Tác giả: Bình Phàm
[ChanhKien.org]
Trong Gia huấn của Tư Mã Quang có câu rằng: “Tích vàng để lại cho con cháu, con cháu chưa chắc giữ được. Tích thư sách để lại cho con cháu, con cháu chưa chắc đọc được. Chi bằng lặng lẽ tích âm đức, để làm kế lâu dài cho con cháu thì hơn”. Trong gia đình có người già biết hành thiện tích đức, trông thì có vẻ bình thường không có gì lạ, thật không ngờ đây mới là phong thủy tốt nhất của gia đình, đức hạnh này đủ để phù hộ cho con cháu đời sau.
“Nhân tâm dễ giấu, thiên lý khó lừa”
Diêu Văn Điền nhà Thanh là người Hồ Châu Chiết Giang. Dịp nguyên đán cuối năm Gia Khánh, một người đồng hương của ông nằm mơ thấy mình đi đến một phủ quan, nghe thấy tiếng hô: “Bảng Trạng nguyên đến rồi!”, lúc này cửa son mở ra, hai vị quan mang áo đỏ tay cầm cờ vàng bước ra, trên mỗi lá cờ có bốn chữ rằng: “Nhân tâm dễ giấu, thiên lý khó lừa”. Người này tỉnh dậy không hiểu là ý gì.
Không lâu sau, Diêu Văn Điền thi đỗ Trạng nguyên, có người kể lại cho ông về giấc mộng này, Diêu Văn Điền trầm tư hồi lâu, bỗng dưng bừng tỉnh nói rằng: “Đây là lời của vị cao tổ đã mất của tôi đó! Năm xưa ông ấy nhậm chức Đề hình ở Hoản Giang, trong ngục có hai người bị vu oan mà bị khép vào tội tử hình. Cao tổ xét rõ việc này không có chứng cứ, chuẩn bị phóng thích hai người kia, khi đó người vu oan liền biếu ông 2.000 lượng bạc, nhờ cậy ông nhất thiết phải khép hai người kia tội tử hình. Cao tổ nói rằng: ‘Nhân tâm dễ giấu, thiên lý khó lừa. Nếu tôi nhận tiền mà giết oan người vô tội, thiên lý không dung đâu!’, rồi kiên quyết từ chối nhận tiền, cuối cùng phóng thích hai người vô tội bị oan. Những chữ đề trên ngọn cờ lẽ nào là chuyện này sao?”
Sau khi Diêu Văn Điền thi đậu Trạng nguyên đã đảm nhiệm các chức vụ Tu soạn ở viện Hàn Lâm, Tả đô Ngự sử, Lễ bộ Thượng thư… Ông tự đề câu đối ở thư phòng như sau: “Thế thượng kỷ bách niên cựu gia, vô phi tích đức; thiên hạ đệ nhất kiện hảo sự, hoàn thị độc thư” (Diễn nghĩa: Gia đình làm quan mấy trăm năm, là nhờ tích vô vàn đức; việc tốt nhất trong thiên hạ, vẫn là việc đọc sách). Hai chữ “cựu gia” ở đây là chỉ thế gia (gia đình làm quan), gia đình làm quan có học cũng được người đời gọi với cái tên “Thư hương môn đệ”, “Bất tham xa, hữu thanh thao” (Không tham xa hoa, giữ tiết tháo thanh sạch). Diêu Văn Điền thường đảm nhiệm chức quan chủ khảo khoa cử, mà mỗi kỳ thi ông đều dán lên hai bên cửa chính của trường thi hai câu đối rất bắt mắt như sau: “Khoa trường vũ tệ giai hữu thường hình, cáo tiểu nhân vô anh pháp võng; Bình sinh quan tiết bất thông nhất tự, giới chư sinh vật phù ngôn” (Diễn nghĩa: Trong trường thi kẻ gian lận sẽ có hình phạt, để nói cho kẻ tiểu nhân đừng đùa giỡn với pháp luật; quan giám sát trường thi vốn dĩ không biết chữ gì cả, điều đó để nho sinh biết rằng đừng nghe lời hoang ngôn mà động tâm). Điều đó cho thấy ông là vị quan thanh liêm, chính khí.
Cao tổ của Diêu Văn Điền, đối diện với sự cám dỗ của kim tiền, kiên quyết từ chối, không muốn giết oan người khác, kết quả tích được đại đức, con cháu hưởng phúc báo.
