Nếu tình trạng chóng mặt của bệnh nhân kéo dài, cử động chân tay của bệnh nhân bị hạn chế hoặc khóe miệng bị lệch thì nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Do nhồi máu não, các tình trạng nghiêm trọng như xuất huyết não cũng có thể gây chóng mặt. (Wikimedia Commons)
Nếu tình trạng chóng mặt của bệnh nhân kéo dài, cử động chân tay của bệnh nhân bị hạn chế hoặc khóe miệng bị lệch thì nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Do nhồi máu não, các tình trạng nghiêm trọng như xuất huyết não cũng có thể gây chóng mặt.
Hạ huyết áp thế đứng thường đề cập đến tình trạng giảm huyết áp tâm thu ≥20mmHg và/hoặc giảm huyết áp tâm trương ≥10mmHg sau khi chuyển từ tư thế nằm sang tư thế thẳng đứng, kèm theo đó là các triệu chứng hạ huyết áp xảy ra cùng lúc, chẳng hạn như lượng máu cung cấp lên não không đủ, rối loạn chức năng hệ thần kinh tự trị, v.v. Biểu hiện chủ yếu là sự suy giảm chức năng điều hòa huyết áp của hệ thần kinh tim mạch và mạch máu não.
Khi tư thế thay đổi, những biến động huyết áp sẽ xuất hiện và có liên quan đến nhiều điều chỉnh ở các khía cạnh tim mạch, mạch máu não, thần kinh và dịch cơ thể. Để đạt được trạng thái cân bằng huyết áp, trong quá trình này, bất kỳ vấn đề nào xuất hiện đều có thể gây hạ huyết áp thế đứng.
Ai dễ bị hạ huyết áp thế đứng?
Hạ huyết áp thế đứng là yếu tố nguy cơ lớn thứ hai gây ngất và tình trạng này xảy ra thường xuyên với người cao tuổi. Theo thống kê, khoảng 20-30% người cao tuổi bị hạ huyết áp thế đứng ở các mức độ khác nhau. Tỷ lệ hạ huyết áp thế đứng tăng theo tuổi, khoảng 15% người trên 65 tuổi bị hạ huyết áp thế đứng, trong khi những người trên 75 tuổi chiếm 30-50%.
Khi tuổi tác tăng lên, sự đàn hồi trong mạch máu giảm đi và phản xạ thần kinh giao cảm cũng tăng theo, có thể làm tăng huyết áp ở người cao tuổi.
Người bị cao huyết áp kéo dài không chỉ làm tổn thương độ nhạy cảm của các thụ thể áp suất mà còn ảnh hưởng đến sự giãn nở của mạch máu và tâm thất, đặc biệt khi có sự thay đổi đột ngột về tư thế hoặc sau khi dùng thuốc hạ huyết áp.
Khi huyết áp giảm đột ngột, nguy cơ thiếu máu cục bộ ở các mô và cơ quan khác nhau cũng tăng lên. Ngoài ra, khả năng chịu đựng của người cao tuổi đối với sự suy giảm thể tích máu khá kém, điều này có thể liên quan đến tình trạng rối loạn chức năng đổ đầy tâm trương thất của họ.
Vì vậy, những bệnh nhân bị mất nước quá nhiều do bệnh cấp tính, uống thiếu nước hoặc sau khi dùng thuốc hạ huyết áp và thuốc lợi tiểu, cũng như những bệnh nhân ít hoạt động hoặc nằm liệt giường trong thời gian dài, thường có nguy cơ bị hạ huyết áp thế đứng sau khi đứng thẳng dậy.
Cách nhận biết sớm nguy cơ hạ huyết áp thế đứng
Những điểm chính để xác định hạ huyết áp thế đứng: Trên 65 tuổi, từng bị ngã trong năm trước đó, huyết áp cao, đột quỵ, đau thắt ngực hoặc tiểu đường.
Hạ huyết áp thế đứng thường không có triệu chứng, nhưng sự hiện diện của nó có thể gây ra các biến chứng bệnh tim mạch và mạch máu não lâu dài, thậm chí tử vong.
Vì vậy, đối với những người có các yếu tố nguy cơ trên, nên đo huyết áp ở tư thế nằm, ngồi, đứng để tăng khả năng nhận biết sớm tình trạng hạ huyết áp thế đứng.
Làm thế nào để ngăn chặn hạ huyết áp thế đứng?
Nói chung, bệnh nhân hạ huyết áp thế đứng không có triệu chứng thì không cần điều trị, trọng tâm chính là phòng ngừa để giảm nguy cơ bị tấn công.
