Ngày càng có nhiều các nhà khoa học cũng bắt đầu nhận thức ra đại não chỉ là vật mang tải và công cụ của sinh mệnh tinh thần. Suy nghĩ thực sự là sinh mệnh tinh thần nằm trong tuyến tùng, ngai vàng của linh hồn, chứ không phải bộ não (Ảnh chụp màn hình)
Một nhà khoa học gây tranh cãi, một nhà phát minh bị giới học thuật bóp nghẹt, lý luận của ông ở lĩnh vực hình thái ý thức đã kích nổ một cuộc chiến thay đổi vận mệnh của nhân loại.
Năm 1896, một thẩm phán quận Punjab, Ấn Độ thuộc địa của Anh tên là Thomas Troward, vui vẻ tuyên bố nghỉ hưu. Vị thẩm thán ở thuộc địa của Anh sinh năm 1847 này là nhà văn người Anh, sở thích lớn nhất của ông là nghiên cứu và so sánh các tôn giáo. Ông rất vui mừng về việc nghỉ hưu, bởi vì sau khi nghỉ hưu ông sẽ có thêm nhiều thời gian, chuyên tâm dành cho sở thích của mình. Phương thức nghiên cứu của ông vô cùng đặc biệt. Ông đã ứng dụng logic và chứng cứ quyền hành tư pháp trong nghiên cứu quan hệ nhân quả của thể hệ tôn giáo. Ông đã tổ chức khoá giảng về tinh thần khoa học ở Edinburgh để chia sẻ thành quả nghiên cứu của mình.
William James là một nhà triết học lịch sử học người Mỹ của thế kỷ 19, cũng là nhà tư tưởng vĩ đại nhất cuối thế kỷ 19. Ông là người đầu tiên dạy về tâm lý học ở Mỹ, hay còn được gọi là ‘ông tổ về tâm lý học” của Mỹ. James rất sùng bái lý luận của Troward. Ông cho rằng khoá giảng về khoa học tinh thần của Troward là tuyên bố triết học ngắn gọn nhất mà ông từng thấy. Sự rõ ràng trong tư tưởng và phong cách cho thấy vẻ đẹp của tuyên bố kinh điển thực sự. Vậy rốt cuộc Troward đã nghiên cứu điều gì khiến cho một nhà tư tưởng thời đại sùng bái đến vậy.
Tuyên bố kinh điển
Đầu thế kỷ 19, nước Mỹ xuất hiện một phong trào tư duy mới, chính là phong trào luật hấp dẫn phổ biến nhất hiện nay. Những người theo phong trào tư duy mới là những người thừa kế những tư tưởng cổ đại, tổng hợp hệ thống tín ngưỡng như cổ Hy Lạp, La Mã, Ai Cập, Trung Quốc, Đạo giáo, Veda, Ấn Độ giáo và Phật giáo để giải thích sự tương tác giữa tư tưởng, tín ngưỡng, ý thức, và ảnh hưởng của chúng đối với nhân loại.
Phong trào tư tưởng mới cho rằng Chúa Tạo Hóa có ở khắp nơi. Sâu thẳm trong nội tâm mỗi người đều có Thần tính. Thần tính là một sức mạnh hướng thiện. Tất cả mọi người đều là sự tồn tại của sinh mệnh tinh thần. Nguyên tắc tinh thần tối cao đó là sự tương ái lần nhau một cách vô điều kiện. Theo ngôn ngữ phương Đông thì đó là cần có sự từ bi. Troward là người có sức ảnh hưởng lớn nhất đối với phong trào tư tưởng mới này.
Tại khoá giảng về khoa học tinh thần tại Edinburgh, ông đã nêu ra một quan điểm: “Tư tưởng của tôi là một trung tâm của vận hành Thần tính”, “Vì vậy, Thần tính sẽ không thay đổi bản chất bên trong của nó, nên tôi phải dùng phương thức tương tự để cùng nó vận hành”.
