cho dù là những người bình thường trong thế gian, những người chưa bước vào tu luyện mà nói thì cũng không phải cách lý giải như vậy.
Từ góc độ phong thủy đối với bách tính phổ thông mà nói, phúc địa là chỉ sự sinh sôi lâu dài của các thế hệ con cháu đời sau, đời đời đều bình an vô sự, không có đại tai đại nạn, gia thế tuy không phải đại phú đại quý nhưng năm này qua năm khác đều dư dả; con cháu đời sau đều chăm chỉ làm ăn, hiểu được đạo lý làm người cần tích đức hành thiện; không có trí huệ to lớn nhưng cũng không ngốc nghếch; những người này bẩm sinh gần gũi Thần Phật, tuy không nhất định sẽ bước vào con đường tu luyện nhưng xác thực là cũng sẽ không vì lợi ích danh vọng mà tranh đấu với người ta; những người như vậy tuy không tu Đạo nhưng trạng thái là đã ở trong Đạo rồi. Ở Trung Quốc, trường hợp điển hình của loại “phúc địa” này chính là “địa” của gia tộc họ Khổng.
Rất nhiều phúc địa là mang theo nhân tố tu luyện bên trong, xem có khởi được tác dụng hay không, nếu bộ phận này khởi tác dụng thì đời sau sẽ xuất hiện người tu Đạo. Đối với cá nhân tôi mà nói, trải qua bao năm kinh nghiệm, phúc địa yêu thích nhất của chúng tôi chính là “Liên hoa địa” của Phật gia. Đứng ở vị trí huyệt vị mà nhìn tứ phía, thì hình dáng tứ phía của núi chính là giống như một đóa hoa, mà hơn nữa là sơn thủy hữu tình (chú ý: thuật ngữ này của phong thủy có nghĩa là sông núi đều lấy huyệt vị làm trung tâm mà xoay quanh, nhìn hướng về huyệt vị), không có sơ hở hoặc thiếu sót lớn.
Từ quan điểm của người bình thường mà nhìn, chỗ đại phú đại quý kia không nhất định là được yêu thích. Những người thực sự đại phú đại quý, thông thường đều có Thiên mệnh và mang một loại trách nhiệm nào đó, và vì rèn giũa người này để có thể gánh vác trách nhiệm, đều sẽ làm các loại ma luyện để trợ giúp người đó thành thục lên. Cho nên cổ nhân có câu: “Cố thiên tương giáng đại nhậm vu tư nhân dã, tất tiên khổ kỳ tâm chí, lao kỳ cân cốt, ngã kỳ thể phu, không phạp kỳ thân, hành phất loạn kỳ sở vi, sở dĩ động tâm nhẫn tính, tằng ích kỳ sở bất năng”. (Tạm dịch: Vì cớ ông Trời sẽ giáng người này xuống gánh nhận trách nhiệm lớn lao, tất là trước tiên phải để người ấy khổ cái tâm chí, nhọc cái gân cốt, đói cái cơ thể, nghèo túng cái thân, khiến cho họ làm các việc không lúc nào được thuận lợi, chấn động vào cái tâm của họ, khiến cho tính tình của họ được nhẫn nại, phát triển cho tài năng của họ tốt hơn).
Người bình thường phúc đức mỏng, lực chịu đựng nhỏ, không muốn trải qua ma nạn này, ôm cái cách nghĩ là tôi không cầu có công tích gì vì có cầu cũng không được. Kỳ thực như vậy cũng được, trong vũ trụ này bất kỳ sinh mệnh nào cũng đều là bản thân tự do lựa chọn, còn hơn là họ vì không chịu nổi sự ma luyện này mà thực sự có thể bị hủy rớt xuống, từ đó mà đi về phía phản diện. Cho nên nói con người tự biết rõ bản thân (khả năng đến đâu) cũng là điều tốt, cũng là có trí huệ rồi.
Trong Phật giáo giảng lục đạo luân hồi, khi bạn không làm được là một vị Thần, không trở thành được một sinh mệnh cao cấp, thì cũng có thể làm người, chí ít còn tốt hơn làm súc sinh, hoặc là rơi vào địa ngục làm ngạ quỷ.
