Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến
[ChanhKien.org]
Nguyên văn:
鳴鳳在竹(1) 白駒食場(2) 化被草木(3) 賴及萬方(4)
Bính âm:
鳴 (míng) 鳳 (fèng) 在 (zài) 竹 (zhú)
白 (bái) 駒 ( jū) 食 (shí) 場 (cháng)
化 (huà) 被 (bèi) 草 (cǎo) 木 (mù)
賴 (lài) 及 (jí) 萬 (wàn) 方 (fāng)
Chú âm:
鳴 (ㄇ一ㄥˊ) 鳳 (ㄈㄥˋ) 在 (ㄗㄞˋ) 竹 (ㄓㄨˊ)
白 (ㄅㄞˊ) 駒 (ㄐㄩ) 食 (ㄕˊ) 場 (ㄔㄤˊ)
化 (ㄏㄨㄚˋ) 被 (ㄅㄟˋ) 草 (ㄘㄠˇ) 木 (ㄇㄨˋ)
賴 (ㄌㄞˋ) 及 (ㄐ一ˊ) 萬 (ㄨㄢˋ) 方 (ㄈㄤ)
Âm Hán Việt:
Minh phượng tại trúc,
Bạch câu thực tràng.
Hóa bị thảo mộc,
Lại cập vạn phương.
Giải thích:
1. Nghĩa của chữ:
Minh (鳴): kêu hót, phát ra tiếng kêu.
Phượng (鳳): chim phượng, còn gọi là phượng hoàng, con trống gọi là phượng, con mái gọi là hoàng. Cổ nhân cho rằng khi thái bình thịnh thế, sẽ có phượng hoàng bay tới, cho nên phượng hoàng tượng trưng cho thiên hạ thái bình, điềm lành.
Tại (在): tại, ở, đậu.
Trúc (竹): cây tre, cây trúc, rừng trúc, bởi vì phượng hoàng ăn quả trúc (hạt trúc).
Bạch (白): màu trắng.
Câu (駒): ngựa. Bạch mã, ví người cưỡi ngựa trắng là người hiền năng.
Thực (食): ăn.
Tràng (場): bãi cỏ xanh non.
Hóa (化): giáo hóa, ý chỉ những giáo hóa mà vị quân chủ hiền năng thi hành.
Bị (被): bao phủ, bao trùm, che phủ.
Thảo (草): cỏ.
Mộc (木): cây cối. Thảo mộc là chỉ cỏ cây, từng gốc cây ngọn cỏ trên mặt đất.
Lại (賴): ý là “lợi” 利, phúc lợi, ân trạch.
Cập (及): khắp.
Vạn (萬): hệ thập phân có thập (10, mười), bách (100, trăm), thiên (1000, ngàn), vạn (10.000, mười ngàn, vạn), thời cổ đại có rất nhiều nước nhỏ (tiểu quốc), thời điểm nhiều nhất có tới vạn quốc.
Phương (方): thời cổ gọi các bộ tộc hoặc quốc gia khác nhau ở các địa phương khác nhau là “phương”. Vạn phương tức là chỉ tất cả bách tính thiên hạ.
2. Nghĩa của từ:
(1) Minh phượng tại trúc (鳴鳳在竹): Phượng hoàng xuất hiện kêu hót trong rừng trúc. Nghĩa rộng là: Thiên hạ thái bình, một cảnh tượng an lành, tường hòa.
(2) Bạch câu thực tràng (白駒食場) (*): Ý gốc là: con ngựa trắng mà vị khách hiền năng cưỡi tới cũng nhận được sự đối đãi một cách ân cần, nó bằng lòng ăn cỏ non trên bãi đất của chủ nhà, cho nên cả khách và chủ đều có thể tận hưởng niềm vui trọn vẹn. Có nghĩa là: người chủ và vị khách hiền năng cùng nhau tiêu diêu vui vẻ, thỏa sức tận hưởng thời khắc tốt đẹp. Nghĩa rộng là: Bậc hiền năng nhận được trọng đãi, nguyện ý ở tại vị trí thích hợp của mình mà phát huy hết tài năng để tạo phúc cho nhân dân, khiến triều đình và dân chúng được hưởng quốc thái dân an, như cá gặp nước, mỗi người đều được sắp đặt ở vị trí phù hợp với mình.