Lưu ý: Khi nằm trên giường, vị trí đầu cao hơn chi dưới một chút từ 15°~20°, có thể thúc đẩy giải phóng adrenaline và kích thích hệ thần kinh tự trị. Mặc quần legging co giãn và tất đàn hồi, có thể làm giảm tình trạng ứ đọng tĩnh mạch khi bệnh nhân ở tư thế thẳng đứng. Khi ngồi dậy khỏi giường hoặc khi rời khỏi mặt đất, không nên đột ngột hoặc quá nhanh. Bạn nên di chuyển chân trong vài giây trước khi đứng dậy từ từ.
Vận động thường xuyên: Thực hiện các bài tập nghiêng người hàng ngày để kích thích huyết áp khi thay đổi tư thế và không bao giờ cúi người xuống đất quá nhanh hoặc đứng lên quá nhanh sau khi ngồi xổm;
Khoảng một tiếng sau khi thức dậy, hãy thực hiện các hoạt động mạnh như dọn dẹp nhà cửa, chạy bộ…
Khi uống thuốc, bệnh nhân nên ngồi, để ngăn ngừa hạ huyết áp thế đứng;
Tránh các nguyên nhân khác nhau thúc đẩy giãn mạch ngoại biên, chẳng hạn như tắm nước nóng, vận động thể thao, v.v.
Ăn nhiều bữa nhỏ, thường xuyên, dễ tiêu, nhẹ để đảm bảo cung cấp calo;
Người bệnh thường đi vệ sinh lâu do táo bón, có thể xảy ra tình trạng hạ huyết áp khi đứng đột ngột, do đó nên ăn các thực phẩm chứa nhiều chất xơ để đảm bảo việc đại tiện thông suốt.
Khi đứng dậy sau khi ngồi xổm trong thời gian dài, tại sao bạn cảm thấy chóng mặt?
Khi một người ngồi xổm, chân của họ đang trong tình trạng thiếu máu cục bộ.
Khi người đó ngồi xổm trong một thời gian dài và đột nhiên đứng dậy, một lượng lớn máu chảy ngược vào chân, gây thiếu máu cục bộ và thiếu oxy ở não.
Lúc này sẽ xuất hiện tình trạng chóng mặt, choáng váng; hiện tượng này sẽ biến mất sau khi cơ thể thích nghi.
Chóng mặt ở bệnh nhân cao huyết áp, phải làm gì?
Trước tiên hãy đo huyết áp để xác định xem nó quá cao hay quá thấp. Tình trạng chóng mặt ở bệnh nhân tăng huyết áp có thể cho thấy huyết áp có sự dao động bất thường, cần phải ổn định huyết áp kịp thời.
Nếu tình trạng chóng mặt của bệnh nhân kéo dài, cử động chân tay của bệnh nhân bị hạn chế hoặc khóe miệng bị lệch thì nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Do nhồi máu não, các tình trạng nghiêm trọng như xuất huyết não cũng có thể gây chóng mặt.
Những hiểu lầm thường thấy liên quan đến hạ huyết áp
1. Hạ huyết áp là thiếu máu
Nhiều người dễ nhầm lẫn giữa thiếu máu và hạ huyết áp, cho rằng hạ huyết áp là thiếu máu. Trên thực tế, đây là hai khái niệm khác nhau, nguyên nhân khiến nhiều người nhầm lẫn là vì cả hai đều có thể gây mệt mỏi, chóng mặt.
Tình trạng chóng mặt do hạ huyết áp xuất hiện khi áp lực mạch máu quá thấp, không đủ để vận chuyển máu lên não, dẫn đến tình trạng thiếu máu cung cấp lên não. Trong khi đó, thiếu máu cũng có thể gây chóng mặt do có ít hồng cầu hơn, lượng oxy được vận chuyển lên não không đủ.
2. Chóng mặt ở người tăng huyết áp không phải do huyết áp thấp
Không nhất định!
Hạ huyết áp thế đứng xảy ra ở hầu hết các độ tuổi khác nhau, nhưng phổ biến nhất ở người già. Ở những người từ 65 tuổi trở lên, tỷ lệ mắc bệnh có thể lên tới 15%.
Nguyên nhân gây hạ huyết áp thế đứng bao gồm: giảm thể tích máu tuần hoàn hiệu quả, chẳng hạn như sử dụng thuốc giãn mạch, dẫn đến tái phân phối máu và thể tích máu tương đối không đủ; giảm chức năng điều hòa thần kinh tự chủ của mạch máu. Khi tuổi tác tăng lên, độ giãn nở của tim sẽ giảm xuống, phản ứng mạch máu giảm khi dây thần kinh giao cảm bị kích thích; sử dụng một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc lợi tiểu, thuốc giãn mạch, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, v.v.
Vì vậy, bạn càng lớn tuổi thì nguy cơ hạ huyết áp thế đứng càng cao.
Theo Song Yun – Aboluowang
Hoàng Tuấn biên dịch
NTD Việt Nam