Điều đó có nghĩa là tư tưởng của Thần tính tồn tại trước ở hình thái vật lý, giống như mối quan hệ giữa nhân tế bào và tế bào. Bộ phận ở trung tâm là nhân tế bào, cũng chính là Thần tính; phần ở bên ngoài là dạng vật chất bắt nguồn từ nhân, cũng chính là hình thức tư tưởng của con người. Vì vậy, Troward cho rằng Thần tính sẽ không nói dối, bởi vì tinh thần chính là tồn tại vật chất, là vật chất có thể thấy được. Do đó, theo logic, Thần tính không thể nói dối. Bệnh tật và cái chết là sự phủ nhận sinh mệnh. Thần tính là tiêu chuẩn của sinh mệnh, trong tu hành của bản thân, sẽ không có suy nghĩ về bệnh và cái chết. Vì vậy, nếu bất kỳ hành vi nào của con người đi ngược lại với Thần tính, sẽ sinh ra bệnh tật, thậm chí mang tới tử vong.
Đầu thế kỷ 19, nhà thôi miên kiêm nhà trị liệu người Mỹ Phineas Quimby đã căn cứ theo lý luận của Troward, phát triển một thể hệ lý luận trị liệu, trở thành nhà sáng lập phong trào tư duy mới. Ông cho rằng nguồn gốc của bệnh tật nằm ở tư tưởng là kết quả của tín ngưỡng sai lầm. Ông tin rằng trí huệ của Thượng Đế có thể chiến thắng bất kỳ bệnh tật nào. Ông nói rằng vấn đề chính là ở chỗ tâm trí, bởi vì thân thể chỉ là nơi cư ngụ của tâm trí. Vì vậy, nếu như hệ thống niềm tin của bạn bị kẻ thù vô hình xâm chiếm, thì bạn đã rơi vào trạng thái bệnh tật – hay đúng hơn là trạng thái ‘không thoải mái’ (di-ease). Do đó, Quimby nói rằng cần có phương pháp trị liệu.
Phương pháp điều trị của ông rất đơn giản, đó là trò chuyện với bệnh nhân, loại bỏ những tư tưởng gây nên bệnh tật, thay đổi quan niệm sai lầm của bệnh nhân, thiết lập lại niềm tin vào chân lý. Như vậy bệnh sẽ khỏi. Vào thời điểm đó, lý luận chữa bệnh này đã phải hứng chịu sự chỉ trích của cộng đồng y tế. Họ cho rằng điều này đã trực tiếp phủ nhận lý thuyết gây bệnh của y học khoa học, phủ nhận nguyên nhân vật lý gây ra bệnh tật. Ví dụ, nguyên nhân gây ra ung thư có thể là gen bất thường, cũng có thể là do sự phát triển tế bào bất thường dẫn đến nhiễm trùng, có thể là virus, vi trùng, vi khuẩn, cũng có thể là độc tố môi trường… Do đó đã nổ ra một cuộc chiến ý thức hệ giữa tâm lý trị liệu và khoa học y học. Vào những năm 1920, phát minh của một nhà khoa học Mỹ đã khiến cuộc chiến ngày càng gay gắt, cho đến ngày nay nó vẫn chưa chấm dứt, và vẫn đang diễn ra.
Phát minh kinh ngạc
Royal Raymond Rife sinh năm 1888. Ông là người có tài năng, tư duy mẫn tiệp, có óc quan sát và có nhiều tư tưởng tuyệt vời. Nhiều phát minh của công đến nay vẫn được sử dụng phổ biến trong quang học, điện tử học, phóng xạ hoá học và sinh hoá học.
Những năm 1920, Rife đã phát minh ra kính hiển vi virus đầu tiên trên thế giới. Tháng 11 năm 1929, báo San Diego Union đã đưa tin trên trang nhất về phát minh của ông và xuất bản các bài báo về phát minh của ông. Năm 1931, Rife công bố thành quả nghiên cứu của mình, được rất nhiều bác sĩ, trường đại học và sở y tế nổi tiếng hoan nghênh. Chủ tịch Chi nhánh Nam California của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, giám độc bệnh viện Pasadena – Tiến sĩ Milbank Johnson cũng đánh giá rất cao phát minh của Rife.