Hung sát địa
Hung sát địa là chỉ nơi thầy phong thủy sau khi điểm địa, là nơi không biết tại sao sau khi làm sự việc đó lại dẫn đến rắc rối hoặc thậm chí tử vong cho thầy phong thủy. Những hiện tượng này bộc phát nhanh, phản ứng cũng nhanh, như tai họa bất ngờ, đại nạn lâm đầu, phát sinh chết thảm, bệnh tật cấp phát không thể trị, v.v.; cũng có loại khởi phát chậm phản ứng chậm, ví như lúc đó cảm giác không rõ ràng, cũng không có biểu hiện hung hiểm quá lớn, nhưng lại giống như bệnh tật mãn tính từ từ phát tác, vận khí (vận may) từng bước không thuận, bệnh tật liên miên, vận nhà sa sút, hoặc hao tổn bản thân, hoặc hao tổn người nhà v.v., nơi mà trực tiếp dẫn đến sự tử vong của thầy phong thủy gọi là “sát địa”, thông thường, thầy phong thủy khi đàm luận về nơi này liền biến sắc, xem như cấm kỵ, lo sợ bản thân gặp phải những chỗ như vậy, rất nhiều người vì thế mà không dám giúp người khác “điểm địa”, thậm chí là vì điều này mà không dám đi sâu vào phong thủy. Loại hung sát địa này có hay không? Có. Nhưng cũng không đến nỗi đáng sợ như thế.
Hung sát địa thông thường là để chỉ ở một số điểm trọng yếu như long, huyệt, sa (cát), thủy v.v… có sai lệch lớn, ví như lấy long mạch làm ví dụ: Lai Long của núi chính có sát khí mạnh, nói theo khái niệm mà người dân trăm họ có thể hiểu được thì chính là ngọn chủ sơn mà huyệt vị dựa vào phía sau có Lai Long hiểm trở lại không có nhấp nhô, cũng không quanh co uốn lượn, tương đối cứng nhắc thẳng đờ, trên núi, đặc biệt là ở hai bên trái phải xương sống có nhiều vách đá trắng; hoặc giả là long mạch phía sau huyệt vị có hố vũng, ác thạch hoặc những thứ khác. Loại hung sát địa này không những mang đến cho hậu thế gia tộc của huyệt vị đó trùng trùng tai họa, mà đến cả thầy phong thủy có liên quan cũng phải gánh chịu loại sát khí này, dẫn đến tai họa thậm chí là tử vong.
Tại sao lại bị như thế này? Như chúng tôi đã đề cập trong phần trước về “Địa huyệt”, “Địa huyệt” là được phân thành cấp bậc, mà đối với người tu luyện thì căn cứ vào tiêu chuẩn đạo đức tâm tính của bạn, cũng có sự phân chia tầng thứ. Ví như nói khi tầng thứ tu luyện của thầy phong thủy tương đương với cấp Ngũ phẩm của Địa huyệt, bạn giúp người ta “điểm địa” ở cấp Nhị phẩm, vậy chẳng phải là bạn đã đi làm cái việc vượt quá tầng thứ của bạn rồi không? Chính là giống như một Thị trưởng (chủ tịch thành phố), bản thân lại đi làm việc của một Phó Thủ tướng, bạn nghĩ xem sẽ có hậu quả thế nào, bạn có bị gặp rắc rối hay không? Khẳng định là có. Đây là phạm thượng, không tuân thủ quy chế, thời cổ đại sẽ bị xử trảm, giống như ngày nay, nếu tình tiết nghiêm trọng thì sẽ bị phán tử hình. Trên Địa huyệt có Thần, họ cũng có tính khí, tính cách khác nhau. Nói đùa một chút, một số nơi trong Phật giáo có đề cập đến hộ pháp hàng phục yêu ma, cũng có những Kim cương hộ pháp, họ là không có tình cảm (con người), có thể “đi cửa sau” giống như con người, không có chuyện đó, mà chính là dựa vào Pháp tắc mà làm việc, nên xử lý thế nào thì sẽ xử lý thế đó.
