Suốt 29 năm, người chồng bệnh tật chỉ nằm một chỗ và đi viện; người vợ đức hạnh vẫn tảo tần, chăm sóc ông chu đáo mà không buông lời oán thán.
Ở một vùng quê thanh bình tại tỉnh Hải Dương có đôi vợ chồng luống tuổi. Câu chuyện của họ đáng để chúng ta suy ngẫm về tình nghĩa vợ chồng, về phẩm hạnh của người phụ nữ truyền thống. 29 năm chăm chồng, người phụ nữ đức hạnh ấy không oán, không than, lấy đức làm trọng lưu lại cho con cháu.
Người chồng đau ốm
Năm nay bác Vũ Đình Đàm đã bước sang tuổi 75 tuổi, còn bác gái Trần Thị Chín cũng 73 tuổi. Hai bác sinh được 4 người con. Sau 8 năm đi chiến trường, bác Đàm phục viên về quê. Thời gian khỏe mạnh không được bao lâu, đến năm 39 tuổi, bác Đàm bị một trận ốm nặng. Những bệnh như tim mạch, não, huyết áp, mỡ máu, tiểu đường, dạ dày,… cùng xuất hiện. Nặng nhất là bệnh tim, huyết áp, não khiến sức khỏe bác suy kiệt.
Bác không thể làm bất kỳ công việc gì trong gia đình. Đến đi lại trong nhà cũng rất khó khăn vì thấy trời đất đảo lộn, đầu óc choáng váng. Bác chủ yếu nằm, muốn di chuyển thì phải bò. Mỗi lần đi viện phải có người cõng, ngồi xe máy không được, phải thuê ô tô chở. Bác đi viện quanh năm suốt tháng. Cứ hết đợt nằm viện 10 ngày theo chế độ bảo hiểm, bác lại về nhà; về nhà 1 – 2 hôm cũng phải gọi y tá hay bác sĩ đến giúp, hôm sau lại cấp cứu đi viện tiếp. Bác nằm từ viện trung ương đến viện tỉnh, đã phẫu thuật tim 2 lần.
Hơn 20 năm đi viện như vậy, bác sĩ hay nhân viên nào cũng quen mặt. Bác sĩ thường nói: “Người ta có bệnh gì thì bệnh nhân Đàm có bệnh đấy”. Mỗi lần thấy bà cõng ông, người không biết thì nói: “Con cháu của ông bà đâu, lại để bà già cõng ông thế kia.” Người biết rồi thì nói: “Hai bác thuê hẳn một phòng trong bệnh viện đi, đỡ phải đi lại vất vả…”
Người nhà quay mặt lau nước mắt
Tim vừa hẹp vừa hở nên người bệnh luôn khó thở, hụt hơi, lại mắc thêm nhiều bệnh trên thân thể khiến bác Đàm khó ăn khó ngủ, chỉ húp nước cháo loãng. Suốt ngày bác bê đầu, sợ âm thanh, sợ người nói to. Chị gái hay chú em đến chơi có nói to, bác bảo: “Chị đi về nhà chị đi, về nhà chú đi, đừng hỏi tôi nữa.” Bác ít nói chuyện, ai hỏi gì thì nói, không chỉ đưa tay ra hiệu trước mặt. Vợ đưa cháo đến, bác gõ gõ tay xuống bàn, ra hiệu để ở đó…
Ốm đau bệnh tật như vậy, thân thể người bệnh tiều tụy. Ở độ tuổi ngoài 40, nhìn bác Đàm đã rất già nua. Bệnh tật kéo dài gần 30 năm, nhìn bác lại càng khổ sở, teo tóp, khuôn mặt hốc hác… Người thân hay các đoàn thể đến thăm, thấy bác chỉ còn bộ khung thoi thóp, có người quay mặt đi lau nước mắt. Ai cũng xác định người bệnh này không thể sống lâu được.
