Tác giả: Đạo Sinh
[ChanhKien.org]
Tự hình (hình dạng, nét chữ) của chữ Hán đã trải qua mấy lần thay đổi lớn trong lịch sử, trong bài này chúng ta sẽ phân loại ngắn gọn như sau:
Hiện nay chúng ta vẫn không biết tự hình mà Thương Hiệt tạo ra ban đầu trông như thế nào, phiên bản chữ viết cổ nhất được lưu truyền cho đến nay là chữ Giáp Cốt và chữ Kim Văn, những kiểu chữ này là chữ sử dụng sau thời điểm Thương Hiệt tạo ra chữ một nghìn năm.
Chữ Giáp Cốt là những chữ được khắc trên mai rùa và xương thú vào thời nhà Thương, chúng thường được sử dụng để ghi lại kết quả chiêm bốc (tiên đoán, bói toán). Có khoảng hơn 100.000 mảnh xương và mai rùa từ thời nhà Thương đã được phát hiện và 3.978 chữ đã được phân loại. Hiện tại có hơn 900 chữ Giáp Cốt đã được đọc và xác nhận, phần lớn là những chữ khá thông dụng, còn có hơn 3.000 chữ chưa thể đọc và xác nhận.
Chữ Kim văn là những chữ được khắc hoặc đúc trên các loại đồ đồng trước thời nhà Tần. Trong số các đồ đồng này, chung (cái chuông) là nhạc khí phổ biến nhất và đỉnh (cái vạc) là lễ khí phổ biến nhất, cho nên còn được gọi là Chung Đỉnh Văn (chữ khắc trên chuông và vạc). Cho đến nay hơn 8.000 đồ đồng có chữ Kim đã được khai quật, trên đó có hơn 3.000 chữ không trùng lặp và có khoảng trên dưới 1.800 chữ đã được đọc và nhận biết.
Đến thời Chu Tuyên Vương, Thái sử Trứu trên cơ sở các chữ cổ xưa đã sửa đổi để tạo thành Trứu Văn (chữ Đại Triện). Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất sáu nước, vì cục diện chia cắt quá dài của thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc gây ra, tự hình của các chữ được mỗi nước sử dụng đã phát sinh một số thay đổi, thậm chí cùng một chữ nhưng mỗi nước chư hầu lại có cách viết khác nhau. Tần Thủy Hoàng bèn thống nhất chữ Hán, cho phép Lý Tư lấy dạng chữ của nước Tần làm cơ sở, rồi chỉnh lý, sửa đổi thành chữ Tiểu Triện. Thời gian sử dụng chữ Tiểu Triện rất ngắn, sau thời nhà Hán nó không còn được sử dụng nữa, có tổng cộng 9.353 chữ Tiểu Triện được đưa vào trong cuốn “Thuyết văn giải tự”.
Tất cả các chữ viết trước Tiểu Triện đều có thể được gọi là Đại Triện, bao gồm Trứu Văn, Kim Văn, Giáp Cốt Văn, v.v., thậm chí bao gồm cả những dạng chữ do Thương Hiệt tạo ra lúc ban sơ, nhưng một số người lại gọi Trứu Văn là Đại Triện.