(3) Hóa bị thảo mộc (化被草木): Những giáo hóa mà vị vua hiền năng thực hiện ấy được phủ rộng khắp muôn nơi, cho đến từng gốc cây ngọn cỏ. Nghĩa rộng là: Những giáo hóa mà vị vua hiền năng thực hiện sẽ giống như trận mưa rào sau những ngày nắng hạn mà đại tự nhiên rải xuống khắp mọi nơi, không một chút tư lợi, khiến vạn vật trên địa cầu đều được hưởng ân huệ, được thấm đẫm ơn mưa móc.
(4) Lại cập vạn phương (賴及萬方): Phúc lợi, ân trạch được ban rộng tới khắp cả bách tính trong thiên hạ. Nghĩa rộng là: Tạo phúc rộng rãi cho thế nhân, có thể thiện đãi mọi người mà không phân biệt tốt xấu.
Chú thích (*): Trích từ “Kinh Thi – Tiểu Nhã – Bạch Câu” – “Giảo giảo bạch câu, thực ngã tràng miêu, chấp chi duy chi, dĩ vĩnh kiêm triêu” (Tạm dịch: bạch mã sáng ngời, ăn cỏ nhà ta, duy trì như vậy, mãi như hôm nay).
Lời dịch tham khảo:
Phượng hoàng xuất hiện kêu hót trong rừng trúc, con ngựa trắng của vị khách hiền năng được ăn cỏ non trên bãi đất của chủ nhà, thể hiện ra cảnh tượng an lành tường hòa, thiên hạ thái bình, quốc thái dân an, hoàn cảnh thuận lợi như cá gặp nước, sắp đặt mọi việc đâu đó đều ổn thỏa.
Vị vua hiền năng thực hiện giáo hóa rộng khắp muôn nơi, cho đến từng gốc cây ngọn cỏ trên mặt đất cũng được thấm nhuần; tất cả bách tính trong thiên hạ đều được hưởng phúc lợi và ân trạch, việc vua tiến hành giáo hóa rộng khắp cũng giống như việc đại tự nhiên vô tư vô ngã mà ban mưa xuống khắp thiên hạ sau những ngày nắng hạn, từ đó tạo phúc cho thế nhân.
Câu chuyện văn tự:
“Phượng” 鳳: chữ Phượng này trong Giáp cốt văn có một vài cách viết,, là hai cách viết tương đối hay gặp, hình dạng của chữ “” giống một con chim có mào rực rỡ, trên chiếc đuôi dài còn có hoa văn giống như lông chim Khổng tước. Cách viết “” này bên phải có thêm phần “”, “ ” là chữ “Phàm” 凡 trong chữ cổ, bởi vì gốc của chữ “Hoàn” 鍰 trong Giáp cốt văn là giả tá (mượn chữ có sẵn rồi đọc âm chệch đi, hoặc vẫn giữ nguyên âm đọc nhưng chữ đó mang nghĩa khác) của chữ “?”, sở dĩ thêm vào “ ” là để đại biểu cho âm của chữ “Phàm” 凡. Nghĩa của chữ “” trong Kim văn và chữ “” trong Tiểu triện đều là chỉ loại Thần điểu có màu sắc lông vũ giống như chim Khổng Tước.
“Trúc” 竹: chữ Tiểu triện viết là “ ”, hình dạng giống như loài thực vật có hai nhánh lá buông thõng, có phải rất giống với hình dạng cây trúc chúng ta hay thấy không? Nghĩa gốc của chữ này là thực vật sinh trưởng vào mùa đông, bởi vì vào mùa đông cành lá của cây trúc không héo tàn như các loài cây khác!
“Vạn” 萬: Trong Giáp cốt văn viết là “”, Kim văn viết là “”, Tiểu triện viết là “”, khi nhìn kỹ có phải rất giống một con côn trùng hay không? Kỳ thật chữ “Vạn” 萬 này có nghĩa gốc là một con côn trùng! Hơn nữa còn là độc trùng, nếu như phân tách cách viết trong chữ Tiểu triện sẽ thấy rằng chữ “ ” giống loài côn trùng có hai càng, “” là phần đầu của côn trùng, “ ” thì là cái đuôi, hình dạng này chính là ngoại hình của độc trùng.
Suy ngẫm và thảo luận:
1. Chúng ta hãy thử so sánh xem: Thời cổ đại và thời hiện đại có gì khác biệt? Thời cổ đại thì thái bình thịnh thế, thời hiện đại có hay không? Thời cổ đại có phượng hoàng bay tới, thời hiện đại có hay không? Thời cổ đại có vị vua hiền năng, thời hiện đại có hay không? Thời hiện đại có rất nhiều hành động hủy hoại sinh thái và gây ô nhiễm môi trường, thời cổ đại có hay không? Thời hiện đại có khoa học kỹ thuật và chúng mang đến rất nhiều lạc thú, cho con người hưởng thụ vật chất, thời cổ đại có hay không?
