hi hoàn cảnh sinh sống xảy ra thay đổi, DNA của con người cũng sẽ có phản ứng hoá học tinh tế, ví như mở hoặc đóng gen nào đó để con người thích ứng với hoàn cảnh. Quá trình này là di truyền học biểu sinh (Ảnh chụp màn hình)
Cuộc đời con người có phải đã được định sẵn? Tất cả mọi thứ của chúng ta như thọ mệnh, sự giàu có, tính cách, sở thích, suy nghĩ, quyết định, thậm chí cả ngoại hình, duyên phận với người yêu, những trải nghiệm… liệu có phải đều được định sẵn không?
Chúng ta biết rằng gen của con người chủ yếu nằm ở nhiễm sắc thể, là những cấu trúc tuyến tính siêu dài được xoắn lại với nhau bởi DNA và protein. Cấu trúc đầu mút của mỗi “tuyến” được gọi là telomere. Nói chung, telomere già đi khi chúng ta già đi. Nghiên cứu mới nhất phát hiện ra rằng việc đo chiều dài “telomere” trong tế bào người có thể dự được đoán tuổi thọ của con người. Người có telomere dài thì sống lâu. Nói cách khác, khi một người được sinh ra, tuổi thọ của người đó đã được xác định sẵn.
Nhưng hơn thế nữa, ngày càng có nhiều nghiên cứu phát hiện ra rằng gen không chỉ quyết định những thứ vật chất bề mặt của chúng ta mà còn quyết định những thứ vượt xa nhận thức chung của chúng ta.
Vào những năm 60 của thế kỷ 19, khi nội chiến nước Mỹ đi tới gần hồi kết, điều kiện sống trong các trại tù binh của Liên minh miền Nam tồi tệ đến mức tỷ lệ tử vong của tù nhân chiến tranh tăng vọt. Sau khi chiến tranh kết thúc, tình trạng của các tù nhân chiến tranh còn sống sốt cũng không được cải thiện, họ còn bị dằn vặt suốt cuộc đời bởi những trải nghiệm đau đớn này. Sau khi quay trở lại xã hội, họ không tìm được công việc, sức khoẻ thể chất cũng suy giảm, rất nhiều người trong số họ đã qua đời khi tuổi còn trẻ. Tuy nhiên, kỳ lạ là con cháu của những tù binh chiến tranh này dường như bị một lời nguyền. Mặc dù họ có điều kiện sống tốt, không phải lo lắng về vật chất, nhưng tỷ lệ tử vong của họ so với người khác lại khá cao.
Hiện tượng này vô cùng kỳ lạ, tình huống tương tự này còn phát sinh ở mọi nơi. Thậm chí còn có một trường hợp điều trị tâm lý khiến mọi người không thể tin được. Bệnh nhân này vô cùng sợ nước, mỗi khi tiếp xúc với nước, anh đều cảm thấy lo lắng và buồn không nói nên lời. Anh cũng không hiểu nổi tại sao bản thân lại sợ nước đến vậy.
Sau này, anh mới phát hiện ra, trạng thái tâm lý này là di truyền từ mẹ. Mẹ anh có người em trai bị chết đuối, sau khi trải qua nỗi đau mất em trai, nó đã in sâu vào trong DNA của bà và ảnh hưởng tới thế hệ con cháu sau này. Điều nay nghe thật khó tin. Khi xảy ra bi kịch, người bệnh nhân này vẫn còn chưa được sinh ra, vậy thì ký ức tưởng như không có quan hệ trực tiếp với anh, vậy làm thế nào có thể ảnh hưởng tới anh?
Trước đây, chúng ta đều biết rằng trong gen có mang theo tín tức di truyền, ví dụ như lớn lên chúng ta trông như thế nào, có đặc trưng gì… Tại sao những trải nghiệm sống của thế hệ trước, không chỉ ở khía cạnh sinh lý, mà thậm chí cả tâm lý lại có thể ảnh hưởng tới thế hệ sau? Thân thể của thế hệ sau làm thế nào nhớ được tổn thương của thế hệ trước?
Để đi tìm đáp án, cuối cùng các chuyên gia đã phát hiện ra một hiện tượng đặc biệt – di truyền học biểu sinh (epigenetics). Chúng ta biết rằng DNA là do một loạt các nucleotide ATGC tổ hợp thành, là mật mã của sinh mệnh, chúng là tiên thiên và vô cùng ổn định. Trừ khi xảy ra đột biến gen, trình tự vật chất di truyền của DNA hầu như không thay đổi trong toàn bộ cơ thể con người. Nhưng biểu sinh học tập trung vào động lực học không ổn định thu được, đối tượng nghiên cứu của nó là ‘quá trình và chuyển biến’, cũng chính là các loại biến động xảy ra trên DNA.
Mặc dù toàn bộ thông tin đã được xác định, nhưng các bộ phận bên trong có được biểu đạt ra hay không, điều này có thể thay đổi. Nói một cách đơn giản, khi hoàn cảnh sinh sống xảy ra thay đổi, DNA của con người cũng sẽ có phản ứng hoá học tinh tế, ví như mở hoặc đóng gen nào đó để con người thích ứng với hoàn cảnh. Quá trình này là di truyền học biểu sinh.