Thầy phong thủy nếu muốn “điểm địa” cho một gia đình, nhất định cần nghiêm khắc khảo sát dựa trên cơ sở phúc phận của gia đình này mà quyết định. Có những thầy phong thủy bản sự lớn, thậm chí biết đi khắp nơi trên trời dưới đất điều tra tình huống đời này đời trước, tổ tiên tiền bối của gia đình kia, sau đó mới giúp họ “điểm địa”, làm một số an bài sao cho phù hợp với quy luật vận hành của Thiên Địa. Hiện nay, mặc dù rất nhiều địa huyệt đã bị con người tìm được, thì cũng đều có cảm giác là ở đó sinh khí không đủ. Vì sao vậy? Vì Thần ở đó đã rời đi rồi. Thầy phong thủy nếu muốn khởi dùng Địa huyệt này, thì tất phải có tầng thứ cao, có đầy đủ năng lực lớn như thế, có chính niệm câu thông với Địa Linh Thần, hiệp trợ cùng nhau để sử dụng. Tầng thứ tu luyện của thầy phong thủy là cần đạt đến hoặc vượt qua cấp bậc của Địa huyệt thì mới có thể có tư cách “điểm” được “địa” này. Thông thường mà nói, nếu bạn tu luyện chưa đạt đến mức đó thì cũng nhìn không được “địa” kia, tự nhiên cũng “điểm” không được huyệt vị. Cũng chính là nói, tầng thứ tu luyện của thầy phong thủy là cần đạt đến hoặc vượt qua đẳng cấp của Địa huyệt thì mới có thể có tư cách đi “điểm” cái “địa” này. Cho dù là bạn có tư cách, thì bạn còn phải thuận theo Thiên mệnh, không có Thiên mệnh này mà cưỡng chế làm bừa thì đó chính là vi phạm vào Thiên luật, ha ha.
Nói đến đây, một số người đam mê phong thủy sẽ cảm thấy lo lắng, quy tắc nghiêm túc như thế, thì cho dù mình có tiến nhập tu luyện, không biết cấp bậc của huyệt vị, lỡ may điểm sai, vô ý phạm vào nội quy, há chẳng phải là quá tệ rồi? Kỳ thực, thông thường mà nói, nếu bạn tu luyện không đến mức độ đó, bạn cũng sẽ nhìn không ra “địa” đó, thì tự nhiên cũng “điểm” không được huyệt vị này. Đương nhiên, rất nhiều sự việc cũng không quá tuyệt đối, đặc biệt là ở thế gian con người, cho nên ở tình huống thông thường, mọi người cũng biết cái lý này, không đắc được Thiên mệnh, cho dù có biết thuật phong thủy thì cũng không dễ dàng vận dụng, nếu có cơ duyên nhìn thấy “hảo địa” thì cũng gần gần giống như việc chiêm ngưỡng bảo bối trong viện bảo tàng, chỉ nhìn mà không lấy được. Còn nếu đắc nhận được Thiên mệnh, tự bản thân anh ta sẽ biết nên hay không nên làm và làm như thế nào. Thầy phong thủy chân chính là không dễ dàng “điểm địa” cho người khác, và “điểm địa” xong thông thường cũng sẽ không thu tiền. Những sự việc loại này không phải là dùng tiền nơi thế gian là có thể mua được. Những kẻ thu tiền kia, đặc biệt là thu nhiều tiền, về cơ bản đều là thầy phong thủy giả, là những thuật sĩ giang hồ chuyên lừa người.
Văn địa và võ địa
Giới phong thủy có sự phân chia đơn giản đối với người Trung Quốc các nơi, rất nhiều người đam mê phong thủy đều biết, ví như dải đất Giang Nam dễ dàng sinh xuất ra văn nhân hoặc phú thương, dải đất Quảng Tây dễ dàng sinh xuất ra võ nhân binh tướng. Loại phân chia này rất có đạo lý, và đã được lịch sử chứng minh, vậy nó căn cứ vào cái gì để phân chia như thế?