2. Chúng ta hãy thử ngẫm nghĩ xem: Tại sao vị vua hiền năng thời cổ đại có thể làm cho thiên hạ thái bình, quốc thái dân an, tạo ra được cảnh tượng đầy an lành? Tại sao những giáo hóa mà vị vua hiền năng thực hiện lại có thể giống như mưa rào sau ngày nắng hạn, làm thấm đẫm cỏ cây, mang lại ân huệ, tạo phúc cho tất cả bách tính trong thiên hạ?
Phụ lục 1:
Hà thanh hải yến
Ở quận Hạ của nước Thiên Trúc, một thạch (đơn vị đo khối lượng thời xưa, 1 thạch bằng 10 đấu) gạo trắng chỉ có giá bốn đồng, một cân (1/2 kg) dầu vừng chỉ có giá tám ly (đơn vị tiền tệ thời xưa, tương đương với một phần nghìn của 1 đồng), giá này tương đối rẻ, cuộc sống thời ấy khá dễ dàng. Thế nhưng khi ba vị Vương tử mượn binh khí của ba huynh đệ Tôn Ngộ Không đi chế tạo thì lại bị trộm mất.
Bát Giới nói: “Nhất định là do thợ rèn đã trộm! Mau đưa ra đây! Hễ chậm trễ thì sẽ đánh chết các ngươi!”
Đám thợ rèn nói: “Chúng tôi mấy ngày liền vất vả, ban đêm đi ngủ, đến sáng tỉnh dậy thì không thấy tăm hơi binh khí đâu nữa. Mà chúng tôi lại là phàm nhân, làm thế nào có thể dùng binh khí nặng như vậy được? Mong gia gia tha mạng!”
Quốc vương nói: “Quân, dân, thợ, người làm trong thành này đều rất hiểu quy định pháp luật, nhất định không dám trái lương tâm mà phạm tội, hi vọng các ngài suy nghĩ lại một chút!”
Ngộ Không nói: “Không cần nghĩ nhiều nữa, cũng không cần vu cho thợ rèn. Ta chỉ muốn hỏi điện hạ: ‘Tứ phía thành trì này của Ngài, có yêu quái rừng núi gì hay không?’”
Vương tử nói: “Ngoài thành, mạn phía Bắc, có một ngọn núi đầu báo, trong núi có một động hổ. Có người nói trong động có Thần Tiên, có người nói có yêu quái. Chúng tôi không biết rốt cuộc là gì”…
Ba huynh đệ Tôn Ngộ Không kinh qua khổ chiến đã thu phục được yêu tinh Sư tử chín đầu, đoạt lại binh khí.
Quốc vương thiết đại tiệc đáp tạ thầy trò Đường Tăng, lại đem thịt sư tử phân cho bách tính chiêm ngưỡng. Vương tử nói: “Cảm tạ Thần tăng thi triển pháp lực, quét sạch yêu tà, trừ đi hậu hoạn, hiện tại hải yến hà thanh (sông xanh biển lặng), thiên hạ thái bình rồi!”
“Hà thanh hải yến”, “Hải yến hà thanh” đều là chỉ nước sông Hoàng Hà đã trong xanh, biển cả yên bình, ví với thiên hạ thái bình.
(Viết lại từ: Hồi 90 trong “Tây Du Ký”)
(1) Bát Giới hoài nghi binh khí bị đám thợ rèn trộm đi, có đạo lý hay không? Rốt cuộc là ai trộm? Cuối cùng đã tra ra bằng cách nào?
(2) Tại sao yêu tinh Sư tử chín đầu muốn trộm binh khí? Nếu như nó không ăn trộm binh khí thì có bị thanh trừ không? Yêu ma quỷ quái mà không bị thanh trừ sạch sẽ, thiên hạ có khả năng thái bình không?
(3) Lịch sử trong và ngoài nước từ xưa tới nay luôn có một số vua chúa bạo ngược làm trái tự nhiên, ức hiếp người thiện lương, kết quả của họ như thế nào? Bạn có thể đưa ra một số ví dụ không?
Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/42340
Ngày đăng: 02-10-2023
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.
ChanhKien.org