Tuy nhiên, nghiên cứu về di truyền học biểu sinh vẫn chưa hoàn thiện, hơn nữa nó cũng không thể giải thích đầy đủ các trường hợp trên. Như trường hợp bệnh nhân sợ nước, tổn thương của thế hệ trước rốt cuộc làm thế nào mà từ góc độ tâm lý lại gây ảnh hưởng tới thế hệ sau? Di truyền học biểu sinh không thể giải thích được vấn đề này. Vậy mật mã gen được tiết lộ rốt cuộc là gì?
Mật mã gen bí ẩn
Một người đàn ông đến từ bang Georgia, Mỹ, tên là Sonny Graham, bị hội chứng tim phổi giãn do nhiễm virus. Sau một đăng ký chờ đợi cấy ghép tim, cuối cùng vào năm 1995, ông đã được tiến hành phẫu thuật thành công. Người hiến tim năm đó 33 tuổi, tên là Terry Cottle. Sau ca cấy ghép một năm, Graham gọi điện cho Sheryl- người vợ goá của Terry để cảm ơn. Khi Graham nhìn thấy Sheryl, đã cảm thấy như biết cô từ rất lâu, vừa gặp đã yêu. Vài năm sau, hai người đã sánh bước cùng nhau vào lễ đường thành hôn.
Kỳ lạ là sau khi phẫu thuật cấy ghép, Graham trở nên thích uống bia, ăn xúc xích, vốn là những thói quen của Cottle khi còn sống. Nhưng cuộc sống hạnh phúc của Graham và vợ mới cưới không kéo dài được bao lâu, tới năm thứ 3 của cuộc hôn nhân, Graham dùng súng tự sát. Nguyên nhân cái chết của Gram lại giống hệt với Cottle. Trường hợp mà tính cách, hành vi và các đặc điểm khác của người hiến tặng xuất hiện trên người được hiến tặng sau khi cấy ghép nội tạng thực ra không phải là một trường hợp đơn lẻ.
Giáo sư lâm sàng, Khoa Điều dưỡng, Đại học Hawaii – Paul Pearsall và Giáo sư tâm lý học Đại học Arizona – Gary Schwartz đã công bố kết quả nghiên cứu, trong đó có ghi lại 10 trường hợp điển hình tương tự. Ngoài ra những báo cáo lâm sàng về “ký ức mang theo cấy ghép tạng” trên thế giới còn có vài trăm trường hợp. Không ai biết được tại sao lại xảy ra những hiện tượng này. Tuy nhiên có những nhà nghiên cứu đã chỉ ra giả thuyết về ‘ký ức tế bào’. Họ cho rằng tế bào thần kinh có thể lưu giữ ký ức, và dễ chịu ảnh hưởng nhất là những bệnh nhân cấy ghép tim.
Học giả của Đại học Arizona cũng tiến hành theo dõi đối với 300 bệnh nhân cấy ghép tạng, đo các chỉ số sinh lý cộng hưởng tim-não. Họ phỏng đoán rằng, bộ não của người nhận nội tạng sẽ xử lý thông tin và năng lượng được truyền từ trái tim của người hiến tặng dưới dạng cộng hưởng điện từ.
Mặc dù cách nói ‘ký ức tế bào’ vẫn chưa được khoa học hiện đại chứng thực, nhưng chúng ta có thể nhìn thấy một hiện tượng: nếu người được hiến tặng có thể thông qua tế bào mà tiếp nhận đặc tính của người hiến tặng, thì chúng có khả năng thông qua di truyền gen để tiếp nhận các tín tức thuộc về tâm lý và tinh thần của thế hệ trước. Suy cho cùng, trong cơ thể con người có rất nhiều DNA ngủ đông, và rất nhiều DNA mà con người vẫn chưa hiểu được chức năng của chúng. Trong những DNA chưa được biết đến này, liệu sẽ có một số ghi lại những trải nghiệm và ký ức của con người?
Hé mở mật mã gen
Chúng ta biết rằng ánh sáng là một loại năng lượng, do tốc độ ánh sáng rất nhanh, nên giới khoa học cho rằng không thể thông qua kỹ thuật nào đó để khiến ánh sáng dừng lại tại chỗ, bất động. Ngay cả một lỗ đen khổng lồ cũng chỉ hấp thụ các photon vào lỗ đen.
Năm 1984, một vị tiến sĩ tên là Peter Gariaev đã làm một thí nghiệm, khiến các nhà khoa học kinh ngạc. Qua thí nghiệm của mình, ông Gariaev đã phát hiện DNA của con người lại giống như miếng bọt biển hấp thụ ánh sáng, có thể hấp thụ mọi ánh sáng, sắp xếp và lưu trữ các photon theo cấu trúc xoắn kép. DNA dường như tạo ra một dòng xoáy hấp thụ ánh sáng, khá tương tự với khái niệm lỗ đen, chỉ là quy mô rất rất nhỏ, giống như con sóc bảo quản quả thông trong thân cây rỗng cho mùa đông.