Hình dáng những ngọn núi ở Giang Nam phổ biến là nhỏ nhắn tinh xảo, toàn bộ bề mặt những ngọn núi trong cách cục được phủ bởi một lớp cỏ nên đá không bị lộ ra ngoài, đặc biệt là Tả Thanh Long trông hoạt bát linh động, ở phía trước thì án sơn rất nhiều hình dáng là giống cái giá bút, cho nên nơi đây đã sinh xuất ra không ít văn nhân và phẩm cấp cũng tương đối cao, lại thêm dòng nước xanh biếc bao quanh, nên cũng dễ dàng sinh ra những phú ông giàu có.
Dãy núi vùng Quảng Tây cảnh tượng giống như măng đá, không có lớp cỏ phủ bên ngoài, hơn nữa còn xếp xếp lại giống như đang bày binh bố trận, cho nên nơi này sẽ sinh ra võ nhân nhưng phẩm cấp không cao, tức là nhiều binh lính. Nơi thực sự sinh xuất ra tướng soái là có liên quan đến “quý”, toàn bộ quần thể những ngọn núi trong cách cục phần nhiều là lộ đá hoặc thậm chí là trơ vách đá trắng, đặc biệt là bạch hổ hùng tráng, sát khí lộ ra bên phải, cũng tức là hình thành rất nhiều những ngọn núi hình bạch hổ, bao phủ một vùng rộng lớn, trên bạch hổ có lộ ra đá, hơn nữa còn liên kết thành một vách đá trắng. Chúng tôi thấy thời cổ đại có ghi chép rằng nơi trọng yếu binh bộ quân cơ của triều đình thường được gọi là “bạch hổ đường”, cũng có cách nói là đại tướng quân nào đó chính là bạch hổ tinh chuyển thế hạ phàm v.v… cũng từ đây mà ra. Ngoài ra, còn có các lại địa Phật gia, địa Đạo gia, cho đến những nơi tu luyện, v.v., đến đây xin phép sẽ không nói tiếp nữa.
Cuối cùng, tôi muốn nhấn mạnh một vấn đề, trong phong thủy học có những tổng kết kinh nghiệm, cũng được rất nhiều người biết đến, đó là ngay cạnh đại địa là hố lửa. Điều đó có ý nghĩa gì? Là nói nơi hảo địa, đại địa chân chính thì ở gần đó đều có chỗ rất giống huyệt vị, khi bạn đứng ở đó nhìn, đại thể ngoại hình cũng phù hợp với yêu cầu của phong thủy học. Nhưng nơi này được tạo ra là để lừa người, hoặc nó là dùng để bảo vệ huyệt vị chân chính, không phải là người ta không biết cách che giấu, để nó hiển hiện rồi bị tìm thấy.
Ngày nay rất nhiều người, đặc biệt là những người có tiền, có quyền, muốn tìm đến các thầy phong thủy để giúp họ tầm địa (tìm vị trí tốt), cho đến việc có thể trợ giúp cho sự thăng tiến trong công việc của họ. Nói đùa thế này, nếu như tìm được một thầy phong thủy giả, tùy tiện tìm được một nơi vô hại nhẹ nhàng để lừa anh ta thì còn tạm được. Còn nếu thầy phong thủy kia thuộc loại lơ mơ nửa hiểu nửa không, có thể tìm ra vị trí đại khái của huyệt vị, nhưng lại “điểm” không chuẩn, điểm đúng cái hố lửa ở gần chân huyệt, thì gia đình này đúng là gặp phải xui xẻo lớn, chính là chờ đợi họ là gia đạo lụn bại hoặc gia phá nhân vong (người mất nhà tan) rồi.
Chú thích:
Minh Đường: Trong văn hóa cổ xưa, Minh Đường chính là nơi Thiên tử coi việc triều chính cũng như là nơi trăm quan chầu vua. Hiện nay, Minh Đường trong phong thủy chính là chỗ đất trước huyệt, các núi tụ quanh và các mạch đổ về; là nơi hội tụ của sinh khí cát tường.
Án Sơn: Núi có hình giống chiếc bàn dài như án thờ dùng trong thờ cúng tế lễ.
ChanhKien.org