Di truyền sinh học tuy là điều bí ẩn nhưng vẫn để lại dấu vết. Thực tế, sự di truyền các nét mặt và đặc điểm cơ thể của trẻ đều tuân theo quy luật nhất định.
Di truyền sinh học là một quá trình kỳ diệu, rất khó để giải thích rõ ràng trong một vài từ. Vậy, có quy luật khoa học nào cho việc di truyền ngoại hình và chỉ số IQ của trẻ không?
1. Phải chăng “con gái giống cha, con trai giống mẹ”?
Mỗi chúng ta đều được phát triển từ một quả trứng đã thụ tinh, trứng đã thụ tinh phải trải qua nhiều lần phân chia để trở thành phôi thai, các gen và nhiễm sắc thể chứa trong trứng đã thụ tinh cũng liên tục được kết hợp, phân tách, trao đổi và biến đổi một cách ngẫu nhiên để trở thành một cá thể mới. Có 23 cặp nhiễm sắc thể trong nhân của cơ thể con người, với tổng số hơn 30.000 gen, một nửa trong số đó được cha mẹ cung cấp.
Nét mặt, đường nét cơ thể giống ai chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố di truyền của các bộ phận tương ứng đến từ ai, ngoài ra còn bị môi trường tiếp thu ảnh hưởng. Vậy nên, quan niệm “con gái giống cha, con trai giống mẹ” là không khoa học.
Di truyền sinh học tuy là điều bí ẩn nhưng vẫn để lại dấu vết. Thực tế, sự di truyền các nét mặt và đặc điểm cơ thể của trẻ đều tuân theo quy luật nhất định.
2. Giải mã quy luật di truyền các nét trên khuôn mặt
Khuôn mặt của một đứa trẻ trông như thế nào có thể đánh giá một phần thông qua lý thuyết về sinh học và môi trường sống.
Mắt một mí và mắt hai mí
Mắt một mí và mắt hai mí ở con cái là một cặp tính trạng có quan hệ họ hàng với nhau, mắt hai mí là tính trạng trội so với mắt một mí. Nếu bố và mẹ đều có mắt hai mí thì khả năng con có mắt hai mí sẽ cao hơn, còn nếu cả bố và mẹ đều có mắt một mí, khả năng cao trẻ cũng có mắt một mí.
Nhãn cầu sẫm và nhãn cầu sáng
Độ đậm nhạt của màu sắc nhãn cầu cũng là một cặp tính trạng tương đối, nhãn cầu màu sẫm như màu đen là tính trạng di truyền trội đối với nhãn cầu màu sáng như xanh lam. Nếu bố hoặc mẹ có nhãn cầu màu sẫm thì khả năng cao là trẻ cũng sẽ có nhãn cầu màu tối.
Sống mũi cao và sống mũi tẹt
Sống mũi cao là tính di truyền trội, nếu bố hoặc mẹ có sống mũi cao thì khả năng con cái có sống mũi cao tương tự cũng rất lớn.
Ngoài ra, môi trường khí hậu cũng có tác động đến mũi. Nói chung, những người sống ở vùng lạnh giá, vĩ độ cao thường sở hữu sống mũi cao hơn so với những người sống gần xích đạo, bởi vì sống mũi cao có tác dụng làm ấm và làm ẩm không khí lạnh hít vào, đồng thời bảo vệ phổi và đường thở.
3. Giải mã quy luật di truyền tính trạng hình thể
Chiều cao, béo gầy của trẻ chủ yếu do thể trạng của cả bố và mẹ quyết định, đồng thời trẻ cũng có thể thay đổi đặc điểm hình thể của bản thân thông qua vận động và ăn uống điều độ.
Chiều cao
Di truyền của cha mẹ quyết định khoảng 70% chiều cao của trẻ, trong đó mỗi cha mẹ chiếm 35%. 30% còn lại được xác định bởi thói quen sinh hoạt có được, ví dụ như cha mẹ của một số người không cao, nhưng họ vẫn rất cao vì họ thích chơi bóng rổ.
Trong thực tế, công thức FPH thường được sử dụng để dự đoán chiều cao của trẻ:
- Chiều cao mục tiêu của bé trai (cm) = 45,99 + 0,78 × (chiều cao của bố + chiều cao của mẹ) / 2
- Chiều cao mục tiêu của bé gái (cm) = 37,85 + 0,75 × (chiều cao của bố + chiều cao của mẹ) / 2
Béo và gầy
Nếu cả cha và mẹ đều béo phì, thì có 53% khả năng đứa trẻ cũng sẽ bị béo phì. Tuy nhiên, nếu cả gia đình đều béo phì, thì ngoài yếu tố di truyền, các yếu tố như thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh cũng có thể ảnh hưởng.
Vì sự di truyền về ngoại hình và thể chất có những quy luật nhất định, vậy phải chăng chỉ số IQ của trẻ cũng có một quy luật di truyền riêng?
2. Liệu “tính cách giống bố, IQ giống mẹ”?
Nghiên cứu cho rằng trí thông minh có khả năng di truyền cao. Chỉ số IQ của cha mẹ có tác động nhất định đến chỉ số IQ của con cái, nhưng không tuyệt đối, di truyền ảnh hưởng đến tiềm năng của IQ, ngay cả cha mẹ là giáo sư đại học cũng có thể sinh ra những đứa trẻ “ngu ngốc”.
Nếu ví bộ não con người như một cái xô, thì gen chính là cái vòi, còn môi trường tiếp thu là đường ống dẫn đến nguồn nước của IQ. Vòi không mở thì không có nước, không có ống dẫn nước thì không thể dẫn nước vào xô, IQ là biểu hiện toàn diện của cả hai, tính cách của một người cũng vậy, không chỉ do cha hoặc mẹ quyết định hoàn toàn.
Làm thế nào để cải thiện chỉ số IQ của trẻ?
Có rất nhiều nếp gấp độc đáo trên vỏ não và chúng chứa đựng trí tuệ của con người.
Trong não, sự hình thành các mạng lưới thần kinh được hoàn thiện trong vài năm đầu đời và đạt đến trạng thái ổn định khi đến tuổi dậy thì. Do đó, thời thơ ấu là một giai đoạn rất quan trọng trong sự phát triển của bộ não.
Sự hình thành các vùng não và mạng lưới thần kinh chức năng có các giai đoạn quan trọng khác nhau, một lần bỏ lỡ không thể cứu vãn. Để cải thiện chỉ số IQ của trẻ, cần biết cách nắm bắt thời kỳ quan trọng đối với sự phát triển trí não, trau dồi trí thông minh của trẻ thông qua môi trường thu được.
Thời kỳ quan trọng đối với sự hình thành hệ thống thị giác là trước ba tuổi, thời kỳ quan trọng đối với hệ thống ngôn ngữ là trước sáu hoặc bảy tuổi.
Theo Wang He từ Aboluowang
Bảo Vy biên dịch
NTD Việt Nam