Hiện tượng này khiến chúng ta đặt thêm nhiều vấn đề mới. Chính xác thì thứ lưu trữ ánh sáng là gì, làm thế nào lưu trữ ánh sáng, và vì sao cần lưu trữ ánh sáng?
Khi tiến sĩ Gariaev chuẩn bị kết thúc thí nghiệm, ông lại quan sát thấy một hiện tượng thần kỳ. Đó là sau khi ông lấy DNA đi, những photon đó vẫn không làm xáo trộn cấu trúc, chúng vẫn sắp xếp và xoay theo cấu trúc xoắn kép, mà không biến mất. Dù thứ gì giữ lại ánh sáng, thì chứng tỏ rằng nó không nhất thiết phải đi qua các phân tử DNA mà phải đi qua một thứ khác, một thứ vô hình, mà thứ này có sức mạnh to lớn, có khả năng giữ lại ánh sáng nhìn thấy và kiểm soát nó, sắp xếp ánh sáng thành hình dạng của DNA.
Thí nghiệm này khiến người ta phải tin rằng DNA của con người có khả năng kết nối với trường năng lượng mạnh mẽ. Chính sự tồn tại của trường năng lượng này mới có thể khóa các photon tại chỗ, ngay cả khi DNA bị loại bỏ, photon vẫn sẽ tồn tại trong trường năng lượng và không thể rời đi. Đây chính là hiệu ứng bóng ma DNA (DNA phantom effect).
Tiến sĩ Gariaev còn phát hiện ra rằng, sau khi bóng ma DNA này bị cố tình phá hủy, nó lại có thể hồi sinh. Do đó, ông Gariaev nhận định rằng, có thể không có mã di truyền sinh học hoàn chỉnh trong phân tử DNA. Ít nhất phân tử DNA không phải là vị trí cuối cùng của mã di truyền.
Kết quả thí nghiệm này đã chứng minh hai điều.
Thứ nhất: Có một trường năng lượng mà trước đây chúng ta chưa bao giờ hiểu rõ, nhưng chúng ta vẫn chưa chắc chắn liệu đó có phải là trường năng lượng do chính DNA để lại hay không.
Thứ hai: DNA trong tế bào có thể tác động đến vật chất thông qua dạng năng lượng này. Chúng ta có thể mạnh dạn suy đoán rằng, DNA của con người có thể truyền lại cho con cái nhiều hơn là chỉ các chức năng và đặc điểm thể chất, có thể còn có những ký ức có liên quan tới thế giới tinh thần.
Do thế giới tinh thần tồn tại dưới dạng năng lượng, vì vậy rất có thể chúng đã in dấu vào DNA dưới dạng năng lượng.
Năm 1944, nhà sáng lập cơ học lượng tử Max Planck từng nói rằng, tất cả vật chất đều có một lực nuôi dưỡng và duy trì sự tồn tại của nó.
Chúng ta đưa ra giả thuyết rằng, đằng sau sức mạnh này là một bộ óc có ý thức và thông minh, nó là mẹ của tất cả vật chất. Điều này có phải đã nói lên rằng những sự việc mà tổ tiên hoặc thế hệ trước làm cũng sẽ ảnh hưởng tới thế hệ sau, bởi vì gen đều được truyền từ đười này qua đời khác, chúng đều có mối quan hệ với nhau.
Con người là sự kết hợp giữa cha và mẹ, giữa huyết mạch trực hệ có mối liên hệ tiềm ẩn. Ngoài ra còn có một mối quan hệ tinh tế giữa địa vị tâm linh của tổ tiên và con cháu của họ. Vì vậy, nên có câu nói rằng tất cả những điều ngẫu nhiên trong đời người, thực ra đều là tất nhiên, bởi vì mọi thứ của con người đều giống như một chương trình máy tính cài sẵn. Điều này cũng có nghĩa là vận mệnh của con người từ thời khắc sinh ra đã được định sẵn, cuộc đời sau đó chỉ là tuân theo kịch bản đã được viết sẵn mà tiến hành thôi. Đây chính là mệnh của con người.
Mặc dù nhiều năm trước con người đã bắt đầu nhận biết về gen, tuy nhiên tới nay vẫn chưa thể hoàn toàn thấu tỏ về nó. Gen vẫn là một phần bí ẩn về nhân thể mà chưa tìm được lời giải đáp. Các nhà khoa học trong quá khứ và hiện tại tiến hành các thí nghiệm liên quan tới gen vẫn đang trong giai đoạn sơ bộ, do đó những kết luận rút ra vẫn còn hạn chế. Do đó, hành động của thế hệ trước quả thực sẽ ảnh hưởng đến vận mệnh của thế hệ sau. Người Á Đông gọi nó là số mệnh (túc mệnh), còn ở hình thức biểu hiện của thế giới vật chất này thì là gen- một loại mật mã của sinh mệnh.
Theo Earthinn
Minh An biên dịch
NTD Việt Nam