Bác sĩ cũng chẳng giấu tình trạng của bác: “Bệnh nhân Đàm cứ xác định sống chung với lũ.” Được cái bác Đàm không sợ chết, không bi quan về bệnh, bác tin bệnh viện chữa được cho bác. Bác còn động viên bác sĩ: “Chú không may yếu đau thế này, thôi chú cơm cháu thuốc, trời bắt tội cũng được, chú không ân hận đâu…”. Có lúc người lịm dần, lịm dần… rồi bác lại vùng lên sống tiếp.
Người vợ đức hạnh không lời than vãn
Khi hỏi bác Đàm: “Bác đau yếu nhiều năm như vậy, bác gái có than trách gì không?” Thật bất ngờ, bác bảo: “Bà ấy không một lời kêu ca hay phàn nàn gì. Bà ấy tốt nết lắm. Chúng tôi lấy nhau hình như hợp duyên hợp số”.
Bác gái cho biết: “Ông cháu yếu đau như vậy, một mình tôi vừa việc đồng, việc nhà, nuôi dạy 4 đứa con. Ngày xưa, không có máy tuốt lúa, một mình tôi trục lúa từ tối đến sáng. Sáng ra, cắp thúng thóc ra chợ bán, mua quả tim về ninh cháo cho ông ấy ăn. Cũng chỉ chắt tí nước thôi, ông ấy không ăn được. Trước khi đi làm, tôi chất nồi cháo, đến 10h về, chắt tí nước ra cốc để đầu giường cho ông ấy; nhiều lúc không thấy ông ấy ăn. Ông bảo: “tôi ăn cho bà vui chứ tôi không thích ăn”.
Khi con còn bé, những ngày ông ấy đi viện, toàn phải nhờ các cháu đi chăm. Tôi ở nhà 1 tuần cấy cày xong, lại tranh thủ lên chăm chồng. Ông ấy nằm viện, nhiều khi ở nhà buồn quá cũng phát ốm. Bảo con cắm nồi cháo chúng cũng không biết vì chúng còn nhỏ.
Nghĩ phải nuôi con một mình, cuộc sống khổ quá, đêm nằm tôi toàn khóc. Nhiều lúc con hỏi: “Mẹ khóc à?”, lại nói dối chúng là con muỗi bay vào mắt…”
Người mẹ để lại phúc đức cho con cháu
“Tôi nghĩ nhiều mà suy sụp sức khỏe. Có lúc, nhập viện cho ông ấy, tôi cũng nhập viện luôn. Khổ thì không thể nào kể hết. Lấy chồng ai chẳng muốn trông cậy vào chồng nhưng không may ông ấy ốm đau mình cũng phải chịu. Hai vợ chồng cũng xác định: “vợ ốm thì chồng chăm mà chồng ốm thì vợ chăm”. Ông ấy ốm đau như vậy cũng khổ lắm, nào sung sướng gì. Làm phận vợ tôi phải chu toàn. Được cái tôi chịu đựng rất tốt, khổ thế nào tôi cũng chẳng ca thán.
Ròng rã suốt 29 năm không nhờ gì ở chồng nhưng tôi không oán không than một lời. Tôi nghĩ: “lấy chồng không may bị vậy, âu cũng là số phận của mình, mình phải chịu. Không thể bỏ chồng, bỏ con, có bỏ thì lấy ai cũng khổ như thế nên tôi vui vẻ chăm sóc cho ông ấy. Tuy không có nhiều hy vọng nhưng trong tâm tôi luôn cho chồng mau khỏe mạnh.”
Tôi cũng nghĩ: “Mình phải giữ lấy hạnh phúc gia đình, giữ cái đạo làm người. Người vợ đức hạnh tôi không dám nghĩ đến nhưng tôi muốn con cái sau này hưởng cái đức của mình. Mình chịu đựng không sao, giữ lấy cái nếp cho con cháu sau này đỡ khổ.” Nhiều lúc con trai tôi nói: “Mẹ quá khổ. Mẹ lấy bố con nên mẹ khổ.”
