Thời kỳ cai trị của hoàng đế Dương Quảng (Yang) (560-618 SCN) của triều đại nhà Tùy, ba người bạn thân tên Bùi Kham (Pei Chen), Vương Kính Bá (Wang Jingbo) và Lý Phan (Li Fang) đi đến núi Trường Bạch Dương (Bailu) để tầm Đạo. Sau hơn 10 năm tu luyện với nhiều khổ nhọc dường như họ chỉ đạt được một ít thôi.
Sau một thời gian Lý Phan chết. Vương Kính Bá nói với Bùi Kham: “Chúng ta bỏ nhà, bỏ đời sống thế gian giàu sang và quyền thế để đến đây tầm Đạo. Nơi rừng rậm xa xôi chúng ta không nghe được nhạc hay và không được những bữa ăn ngon. Chúng ta xem sự vui sướng là sự hổ thẹn, trải qua cuộc sống cô đơn nghèo khổ chỉ vì muốn đắc Đạo và trở nên người bất tử. Nhưng cả đến hôm nay thiên đàng cũng không ở trong tầm mắt. Nếu chúng ta tiếp tục chịu đau khổ ở nơi đây thì cái chết chờ chúng ta tại núi này. Tôi định lập tức rời khỏi núi này để sống cuộc đời xa hoa; tôi muốn tìm sự thịnh vượng và địa vị. Tại sao chúng ta phải chết cô đơn vô ích trong núi này?”
Bùi Kham đáp, “Từ lúc đầu tôi biết đời sống thịnh vượng và địa vị chỉ là tạm thời, nó như mây bay. Đã thấy nó là ảo tưởng, tại sao tôi có thể trở lại chỗ không thực đó?” Bùi Kham hối thúc Vương Kính Bá ở lại núi, nhưng Vương không nghe và ra đi. Năm đó là năm đầu tiên của triều đại nhà Đường với sự cai trị của hoàng đế Đường Thái Tông (627 SCN). Vương Kính Bá trở lại quan chức xưa và sau đó trở thành quan chức cao cấp trong quân đội. Một vị quan lớn khác gả con gái cho Vương Kính Bá. Trong vài năm ông trở nên người thống lĩnh vệ binh của hoàng cung. Mặc quân phục đỏ trông ông ta thật oai vệ.
Trong một dịp ông được cử làm đại diện đến miền nam của sông Hoài. Ông đi thuyền đến Cao Bưu (GaoYou). Đoàn thuyền của ông có mang dấu hiệu rất đặc biệt để các người đi thuyền khác nhìn thấy dấu hiệu thì lẹ làng chèo tránh qua nhường đường cho đoàn thuyền của quan đi qua. Khi đó có một ngư phủ đang chèo thuyền tránh đường, nhưng ông không buồn để ý, sau khi nhìn kỹ lại mới nhớ ra ngư phủ đó chính là Bùi Kham người cùng ông vào núi để tầm Đạo. Do đó ông cho thuyền đến đón Bùi Kham và mời lên thuyền của ông.
Vương Kính Bá đón chào Bùi Kham và nói, “Hỡi bạn xưa, từ ngày chúng ta rời nhau, anh đã siêng năng tu luyện, hôm nay anh có chi để biểu diễn hay không? Anh không có gì hơn chỉ là một ngư phủ trôi nổi trên sông. Như tôi thấy thì sự tu luyện vô nghĩa. Đời sống thì khó khăn và ngắn ngủi; chúng ta nên hưởng thụ vui sướng. Tại sao phải phí cuộc đời cho sự tu luyện? Mặc dù bây giờ tôi chưa có địa vị cao, nhưng tôi đã trội hơn khi tôi ẩn dật trên núi, phải không? Bây giờ anh giống như lúc trước, vẫn muốn quên mình trong núi, tôi không thể hiểu được! Nếu anh cần chi, tôi vui lòng cung cấp nó cho anh.”
Bùi Kham đáp, “Dù tôi chỉ là người thường dân, tôi đã để mọi lo lắng cho gió bay lâu lắm rồi. Làm sao tôi có thể giống như nhà thông thái “Nhàn Vân” đã mô tả, để cho mấy con chuột đồi bại mục nát làm tôi quan tâm? Mọi người đều có khát vọng của mình, tại sao anh lại khoe khoang danh vọng và giàu sang? Tôi có mọi thứ tôi cần, anh có thể giúp tôi cái gì? Phía tây của tòa nhà Thanh Viên có một vườn đào, đó là nhà của tôi. Tôi xin mời anh khi anh có giờ rảnh rỗi.”
Độ hai tuần sau, Vương Kính Bá nhớ lại lời của Bùi Kham đi đến vườn đào để tìm Bùi Kham. Người gác cửa đưa ông vào. Chỗ ở khi mới vào có vẻ trống trải, nhưng càng đi sâu vào quang cảnh chung quanh càng đẹp hơn. Họ đi qua một cổng lớn, trong đó có nhiều nhà cây lá xum xuê. Đây không phải là nhà của thường dân. Cảnh vật đẹp vô song, rất là thư giãn như lơ lửng trên mây. Đến lúc này Vương Kính Bá suy nghĩ làm quan thật là vô nghĩa; ông cảm thấy thấp kém khi sống giữa người thường. Nghĩ đến đồng nghiệp, ông cảm thấy họ hẹp hòi nhỏ mọn giống như các con kiến.