Năm 1933, dựa trên cơ sở của kính hiển vi virus, Rife đã phát minh ra một loại kính hiển vi vạn năng phức tạp hơn. Nó được gọi là Kính hiển vi thông dụng Rife (Rife Universal Microscope). Cho tới nay, đây là kính hiển vi duy nhất có thể quan sát được virus sống, có thể phóng đại vật thể gấp 60.000 lần so với kích thước bình thường ban đầu. Rife trở thành người đầu tiên thực sự nhìn thất virus sống. Độ phân giải của kính hiển vi thông thường rất thấp. Đó là do hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng. Các mẫu phẩm mà nhìn qua kính hiển vi điện tử, nói chung đều là chết, bởi vì các hóa chất nhuộm màu sẽ giết chết mẫu phẩm. Nhưng kính hiển vi Rife có thể làm cho ánh sáng không đi qua được, nên độ phân giải rất cao, không cần sử dụng hoá chất nhuộm màu, chỉ cần thông qua công nghệ nhuộm ánh sáng có thể nhìn thấy mẫu phẩm sống.
Qua kính hiển vi tiên tiến, Rife đã nhìn thấy tính đa hình của mẫu phẩm. Ông phát hiện ra rằng, các môi trường nuôi cấy khác nhau có thể tạo ra các sinh vật hoàn toàn khác nhau. Dưới ống kính hiển vi, những virus sống đó đang bận sao chép các chất gây ung thư để thích nghi với những thay đổi trong các môi trường khác nhau, biến những tế bào bình thường thành tế bào khối u. Điều này khiến Rife chợt loé lên ý tưởng kết hợp âm thanh phát sóng từ các kênh khác nhau, để làm nổ những sinh vật đó, rồi quan sát phản ứng của chúng.
Vì sao ông muốn làm thế? Mọi người đều biết rằng, nguyên tử là đơn vị cơ bản của các nguyên tố hoá học. Những thay đổi hóa học không thể chia nhỏ các hạt. Tốc độ dao động của nguyên tử trong một khoảng thời gian nhất định gọi là tần số dao động của nguyên tử. Mỗi nguyên tử có tần số riêng của nó. Thân thể con người do khoảng 7×10 mũ 27 nguyên tử tổ hợp thành. Các nguyên tử này cấu thành nên hơn 75 nghìn tỷ tế bào. Do vậy, mỗi tế bào của cơ thể người cũng đều có tần số dao động của riêng nó.
Khi làm thí nghiệm, Rife phát hiện ra rằng, mỗi vật thể, gồm cả thực vật, vi khuẩn, virus đều có sóng tần số tự nhiên của riêng chúng. Nếu dùng một tần số điện tử nào đó để phá vỡ tần số của virus thì về mặt lý thuyết phải chăng có thể tiêu diệt các sinh vật đa hình đang hoạt động trong các tế bào ung thư đó? Trải qua nhiều thực nghiệm, ông nhanh chóng nhận ra phỏng đoán của mình là chính xác. Tần số điện tử nào đó quả thực đã giết chết các sinh vật đa hình hoạt động trong tế bào ung thư. Vì vậy ông đã phát minh ra thiết bị tia chùm Rife chuyên dụng để bắn phá các tế bào ung thư đó.
Đầu năm 1938, tiến sĩ Johnson sắp xếp một thí nghiệm lâm sàng chính thức để kiểm tra chức năng và hiệu suất của thiết bị tia chùm. Thời điểm đó, trong đội ngũ bác sĩ bao gồm các bác sĩ và nhà nghiên cứu bệnh học nổi tiếng, có 16 bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối tình nguyện chấp nhận tham gia điều trị bằng máy của Rife. Kết quả thí nghiệm lâm sàng khiến mọi người hết sức phấn chấn. Sau ba tháng, 16 bệnh nhân không chỉ đều còn sống, mà 14 người trong đó đã không còn dấu hiệu ung thư. Chẩn đoán cuối cùng là chữa khỏi lâm sàng. Điều kinh ngạc hơn nữa là, thêm một tháng sau, tế bào ung thư của hai bệnh nhân tình nguyện còn lại cũng biến mất. Tỷ lệ thành công trị khỏi của thiết bị tia chùm Rife đạt 100%.
Tuy phương pháp điều trị tinh thần của Quimby và phương pháp trị liệu vật lý của Rife đều có thể đạt được hiệu quả điều trị. Tại sao phong trào tư duy mới vẫn còn cho đến ngày nay nhưng máy trị liệu bằng chùm tia của Rife lại biến mất?