Tôi nghĩ: “Tình cảm vợ chồng là cái duyên nợ ngàn kiếp rồi. Từ ngày lấy nhau, được cái, ông ấy không bao giờ mắng chửi vợ con…”
Người tốt gặp được Đại Pháp
Duyên lành tình cờ đến với hai vợ chồng bác Đàm. 5 lần đi viện tỉnh là 5 lần cùng nằm một phòng với chú Trang. Ban đầu người bệnh tên Trang gọi bác Đàm bằng ông bởi thấy bác già nua quá. Sau này chuyện trò mới biết tuổi, bác Đàm bảo: “gọi anh em thôi, tôi hơn chú có mấy tuổi.”
Bẵng đi 6 tháng sau, một buổi sáng năm 2016, chú Trang đi xe máy lên nhà bác Đàm.
– Anh Đàm ơi! Có môn tu luyện này tốt lắm.
– Tu luyện thế nào mà tốt?
– Giờ em chở bác gái đến nhà một học viên, mua một cuốn sách Chuyển Pháp Luân, 1 đĩa Sư phụ giảng và một đĩa hướng dẫn luyện công.
Buổi sáng hôm ấy, chú Trang chia sẻ những điều tuyệt vời của môn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công). Dù mới tập được 6 tháng nhưng những căn bệnh mà chú Trang mắc phải đã khỏi nhanh chóng mà không tốn tiền gì. Thấy lợi ích tuyệt vời nên chú Trang đã tìm đến tận nhà, hy vọng bác Đàm tập luyện, biết đâu khỏi bệnh.
Bác Đàm không nghi ngờ gì, bảo bác gái theo chú Trang đi mua sách về. Bác gái đi mua, nghĩ rằng để mình tập thôi, chứ ông cháu yếu vậy tập sao được. Nhưng những ngày sau đó thật bất ngờ…
Tập ngày thứ ba bỏ thuốc
Tối đầu tiên hai vợ chồng đọc sách, bác Đàm vẫn uống 3 loại thuốc cho 3 loại bệnh nặng: tim, huyết áp, đầu não. Đọc xong bác đo huyết áp, lên 190/85. Vội gọi chú Trang: “Huyết áp tăng cao quá chú ạ, trên đầu như xay lúa, làm thế nào?” Chú Trang khuyên uống một viên huyết áp.
Đọc sách tối thứ hai, huyết áp cũng tăng như thế.
– Bà ơi, huyết áp tăng cao quá, làm thế nào? Không lo lắng như mọi lần, bác gái cương quyết nói:
– Ông không được uống thuốc nữa.
– Bà không cho tôi uống, tôi chết thì làm thế nào?
– Ông uống thuốc bao nhiêu năm có khỏi đâu, giờ Sư phụ đang thanh lý bệnh cho ông đấy, ông uống thuốc vào thì sao hiệu quả.
Dù mới đọc sách, chưa hiểu gì, nhưng không hiểu sao bác gái tin chắc rằng ông cháu sẽ không sao; đây là Sư phụ đang thanh lý bệnh giúp ông.
Ngày hôm thứ ba, thứ tư, bác Đàm không uống thuốc nữa. Toàn bộ số thuốc, bác gái mang vứt bỏ đi, riêng thuốc nào tốt bác mang cho hàng xóm. Kỳ diệu, những ngày sau đó huyết áp bác Đàm không cao mà hoàn toàn ổn định dù không uống thuốc.
Đọc sách và tập được 1 tháng, trong một lần luyện bài số 4, khi cúi xuống bác Đàm thấy tim đập dồn dập, không chịu nổi, bác phải ngồi xuống. Nghỉ một lúc, bác gắng gượng tập nốt bài. Sau khi tập xong 5 bài công pháp, bác thấy tim đập giảm dần. Từ ngày đó trở đi, nhịp tim đập ổn định và trái tim khỏe mạnh đến tận giờ sau 6 năm tập luyện.
