Khoai tây là một loại củ phổ biến trong thực đơn của mọi gia đình. Tuy nhiên, khoai tây không được bảo quản đúng cách sẽ rất dễ mọc mầm. (Wikimedia Commons)
Người xưa có câu: “Bệnh từ miệng mà vào”, rất nhiều bệnh có liên quan mật thiết đến ăn uống, có bệnh do thói quen ăn uống không tốt gây ra, có bệnh do ăn nhầm thực phẩm có hại.
Tổ chức Y tế Thế giới đã từng tiến hành một cuộc khảo sát, đối tượng của cuộc khảo sát là “những chất gây ung thư phổ biến trong cuộc sống hàng ngày”. Sau cuộc khảo sát, một danh sách chi tiết các chất gây ung thư đã được liệt kê.
Thật kỳ lạ, những chất gây ung thư hàng đầu xuất hiện khá phổ biến trong cuộc sống của chúng ta.
1. Thức ăn bị mốc
Aflatoxin, chất gây ung thư được liệt vào danh sách năm 1993. Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện rằng con người hấp thụ chất này một cách thường xuyên, vì nó thường tồn tại trong các loại quả và hạt thối.
Để tiết kiệm, nhiều người có xu hướng ngại vứt bỏ thực phẩm mốc. Thay vào đó, họ loại bỏ phần hư hỏng và ăn phần còn lại. Nhưng bạn có biết, phần còn lại dù không bị mốc, nhưng nó vẫn còn aflatoxin.
Do đó, khi thực phẩm bị thối rữa đã bị biến chất phải kịp thời vứt bỏ, không nên ăn để tránh hấp thụ quá nhiều độc tố aflatoxin vào cơ thể.
2. Khoai tây mọc mầm
Khoai tây là một loại củ phổ biến trong thực đơn của mọi gia đình. Tuy nhiên, khoai tây không được bảo quản đúng cách sẽ rất dễ mọc mầm.
Đối với khoai tây mọc mầm, bạn cần tránh ăn chúng một cách tối đa. Bởi khoai tây mọc mầm sẽ sinh ra chất Solanine, chất này rất độc hại không chỉ gây tổn thương nghiêm trọng cho đường tiêu hóa, mà còn làm tổn thương chức năng gan và tăng nguy cơ ung thư gan.
3. Đồ chiên rán
Thực phẩm chiên tương đối phổ biến. Nhờ được nêm nếm gia vị, chúng khá hấp dẫn đối với các bạn trẻ.
Nhưng thực phẩm dạng này có hàm lượng chất béo tương đối cao, sau khi hấp thụ vào cơ thể, chúng sẽ chuyển hoá thành mỡ thừa.
Mỡ trong cơ thể được chuyển hóa qua gan, khi lượng mỡ trong cơ thể quá nhiều sẽ tạo thêm gánh nặng cho công việc chuyển hóa của gan, khi mỡ không được chuyển hóa kịp thời sẽ khiến gan nhiễm mỡ, ảnh hưởng đến chức năng gan.
Tình trạng gan nhiễm mỡ kéo dài có thể gây viêm gan, xơ gan hoặc thậm chí là ung thư gan.
Những bất thường trong cơ thể có thể là dấu hiệu báo trước của bệnh gan, đừng bỏ qua:
- Nước tiểu có màu vàng đặc, mùi khai;
- Đau vai phải, đau bụng trên bên phải;
- Đốm đỏ trên da giống như mạng nhện, ngủ kém;
- Mệt mỏi với làn da nhờn, ngày càng gầy và tái nhợt;
- Quầng thâm nghiêm trọng và tóc nhờn.
Muốn bảo vệ sức khỏe lá gan nhất định phải hình thành 2 thói quen tốt này
1. Giữ tâm trạng tốt
Tâm trạng có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của gan. Tâm trạng tốt hay xấu sẽ có tác động tương ứng đến gan. Do đó, nếu bạn là người hay mất bình tĩnh, nóng nảy… thì nhất định cần thay đổi tính cách này.
Người xưa có câu: “Nóng giận hại gan”, trên thực tế điều này không phải là vô căn cứ.
Khi một người tức giận, cơ thể sẽ sản sinh ra một chất độc thần kinh gọi là catecholamine, chất này cần được giải độc trong gan. Những cơn giận dữ thường xuyên sẽ tiết ra một lượng lớn chất này trong cơ thể, vô hình chung làm tăng khối lượng công việc của gan.
2. Thức khuya
Thức khuya không chỉ gây hại cho cơ thể mà còn đặc biệt có hại cho sức khỏe của gan.
Gan đảm nhiệm chức năng trao đổi chất và giải độc trong cơ thể, nếu bạn thường xuyên thức khuya sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của gan, làm tăng nguy cơ tổn thương chức năng gan.
Nếu bạn chưa ngủ sau 23h00, rác thải và chất độc trong cơ thể sẽ không được đào thải ra ngoài kịp thời, có thể gây tổn thương tế bào gan, từ đó làm tăng khả năng mắc bệnh gan.
Do đó, sau 22h30, bạn nên chuẩn bị tinh thần nghỉ ngơi và không ngủ muộn quá 23h00, vì sau 23h00 là thời gian mà hoạt động trao đổi chất ở gan diễn ra mạnh nhất.
Theo Wang He – Aboluowang
Bảo Vy biên dịch
NTD Việt Nam