Hồng phúc và thanh phúc. (Tổng hợp)
[Thế nào là hưởng phúc?…] “Hồng phúc” là thụ hưởng; Bằng vật chất tiền tài… “Thanh phúc” là hưởng thụ; Những giá trị tinh thần…
“Hồng phúc” là thụ hưởng
Bằng vật chất tiền tài
Ví như: xây nhà đẹp
Đi xe sang hơn người…
Uống rượu Tây trăm triệu
Cưỡi du thuyền ra khơi
Ăn thịt bò ‘rắc muối’
Bọc vàng mười nướng chơi!…
Cũng có khi xuất ngoại
Đi cho thỏa một đời
Mua sắm toàn hàng hiệu
Trưng tiền tỷ lên người…
***
“Thanh phúc” là hưởng thụ
Những giá trị tinh thần
Như: du sơn ngoạn thủy
Gặp cảnh nhàn trong tâm…
Làm thơ khi trăng sáng
Gảy khúc đàn trước sân
Cũng có khi bầu bạn
Chuyện trò cùng tri âm
Hoặc đêm khuya tịch lặng
Tọa thiền và luyện công
Đọc sách bên bờ suối
Dạo chơi trên cánh đồng…
***
Hồng phúc rất khó đặng
Phải là ‘đại phú ông’
Miệng ăn núi còn lở(1)
Huống hồ là ‘chơi ngông’!
Tiền tài nhờ phúc báo
Đâu phải Trời cho không?
Đời cha mà ‘ăn mặn’
Con ‘khát nước’ xoay vòng!…(2)
Cũng có khi ‘nhẹ dạ’
Làm việc trái lương tâm
Hòng tranh danh đoạt lợi
Đời ‘xôi hỏng bỏng không!'(3)
Hưởng “hồng phúc” không dễ
Thường mệt nhoài trong tâm
Càng truy cầu – hưởng thụ
Càng hao mòn phúc âm…
***
“Thanh phúc” thì dễ gặp
Chỉ cần nhàn cõi tâm
Không cần nhiều tiền bạc
Niềm vui thường mênh mông
Thanh phúc không tổn đức
Không hại kỷ hại nhân
Vừa tiêu dao tự tại
Vừa thăng hoa tinh thần…
‘Ngẩng đầu nhìn trăng sáng’…(4)
Thiển đàm – thơ mấy vần…(5)
[Chọn Hồng phúc – Thanh phúc
Tùy quý bà, quý ông!…]
Lại ngẫm:
Ai muốn giàu phúc đức
Tìm đọc: “Chuyển Pháp Luân”(6)
Trí huệ mà khai mở
Thấy Phật Thần trong tâm…
Vô danh cư sỹ nhàn bút
(1) Thành ngữ dân gian Việt có câu: “Miệng ăn núi lở”.
(2) Tục ngữ dân gian Việt có câu: “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước”…
(3) “Xôi hỏng bỏng không”: Thành ngữ dân gian Việt.
(4) “Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương”
– Nguyên tác:
“Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương”…
[Trích: “Tĩnh dạ tứ” – thơ Lý Bạch].
(5) Đây chỉ là một trong những cách nhìn nhận và lý giải về việc ‘hưởng phúc’ xuất phát từ cơ điểm và góc nhìn theo Văn hóa truyền thống Á Đông… Đàm luận về chủ đề ‘phúc đức’ này, có thể có nhiều quan niệm khác nhau. Mấy dòng nhàn bút của Vdcs âu cũng chỉ là [nông cạn] thiển đàm…
(6) “Chuyển Pháp Luân”: Cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp [Pháp môn tu luyện thượng thừa thuộc Phật gia] giảng về nguyên lý: Chân-Thiện-Nhẫn, giúp cho bản thể, tâm tính, uy đức và tầng thứ sinh mệnh đồng thăng hoa… đồng thời cuốn sách cũng giải khai nhiều ẩn đố về nguồn gốc của sinh mệnh, vũ trụ, thời không và thân thể người… Quý độc giả hữu duyên có thể vui lòng tìm hiểu thêm tại đường link dưới đây:
NTD Việt Nam