Trên đây là một số lần thay đổi hình dạng của chữ Hán, nhưng những thay đổi này đều không quá lớn, tự hình của các chữ cổ về cơ bản vẫn được duy trì, lần thay đổi quan trọng nhất trong lịch sử là sự xuất hiện của Lệ Thư (chữ Lệ). Lệ Thư xuất hiện sớm nhất vào thời nhà Tần, và trở nên phổ biến ở thời nhà Hán, có thể phân thành “Tần Lệ” và “Hán Lệ”. Tần Lệ còn được gọi là “Cổ Lệ”, và Hán Lệ được gọi là “Kim Lệ”. Ngoài ra Lệ Thư còn có những tên gọi khác như “Tá Thư”, “Bát Phân”, v.v. Sau khi Lệ Thư được hình thành, nó ngay lập tức được phổ biến, đến thời nhà Hán thì hoàn toàn được phổ cập. Khi Lệ Thư được thiết lập, tự hình của chữ Hán về cơ bản đã được cố định, cho đến nay chúng vẫn không có thay đổi quá lớn (ngoại trừ các chữ Hán giản thể của Trung Cộng). Việc tạo dựng ra Lệ Thư có ý nghĩa rất trọng đại, nó đã làm cho hình tượng của chữ Hán cổ biến thành “bút họa thức” (dạng nét bút) hiện nay, viết và sử dụng dễ hơn, đồng thời giúp quảng bá và phổ cập chữ Hán dễ dàng hơn.
Có nhiều ý kiến khác nhau về người sáng lập ra chữ Lệ, có người cho rằng chữ Lệ là do quan coi ngục Trình Mạc thời Tần sáng lập, có người nói là do Tiên nhân Vương Thứ Trọng thời Tần sáng lập.
Trong sách “Thư Đoán” Trương Hoài Quán viết: “Chữ Lệ là do Trình Mạc sáng lập. Trình Mạc vốn là một quan cai ngục thời nhà Tần, rất giỏi về chữ Đại Triện, về sau ông ta đã đắc tội với Tần Thủy Hoàng nên bị giam trong nhà ngục Vân Dương. Trải qua mười năm nghiên cứu trong tù, cuối cùng trên cơ sở chữ Đại Triện và chữ Tiểu Triện ông đã sáng tạo ra chữ Lệ, đồng thời tạo ra 3.000 chữ Lệ dâng lên Tần Thủy Hoàng. Tần Hoàng đế rất vui mừng nên đã xá tội cho ông và thăng cho ông chức quan Ngự sử”.
Cũng có người cho rằng chữ Lệ là do Tiên nhân Vương Thứ Trọng của nhà Tần sáng lập ra trên cơ sở chữ viết cổ. Về việc Vương Thứ Trọng tạo ra chữ Lệ bằng cách thay đổi hình tượng của chữ cổ, có ghi chép trong “Khuyến học thiên”, “Tấn Thư· Vệ Hằng Truyện”, “Cổ kim văn tự chí mục”, “Thư Đoán”, “Hoài Lai huyện chí”, v.v., và các tài liệu lịch sử khác đều có ghi chép.
Trong số đó, các cổ thư như “Thủy Kinh Chú”, “Tự Tiên Ký”, “Bắc Đô Phú” đều có ghi chép rằng: Vương Thứ Trọng, người Thượng Cốc thời nhà Tần, từ nhỏ đã có chí hướng khác hẳn người thường, có những điều kỳ lạ thường xuyên xảy ra trên người ông ta. Khi Vương Thứ Trọng khoảng 20 tuổi, dựa trên cơ sở chữ viết cổ do Thương Hiệt tạo ra ông đã thay đổi tự hình của chúng để sáng tạo ra chữ Lệ. Vào thời điểm đó, việc quan của nhà Tần rất bận rộn, văn thư chất đống như núi, dùng chữ Triện để viết thì vô cùng chậm, sau khi có chữ Lệ của Vương Thứ Trọng, hiệu quả công việc được nâng lên rất nhiều. Tần Thủy Hoàng rất vui mừng, coi Vương Thứ Trọng là một kỳ nhân bèn phái người đến triệu kiến Vương Thứ Trọng, nhưng ba lần liên tiếp đều không mời được ông. Cuối cùng Tần Thủy Hoàng vô cùng tức giận nên sai người dùng xe tù trực tiếp áp giải Vương Thứ Trọng về. Khi xe tù đi được nửa đường, Vương Thứ Trọng đột nhiên biến thành một con chim lớn, bay ra khỏi xe tù, bay lên trời cao kêu lớn rồi bay đi. Khi nó bay qua Tây Sơn, hai chiếc lông vũ rơi xuống và biến thành hai ngọn núi, đó là núi Đại Cách và núi Tiểu Cách ở phía đông bắc thành Thư Dương.