Kết cục kỳ lạ
Về lý, với kết quả thí nghiệm lâm sàng trải qua hơn 20 năm nghiên cứu vất vả, chữa trị khỏi 100% cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, lẽ ra Rife xứng đáng được vinh danh trong ngành y và nhận được phần thưởng tài chính lớn. Nhưng, giống như Nikola Tesla, Rife vốn là nhà phát minh trong ngành y, kết cục của ông khiến người ta không khỏi bùi ngùi.
Thiết bị tia chùm do Rife phát minh khiến Morris Fishbein rất quan tâm. Khi đó, Fishbein là chủ tịch của Hiệp hội Y khoa Mỹ, tổng biên tập của tạp chí Hiệp hội Y khoa (JAMA). Hiệp hội này được thành lập năm 1847, trước thế kỷ 20 đây là một tổ chức thương mại, sau này bị gia tộc Rockefeller kiểm soát. Fishbein nói với Rife rằng ông ta sẽ lợi dụng quyền lực và bè phái của mình để Hiệp hội Y khoa Mỹ nói những lời tốt về Rife, rồi thông qua người bạn của Fishbein ở FDA giúp nhanh chóng phê duyệt tiền thiết bị. Điều kiện là Rife phải chia cho Fishbein lợi nhuận từ việc bán thiết bị tia chùm này. Nhưng Rife đã từ chối đề nghị này. Vậy là các sự việc ly kỳ cứ lần lượt xuất hiện.
Đầu tiên là phòng hoá nghiệm của Rife bị đập phá. Những hình ảnh, video, tệp file của nghiên cứu bị đánh cắp. Nghiên cứu phát triển kính hiển vi cũng bị đánh cắp, phòng hoá nghiệm còn bị đốt. Tiếp theo đó, hai phòng khám của bác sĩ ủng hộ Rife bị các quan chức liên bang đột kích, các thiết bị và ghi chép của họ đều bị tịch thu. Không lâu sau, hai bác sĩ này được phát hiện “tự tử bằng thuốc độc”.
Năm 1944, tiến sĩ Johnson – người ủng hộ Rife, đã sắp xếp một cuộc họp tuyên bố công cụ do Rife phát minh có thể chữa khỏi ung thư. Điều không ngờ lại xảy ra, một đêm trước khi cuộc họp này diễn ra, tiến sĩ Johnson đột nhiên qua đời. Tất cả nghiên cứu của ông đã ‘không cánh’ biến mất. Lúc đó, cơ quan chức năng tuyên bố đây là cái chết là do tai nạn. Nhưng vài năm sau, khi mở quan tài khám tử thi, hoá nghiệm lại, đã phát hiện ra Johnson bị trúng độc mà chết.
Cuối cùng những ghi chép nghiên cứu hơn 50 năm của Rife đã bị chính quyền tịch thu toàn bộ. Tạp chí Y khoa bị cấm đưa tin về phương pháp chữ trị ung thư của Rife. Vì vậy, ngày nay nếu tra cứu thông tin về Rife, sẽ không tìm thấy hồ sơ nào.
Năm 1971, Rife 83 tuổi, đã qua đời vì dùng quá liều thuốc an thần và rượu. Bi kịch để lại cho người ta không chỉ nỗi buồn mà còn cả suy nghĩ. Rife đã phát hiện ra tần số chấn động tế bào, và thông qua phương pháp vật lý thay đổi tần số của virus để đạt được hiệu quả trị liệu, đã có ảnh hưởng rất lớn đối với liệu pháp tâm lý.
Bí quyết thay đổi vận mệnh
Khoa học y học cuối cùng đã bóp nghẹt Rife, mặc cho phát minh của ông khoa học thế nào đi nữa. Tuy nhiên, sau khi Rife phát hiện ra tần số chấn động của tế bào, các nhà nghiên cứu đã tiến hành các kiểm tra khác nhau về tần số của cơ quan nội tạng con người. Kết quả hết sức kinh ngạc. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, các bộ phận tổ hợp khác nhau trên thân thể người, ví dụ như xương, cơ quan, nội tạng, mô và hệ tuần hoàn đều rung động ở tần số cụ thể. Dù chúng ta không thể nhìn thấy, cũng không thể nghe được, các tế bào của con người, sau khi hình thành, tần số tự nhiên trung bình của cơ thể con người là 4-5Hz. Tần số của cơ thể người bình thường là khoảng 7,5Hz; khoảng 3-6Hz theo hướng ngang, khoảng 48Hz theo hướng thẳng đứng.