Cự tuyệt sắc dâm tích đức, con cháu hưởng âm phúc
Những năm Gia Hựu (1056 – 1063) triều Tống, Hoàng Tĩnh Quốc nhậm chức Phán quan tại Nghi Châu, một đêm ông thấy mình đi xuống âm phủ. Minh quan (chức quan dưới âm phủ) bảo rằng: “Nghi Châu có chuyện rất hay, ông có biết không?” Nói xong thì lấy sổ sách đưa cho Hoàng Tĩnh Quốc xem. Hóa ra vào tháng này năm này thầy thuốc Nhiếp Tòng Chí đến Hoa Đình khám bệnh cho một gia đình nọ, vợ của người bệnh đề nghị Nhiếp Tòng Chí tư thông với mình nhưng ông đã hết sức cự tuyệt. Vị Minh quan lại đưa Hoàng Tĩnh Quốc đến bên bờ sông, ông nhìn thấy cai ngục túm lấy một người đàn bà, lấy dao rạch bụng người này, lôi ruột cô ta ra và rửa sạch. Bên cạnh có một vị tăng nhân nói: “Người này là vợ của vị quan nọ, muốn tư thông với thầy thuốc Nhiếp Tòng Chí, nhưng Nhiếp không đồng ý, thấy sắc mà không động tâm, có thể nói là người đoan chính. Người này dương thọ định đến 60, nhưng tích được âm đức này nên tuổi thọ được kéo dài thêm một kỷ (tức 12 năm), đời đời con cháu làm quan, người đàn bà kia tuổi thọ giảm bao nhiêu thì tăng cho Nhiếp Tòng Chí bấy nhiêu. Cho nên gột rửa ruột của cô ta, cũng là tẩy đi cái tà dâm này vậy”.
Hoàng Tĩnh Quốc sau khi trở lại dương gian, đem chuyện này kể cho Nhiếp Tòng Chí nghe. Nhiếp Tòng Chí nói: “Chuyện này đến vợ của ta cũng không biết, chẳng ngờ đã được sổ sách âm gian ghi chép lại”. Sau này, Nhiếp Tòng Chí quả nhiên trường thọ, con cháu hai đời đều thi đỗ khoa cử.
Cứu người con cái ấm no
Liêu Phong Ông người Phú Châu lúc còn trẻ làm Quận lại, những năm Gia Khánh nhà Thanh, hải tặc Chu Ác ra quy hàng, ông có được sổ thông hải của cư dân ven biển, không dưới trăm hộ, Liêu Phong Ông đã nói: “Cường đạo nếu đã đầu hàng, vậy thì những người này không cần truy cứu nữa”. Do đó đã ném sổ thông hải vào trong lửa. Một lúc sau quan lại có ý xử chém theo danh sách nhưng tìm không ra sổ Thông Hải nên đành thôi. Năm người con của Liêu Phong Ông đều đỗ Trạng nguyên, người con trai út thi đỗ Bảng nhãn, làm đến chức Thượng thư. Liêu Phong Ông sống đến hơn 80 tuổi, lúc qua đời, khắp phòng tỏa mùi hương kỳ lạ.
“Bốn cha con Tiến sĩ, một nhà ba Tuần phủ”
Vào triều Minh có một vị quan tên là Vương Ổn, tự là Bang Ninh, hiệu là Thận Am, 22 tuổi đậu khoa cử, từng làm các chức Học chính Trác Châu, Trường sử phủ Đường Vương, Đồng tri phủ Quảng Bình, Tri phủ Nam Khang, Tri phủ Thinh Châu. Ông vì trọng đức hành thiện, yêu dân như con, nên rất được dân chúng yêu mến.
Lúc Vương Ổn nhậm chức Đồng tri phủ Quảng Bình, chức Tri phủ vì không ai đương nhậm, nên bách tính địa phương hàng nghìn người lũ lượt kéo đến Đô Thành quỳ xin để Vương Ổn đảm nhiệm chức Tri phủ. Điều đó đã cho thấy ông rất được lòng dân.
Sau đó, cuối cùng thì trời cũng thuận lòng người, Vương Ổn được đề bạt làm Tri phủ Thinh Châu. Lúc Vương Ổn làm Tri phủ Thinh Châu, ông càng chăm chỉ cần kiệm, trông nom dân tình, lúc nào cũng đặt tâm vào chuyện cơm ăn áo mặc của người dân. Gặp lúc thiên tai hoành hành, ông luôn mở kho lương cứu đói, cứu tế dân nghèo vượt qua khó nạn.