Trên đây là những thay đổi về tự hình của chữ Hán trong lịch sử, ngoài ra chữ Hán còn có những thay đổi về tự thể (kiểu chữ, thể chữ). Tự hình và tự thể là hai khái niệm khác nhau, những thay đổi nảy sinh trong cấu trúc cơ bản của chữ được gọi là thay đổi tự hình, chẳng hạn như chữ Giáp Cốt, Đại Triện, Tiểu Triện, Lệ Thư, là những thay đổi tự hình. Nếu như cấu trúc cơ bản của chữ không thay đổi mà chỉ thay đổi kiểu dáng phong cách bề ngoài thì gọi là thay đổi tự thể. Các loại tự thể như Nhan thể, Liễu thể, Tống thể, Hắc thể và các thể chữ được sử dụng trong thiết kế nghệ thuật hiện đại đều là những thay đổi về tự thể. Mỗi người viết chữ theo một phong cách khác nhau, tất cả đều là cùng một thể chữ, nhưng các nét chữ cơ bản vẫn giống nhau. Ngoài ra còn có Khoa Đẩu Văn (chữ giống con nòng nọc) của thời cổ đại và Điểu Trùng Thư (chữ giống hình con chim và côn trùng) của thời Xuân Thu Chiến Quốc, v.v. nên đây cũng là sự thay đổi về tự thể vào thời điểm đó.
Sau khi sáng tạo ra chữ Lệ, hình tượng của chữ Hán về cơ bản đã được cố định lại, cho đến nay hầu như không có nhiều thay đổi lớn, ví như chữ viết hiện đang được sử dụng ở Đài Loan. Sau khi Trung Cộng lên nắm quyền, vào năm 1956, chữ giản thể được phổ biến rộng ở đại lục, làm cho chữ Hán hoàn toàn tàn phế, đã cắt đứt mối liên hệ với Thần. Trung Cộng không chỉ cắt xén chữ Hán mà suýt chút nữa xóa bỏ hoàn toàn chữ Hán, chuẩn bị dùng chữ cái ghi âm thay thế chữ Hán.
Vào ngày 26 tháng 9 năm 1931, Đảng Cộng sản Liên Xô đã ra sức thúc đẩy Trung Quốc bãi bỏ chữ Hán, cải biến bằng cách sử dụng chữ cái Latinh để thay thế, mưu đồ là để tiêu vong nền văn hóa thần truyền Trung Hoa của chúng ta. Họ đã tổ chức “Đại hội đại biểu chữ viết mới tiếng Trung lần thứ nhất” tại Vladivostok, trong đó có đại diện của Trung Cộng như Cù Thu Bạch, Ngô Ngọc Chương và những người khác tham gia, cùng với Đảng Cộng sản Liên Xô phác thảo phương án “Latinh hóa chữ viết mới cho các phương ngữ miền Bắc”.
Sau khi Đại lục thất thế vào năm 1949, Trung Cộng đã mạnh mẽ thúc đẩy việc đơn giản hóa chữ viết, vào tháng 3 năm 1952, họ đã phác thảo bản thảo đầu tiên của “Bảng các chữ Hán giản thể”, chọn ra 700 chữ đã được đơn giản hóa. Mao Trạch Đông sau khi đọc xong rất không hài lòng, cho rằng 700 chữ được đơn giản hóa là chưa đủ đơn giản, số lượng chữ Hán phải giảm xuống, một chữ có thể thay thế được nhiều chữ.
Sau cuộc xung đột giữa Trung Quốc và Liên Xô, kế hoạch xóa bỏ chữ Hán của Trung Cộng không được tiến hành, cho nên cuối cùng họ không thể phiên âm hóa các chữ Hán, để lại những chữ Hán không hoàn chỉnh ở đại lục ngày nay.