Do giới tính, tuổi tác, cử động cơ thể của đối tượng tham gia kiểm tra hoặc các trạng thái khác nhau sẽ có tần số rung hơi khác nhau. Ví dụ cơ quan trong cơ thể con người có tần số 3-17Hz, nhưng các cơ quan nội tạng chủ yếu (tim, dạ dầy, thận, bụng, thắt lưng) có tần số từ 3-6Hz, cánh tay từ 2-5Hz, xương sống 4-6Hz, xương chậu 1-3Hz, đầu và cổ từ 1-30Hz, nhãn cầu từ 30-100Hz.
Kết quả lần kiểm tra này đã chứng minh lý luận của Rife hoàn toàn chính xác. Thay đổi tần số của tế bào ung thư có thể trị khỏi được bệnh ung thư.
Kỳ thực vấn đề liên quan tới tần số đối ứng với lục phủ ngũ tạng, trong sách quý y học Trung Hoa từ hơn 2.000 năm trước “Hoàng Đế nội kinh” đã có ghi chép. Trong “Hoàng Đế nội kinh” viết rằng:
“Can chủ mục, tại âm vi giốc
Tâm chủ thiệt, tại âm vi chủy
Tỳ chủ khẩu, tại âm vi cung
Phế chủ tị, tại âm vi thương
Thận chủ nhĩ, tại âm vi vũ”
Tạm dịch:
Kinh mạch của gan tương thông với mắt, ứng với âm giốc
Kinh mạch của tim tương thông với lưỡi, ứng với âm chủy
Kinh mạch của lá lách tương thông với miệng, ứng với âm cung
Kinh mạch của phổi tương thông với mũi, ứng với âm thương
Kinh mạch của thận tương thông với tai, ứng với âm vũ
“Cung, thương, giốc, chủy, vũ” là ngũ ẩm cổ đại, đối ứng với ngũ hành “thổ, kim, mộc, hoả, thuỷ”.
Theo ghi chép trong “Lễ ký”, đại biểu ‘âm cung” là Thiên tử, thống soái “chúng âm”. Đại biểu “âm thương” là bề tôi, đại biểu “âm giốc” là bách tính, đại biểu “âm chủy” là chính sự, đại biểu “âm vũ” là vạn vật. Điều này cũng có nghĩa là vạn vật trời đất đều có âm của nó, tức là có tần số rung động riêng của nó.
Nhà văn kiêm nhạc sĩ người Mỹ Jonathan Goldman là một nhà trị liệu tinh thần. Ông đã đạt được nhiều thành tích trong lĩnh vực chữa bệnh bằng âm nhạc. Ông cho rằng cơ thể giống như dàn nhạc giao hưởng, mỗi người chơi một bản giao hưởng độc đáo. Khi thân thể ở trong trạng thái cân bằng và hài hoà, gọi là hoàn toàn khoẻ mạnh (sound health). Nếu trong đó có nghệ sĩ dương cầm nào chơi sai nốt nhạc, toàn bộ ca khúc sẽ lạc điệu, nghe sẽ không thoải mái, dễ chịu. Và không thoải mái chẳng phải là ‘bệnh’ (dis-ease) đó sao.
Từ cổ xưa, âm nhạc được coi là liều thuốc tốt nhất. Trong tiếng Hán, chữ “藥”(dược) xuất phát từ chữ “樂” (nhạc), cũng có nghĩa là ban đầu ‘nhạc’ được sinh ra để dùng chữa bệnh, là tổ tiên của ‘dược’. Dựa trên lý luận này, ngày nay phong trào tư duy mới cho rằng suy nghĩ chính diện và phụ diện của con người có thể dẫn tới kết quả các mối quan hệ tích cực hoặc tiêu cực.