29 năm bệnh tật kết thúc nhờ tập luyện Pháp Luân Công
Hai vợ chồng bác tu luyện rất nghiêm túc. Thời gian đọc sách, luyện công đều rất chăm chỉ, không bỏ ngày nào. Bác Đàm cho biết: “Sư phụ dạy đệ tử mình tu tâm theo Chân Thiện Nhẫn. Mình phải lấy Pháp để nhẫn, phải tu cho tốt thôi.
Sức khỏe của tôi ổn định và tăng dần. Các căn bệnh cứ lần lượt tiêu tan đi hết. Sau 3 năm tu luyện, tôi khỏe mạnh hoàn toàn. Cơ thể tôi thoải mái, không đau đớn mà lại nhẹ nhàng. Trước đây chỉ nằm bẹp, ai nghĩ một ngày tôi có thể bật đứng dậy đi lại như bình thường. Ngày xưa tôi nói với bà ấy: “Bà ơi, tôi ao ước được dắt cháu ra đến cổng thôi nhưng không làm được”. Giờ nhờ tu luyện, Sư phụ đã gánh chịu hết bệnh tật cho tôi. Tôi không chỉ đi lại, người tăng cân, da dẻ hồng hào; còn đạp xe đạp khắp nơi, làm mọi công việc trong gia đình,…”
Bác gái không những hết bệnh mà sức khỏe tăng lên rất nhiều. Ở độ tuổi ngoài 70 nhưng bác vẫn cấy cày, làm mọi công việc nặng nhọc. Từ ngày hai bác khỏe mạnh nhờ tu luyện, con cháu không còn lo lắng, hai ông bà tự chăm sóc cho nhau. Bên mâm cơm hai vợ chồng bác cũng không còn ảm đạm, thê lương như trước mà là cảnh ông bà ân cần chăm sóc cho nhau.
“Nhiều lúc tôi nói vui với ông cháu rằng: Hai vợ chồng mình ngày xưa suốt ngày đi viện, giờ không đi nữa, chắc từ bác sĩ đến nhân viên sẽ nghĩ rằng ông chết rồi đấy nhỉ.”
Lời cảm ân sâu sắc
Đương nhiên không thể diễn tả hết thành lời sự vui mừng của hai vợ chồng bác Đàm. Bác gái nói: “Nhiều cảm xúc lắm, phấn khởi lắm. Sư phụ đã cứu chồng, cứu vợ, cho vợ chồng tôi được sống một cuộc đời còn lại trong khỏe mạnh, thanh thản. Tôi không biết nói gì, chỉ biết nói cảm ơn Sư phụ thôi.”
Khi hỏi bác Đàm có điều gì muốn nói tới Sư phụ Lý không? Bác nghẹn ngào: “Con cảm ơn Sư phụ lắm, Người đã sinh ra con lần thứ hai… !”
Câu chuyện chân thật về vợ chồng bác Đàm được ghi lại theo lời kể của hai bác. Chuyện chịu đựng bệnh tật trong suốt 29 năm của bác trai và nỗi vất vả, gian khổ của người vợ đức hạnh viết ra có thể dài nhưng cái kết có hậu có thể tổng kết ngắn gọn là: Tất cả sự khổ đau ấy được kết thúc kể từ ngày hai bác tu luyện Pháp Luân Công. Vậy vì sao tập môn này lại đem lại hiệu quả thần kỳ đến vậy? Thực tế có rất nhiều câu chuyện chứng thực huyền năng của Đại Pháp đã được những người trong cuộc kể ra.
Để tìm hiểu về Pháp Luân Đại Pháp, bạn đọc có thể trực tiếp vào trang web chính thức tìm hiểu, theo đường link: https://vi.falundafa.org/
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về câu chuyện kể trên, bạn có thể gọi điện tới vợ chồng bác Đàm theo số: 035 4360778, 097 8298249 để cùng giao lưu, chia sẻ.
Nguồn: Nguyện Ước
Vạn Điều Hay