Tờ “Nhân Dân Nhật Báo” ngày 26/10/1955 đưa tin trên trang đầu: “Việc đơn giản hóa chữ Hán không phải là cải cách căn bản về chữ viết, cần phải tiến hành thêm bước nữa là phiên âm hóa, hy vọng các chuyên gia của ĐCSTQ sẽ hoàn thành công việc chuẩn bị cho phiên âm chữ Hán”.
Vào ngày 20 tháng 12 năm 1977, tờ “Nhân dân Nhật báo” đã viết tiêu đề trên trang nhất rằng: “Chữ viết phải được cải cách, và phải đi theo hướng phiên âm chung của chữ viết trên thế giới”.
Kể từ khi Trung Cộng lên nắm quyền đến nay, 30 năm qua nó đã điên cuồng phá hủy nền văn hóa thần truyền, đốt sách cổ, đào mộ tổ tiên, phá hủy các di tích văn hóa, bóp méo lịch sử, người dân Trung Quốc đã hoàn toàn cắt đứt với cội nguồn, quên mất tổ tiên và văn hoá của mình. Trong 30 năm tiếp theo chúng lại hủy hoại hoàn toàn môi trường của Trung Hoa đại lục, khiến vùng đất Thần Châu đại địa với núi sông linh thiêng cẩm tú đâu đâu cũng bị tàn phá, đất đai bị đầu độc, nguồn nước và không khí bị ô nhiễm, thực phẩm bị ô nhiễm; kết quả là hàng năm tai họa liên tiếp xẩy ra như lũ lụt, bão tuyết, hạn hán, động đất, lở đất, bão cát, sương mù… Chỉ trong vài chục năm ngắn ngủi, chúng đã phá hủy hoàn toàn đạo đức, lễ nghi truyền thống mà dân tộc Trung Hoa đã duy trì hàng nghìn năm, đến nỗi trên thế giới người dân Trung Quốc đã trở thành đồng nghĩa với “thiếu tố chất”, khiến cho Trung Quốc đại lục hiện nay “cười kẻ nghèo nhưng không cười gái điếm”, “tất cả chỉ nhìn vào tiền”, vì lợi ích mà không từ một thủ đoạn nào, hãm hại lừa dối, đốt, giết, gian trá, cướp bóc, không việc xấu nào không làm. Sữa bột nhiễm độc, dầu cống rãnh, thuốc nhuộm đỏ Sudan, biến đổi gen, vắc xin độc, rau kích thích, gạo nhựa, thuốc kích thích tạo nạc, xưởng ngầm, nhà máy đen; quản lý đô thị, cưỡng bức phá dỡ, giết trẻ em, hãm hiếp bé gái, thu hoạch nội tạng sống, công trình nhà đậu phụ; thu nhập thấp, giá nhà cao, cạnh tranh khốc liệt, cạnh tranh gay gắt, chăm sóc y tế và giáo dục đắt đỏ… Chúng chỉ mất vài chục năm để biến vùng đất được Thần ưu ái này trở thành địa ngục trần gian!
Sau khi phá hoại hoàn toàn tất cả những thứ này, chúng lại vơ sạch những đồng tiền cuối cùng mà người dân khó nhọc mới kiếm được, đưa con cái và gia đình của chúng ra nước ngoài, mang hộ chiếu nước ngoài, hít thở bầu không khí trong lành và tự do trong các xã hội dân chủ hải ngoại… Rốt cuộc là mối hận thù sâu sắc như thế nào mới khiến chúng căm ghét dân tộc Hoa Hạ đến vậy? E rằng dù chúng bị băm vằm từng mảnh và hủy diệt cũng không đền được tội phải không?
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/239732
Ngày đăng: 17-11-2023
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.
ChanhKien.org