Bỗng có một người ăn mặc đứng đắn, trang nghiêm hào hoa phong nhã xuất hiện. Vương Kính Bá vội vã cúi đầu tôn kính. Khi ngẩng đầu lên ông vô cùng ngạc nhiên thấy người hào hoa kia chính là Bùi Kham. Bùi Kham nói: “Ông làm quan đã lâu rồi, tâm ông đã có nhiều ích kỷ làm ông phiền muộn khiến cho hướng đi của ông khó khăn.” Bùi Kham mời Vương Kính Bá vào phòng khách nơi đó các đồ vật bày biện đều không có trong trần gian. Vương Kính Bá chưa bao giờ được thưởng thức các món ăn ngon do Bùi Kham thết đãi.
Bùi Kham nói với người quản gia, “Vương Kính Bá là bạn ở trên núi với tôi, bởi vì ông không kiên trì để đạt Đạo, ông rời tôi ở trên núi và trở về thành thị. Đã hơn 10 năm, trong lúc đó ông thành công trong cấp bậc quân đội. Nhưng tâm của ông hoàn toàn trở nên trần tục và thật tàn nhẫn, ông không mang vợ theo cho có bạn.” Bùi Kham bảo quản gia dùng huyền năng đem Triệu Thị (Zhao Shi) vợ của Vương Kính Bá từ ngàn dặm đến với với Vương Kính Bá.
Sau đó trước khi bình minh, Bùi Kham bảo người quản gia đem Triệu Thị trở về. “Đây là Thiên đàng thứ chín, người phàm không thể vào được. Nhưng vì Vương Kính Bá và tôi cùng nhau tầm Đạo, tôi rất buồn vì ông tự lạc lõng trong khoái lạc của trần tục. Ông tưởng rằng ông là người thông minh khi bỏ đi. Rốt cuộc, cái được gọi là thông minh dẫn ông đi lạc đường. Từ giờ trở đi, ông ta sẽ lặn hụp trong biển khổ chua cay đó là thế giới loài người từ kiếp này đến kiếp khác, và không bao giờ thấy được bờ. Do đó tôi chủ tâm mời ông ta đến đây ngày hôm nay mong rằng ông ta sẽ thức tỉnh.”
Bùi Kham nói với Vương Kính Bá, “Đường đi trần tục dài và gian khổ, con người sẽ có nhiều thứ để lo hãy ráng giữ mình.” Vương Kính Bá lịch thiệp cảm ơn Bùi Kham và chào giã biệt. Năm ngày sau đó, Vương Kính Bá hoàn tất công việc và sửa soạn trở về kinh đô. Trước khi đi ông tranh thủ đi tìm Bùi Kham để từ biệt lần cuối cùng. Nhưng khi đến vườn đào ông thấy chỉ còn lại một vườn hoang đầy cỏ dại. Ông buồn bã trở về.
Cả triệu năm con người tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống trong đau khổ. Thật ra sinh mệnh của chúng ta là từ thiên đàng thượng giới. Mục đích và ý nghĩa của đời sống là để quay về nguồn cội. Trở về thiên đàng là bất tử, chúng ta trở về nhà thật của chúng ta. Khi đến với thế giới nhân loại, con người dễ quên sự hoàn mỹ của ngôi nhà thật của mình.
Thế giới trần tục đã đánh lừa Vương Kính Bá, ông đã nhầm lẫn xem thế giới này là nhà thật của ông. Tranh đấu để thỏa mãn dục vọng trong thế giới trần tục, con người đã tạo nghiệp khổng lồ, trôi dạt qua sự đau khổ của sự tái sinh. Giàu sang, địa vị lơ lửng như mây, buổi chiều vui vẻ và buổi tiệc ngon cũng phải tàn với sự chia tay rời bạn bè. Khi người ta quên tại sao người ta đến thế giới này và quên đi nhà thật của mình đó là sự đau buồn lớn nhất của con người.
Hôm nay, Pháp Luân Đại Pháp được truyền dạy trong thế giới của chúng ta, nhân ái cứu độ chúng sinh, đưa ra Pháp tu luyện để đề cao sinh mệnh và trở về nguồn cội. Những người tu hành là may mắn nhất, cả đến những vị Thần cũng phải khâm phục. Mười triệu năm luân hồi chuyển sinh tất cả là vì để đắc Pháp. Sống trong thời gian mà Đại Pháp truyền dạy là may mắn nhất. Nhưng dịp may sẽ qua trong chốc lát. Mất dịp may qua rồi sẽ là một sự hối tiếc lớn lao. Dịp may qua nhanh như tia chớp; tôi hy vọng quí vị sẽ không mất một dịp tốt hiếm hoi trong thời gian vô tận.
Tác giả: Lý Kiếm / theo chanhkien.org