Cho dù là thấy quận bên không thuộc quản hạt của mình gặp đại hạn, hay nhìn thấy dân chúng phiêu bạt không chốn nương thân chịu khổ chịu nạn ông đều ăn ngủ không yên. Ông phải tìm mọi phương cách đưa tay giúp đỡ, mở kho chứa của phủ mình, phân phát lương thực cứu tế người dân bị nạn. Nhưng Trần Hi giữ chức Đồng tri của phủ ông lại tỏ ra không đồng tình với cách làm này, ông đã nghiêm mặt nói thẳng rằng: “Chúng ta đều thông đọc sách thánh hiền, hiểu rõ Nghĩa trong cuốn Xuân Thu, cứu giúp láng giềng là chính đạo của nhân gian, dân người cũng như dân ta vậy, há có thể thấy chết không cứu được sao?” Nghĩa cử lớn lao tốt đẹp của ông đã giúp vô số người dân lay lắt đói khổ vượt qua được quan nạn sinh tử, mọi người không ai không mang ơn ông.
Quả đúng là “Nhà tích thiện, ắt phúc có dư”. Vương Ổn thiện tâm thiện hành cũng đã tích âm đức lớn cho con cháu đời sau, tạo phúc sâu dày. Từ đời sau của ông là Vương Tôn Mộc bắt đầu chấn hưng gia phong, làm rạng rỡ gia môn. Đã xuất hiện gia tộc Vương Thị triều Minh hưng thịnh với danh hiệu “Bốn cha con Tiến sĩ, một nhà ba Tuần phủ”, “Bốn cha con tiến sĩ” là chỉ Vương Tôn Mộc và ba người con trai của ông. Vương Tôn Mộc tổng cộng có bốn người con trai gọi là Sĩ Tòng, Sĩ Kỳ, Sĩ Xương, Sĩ Nghiệp. Ngoại trừ Sĩ Nghiệp đảm nhiệm chức Cống sinh (1) ra, còn Sĩ Tòng, Sĩ Kỳ, Sĩ Xương đều đỗ Tiến sĩ. Lại bởi Tôn Mộc và người con thứ của ông là Sĩ Kỳ cùng người con thứ ba là Sĩ Xương đều làm quan đến chức Ngự sử kiêm Tuần phủ cho nên mới có cách nói “Một nhà ba Tuần phủ”. Ngoài cha con Vương Tôn Mộc ra, trong số cháu chắt và họ tộc cũng có nhiều người làm quan.
Không giống người xưa, người Trung Quốc đại lục bây giờ đã rời xa văn hóa truyền thống, dưới sự đầu độc của văn hóa đảng của ĐCSTQ, đã coi thiên lý thiện ác hữu báo là “phong kiến mê tín”, coi làm người tốt là “kẻ ngốc”, vì lợi ích mà điều gì cũng dám làm, chẳng ngờ đây mới là tạo nghiệp ác hành, là hành vi bại gia bại tộc. ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công là cắt đứt tương lai của hết thảy sinh mệnh con người. Rất nhiều người không thể hiểu được vì sao ĐCSTQ ngay cả với người già tu luyện Pháp Luân Công cũng không tha, bởi vì những người già này mới là phong thủy tốt nhất của gia đình. “Một người tu luyện, cả nhà thụ ích”. Tu luyện cũng là hành động tích đại đức, phúc báo cho con cháu đời sau rất lớn. Trung Cộng muốn hủy diệt nhân loại, làm sao có thể cho phép việc con cháu đời sau được duy trì đây?
Rắp tâm của ĐCSTQ mới là hiểm ác nhất, nó đến nhằm hủy diệt nhân loại! Sự thực về Pháp Luân Công mới là bảo đảm căn bản được cứu của chúng sinh. Thời gian không đợi người! Cơ duyên vạn cổ chớp mắt là trôi qua, qua khỏi thôn này thì không còn quán trọ nữa!
Chú thích:
(1) Cống sinh, trong chế độ khoa cử thời Minh Thanh, người mà trong phủ, châu, huyện có thành tích và tư cách ưu tú nhất sẽ được đề cử lên Kinh sư quốc tự giám sát việc đọc sách, người này gọi là “Cống sinh”.
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/284603
Ngày đăng: 13-08-2023
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.
ChanhKien.org