Thực ra, tư tưởng chính là cũng có tần số, bạn quan tâm điều gì sẽ thu hút điều đó bước vào cuộc sống của bạn. Đây chính là nguyên tắc lực hấp dẫn. Tuy nhiên, thực tế chúng ta cũng nhận thấy rằng, luật hấp dẫn chỉ áp dụng với một bộ phận người. Tại sao?
Nhà triết học người Pháp Rene Descartes cho rằng con người có linh hồn. Thể tùng quả trong não người là ngai vàng của linh hồn. Hiện nay, ngày càng có nhiều các nhà khoa học cũng bắt đầu nhận thức ra đại não chỉ là vật mang tải và công cụ của sinh mệnh tinh thần. Suy nghĩ thực sự là sinh mệnh tinh thần nằm trong tuyến tùng, ngai vàng của linh hồn, chứ không phải bộ não. Nhưng sinh mệnh tinh thần nằm trong thể tùng quả. Vì nhục thân con người có thời gian và không gian ba chiều, thông qua con mắt thịt quan sát thế giới ba chiều. Nếu thần tính nguyên thủy bị giới hạn bởi vật chất trong thời không ba chiều, nó sẽ dần dần biến mất đi.
Đời người có rất nhiều ham muốn, có ham muốn tích cực, cũng có ham muốn tiêu cực. Những ham muốn này đều dựa trên vật chất thời không ba chiều.
Theo lý luận Thần tính của Troward và lí luận tần số tế bào của Rife, hoạt động của tế bào não con người cũng có tần số riêng. Dục vọng là một loại hoạt động tư duy của con người, nó cũng có tần số. Tần số mà ham muốn tích cực sinh ra sẽ phù hợp với tần số rung động của Thần tính, sẽ sinh ra kết quả tích cực. Tần số mà ham muốn tiêu cực sinh ra sẽ đi ngược với tần số rung động của Thần tính, mang tới kết quả tiêu cực. Đây là nguyên tắc của lực hấp dẫn.
Ham muốn tích cực mang tới kết quả cuộc sống tích cực cho con người; ham muốn tiêu cực mang tới kết quả cuộc sống tiêu cực. Do đó, vận mệnh của con người tốt hay xấu thực ra phụ thuộc vào tấn số ham muốn của bản thân mỗi người. Nhưng đặt lý luận này vào tu luyện của hai gia Phật, Đạo, dường như không còn thích hợp. Tu luyện trong Phật, Đạo chú trọng vào việc vứt bỏ dục vọng của con người, mới có thể siêu việt sự chế ước của thời không ba chiều, mới thấy được Thiên Đạo, tu đắc chính quả, quay trở về trời. Vì vậy, đối với người tu hành dốc sức để đắc Đạo, dù là người xuất gia hay tu tại gia, dù là ham muốn tích cực hay tiêu cực thì đều coi là chấp trước, đều cần phải vứt bỏ, mới có thể “xuất khỏi tam giới, không trong ngũ hành”.
Kỳ thực, nếu chúng ta quan sát kỹ sẽ phát hiện, lực hấp dẫn mà con người ngày nay rao giảng đã khác xa với lý thuyết trọng tâm của Troward. Troward nói về Thần tính không gì là không thể, không thể triển hiện tại thời không ba chiều. Dùng lời của Phật gia, đó là chỉ có siêu việt khỏi cảnh giới của tam giới mới có được thần thông. Còn cốt lõi của nguyên tắc luật hấp dẫn là sử dụng Thần tình vượt ra khỏi nhân tính để đạt được mong muốn hoặc mục đích trong thời không ba chiều. Nếu mọi người đều theo đuổi luật hấp dẫn như thế này, tập trung vào được mất của thời không ba chiều, loại lực hấp dẫn này chẳng phải dẫn con người đi ngược với ý định ban đầu của Sáng Thế Chủ sáng tạo ra tam giới sao?
Có người có thể hỏi vậy ý định ban đầu của Sáng Thế Chủ sáng tạo ra Tam giới là gì? Độc giả có thể đọc bài viết “Vì sao có nhân loại” của đại sư Lý Hồng Chí để tìm ra đáp án.
Theo Xinbuxinyouni
Minh An biên dịch
NTD Việt Nam