Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong gần như 100%. Nguyên nhân nào khiến bệnh dại có sức tàn phá khủng khiếp như vậy? (Picryl)
Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong gần như 100%. Nguyên nhân nào khiến bệnh dại có sức tàn phá khủng khiếp như vậy?
Thủ phạm gây bệnh là virus dại. Loại virus này chứa 5 loại protein gồm protein nhân (nucleoprotein: N), phosphoprotein (P), protein matrix (M), glycoprotein (G) và polymerase (L). Trong số đó, glycoprotein có thể kết hợp với acetylcholine, chất này quyết định khả năng thực bào thần kinh của virus dại.
Vì vậy, tỷ lệ tử vong do bệnh dại gây ra gần 100% chủ yếu là do virus dại có thể tấn công vào hệ thần kinh trung ương. Cho đến nay, con người vẫn chưa tìm ra cách loại bỏ hoàn toàn virus dại, thay vào đó, chỉ có thể thực hiện các biện pháp can thiệp để ngăn ngừa lây nhiễm virus.
Ở Việt Nam, chó là ổ chứa virus dại chủ yếu chiếm 96-97%, sau đó là mèo: 3- 4%, động vật khác (thỏ, chuột, sóc…) chưa phát hiện được. Có thể thấy, chó là nguồn lây nhiễm bệnh dại quan trọng nhất.
Nhiều người cho rằng con chó từng cắn họ trông không giống chó bệnh, nhưng họ không thể biết con chó đó có mang virus dại hay không, điều này mắt thường không thể nhìn thấy được.
Sau khi bị chó cắn, người nhiễm virus dại thường trải qua 4 giai đoạn là thời kỳ ủ bệnh, giai đoạn tiền triệu, giai đoạn thần kinh cấp tính và giai đoạn liệt.
Thời gian ủ bệnh thường từ 1 đến 3 tháng, hiếm khi trong vòng 1 tuần hoặc hơn 1 năm. Vì vậy, có người nói rằng, ai đó bị chó cắn khi còn nhỏ và lớn lên mới phát bệnh dại, khả năng này gần như không thể xảy ra.
Trong thời gian ủ bệnh nhìn chung không có triệu chứng, có người nói sau khi bị chó cắn chỉ cần quan sát trong 1 tuần, nếu trong vòng 1 tuần không có triệu chứng thì chứng tỏ là an toàn, quan điểm này hoàn toàn sai lầm. Vì thời gian ủ bệnh kéo dài từ 1-3 tháng nên sau khi bị chó cắn, người bệnh có thể không có triệu chứng gì.
Giai đoạn tiền triệu kéo dài từ 2 đến 10 ngày, các triệu chứng đã bắt đầu xuất hiện trong giai đoạn này, thường bắt đầu bằng các triệu chứng không điển hình như chán ăn, mệt mỏi, nhức đầu và sốt. 50-80% bệnh nhân sẽ bị đau thần kinh cụ thể tại vị trí tiếp xúc ban đầu.
Giai đoạn thần kinh cấp tính thường kéo dài từ 1 đến 3 ngày và thường có đặc điểm là hưng cảm, cực kỳ sợ hãi, sợ nước, sợ gió, co thắt cơ hầu họng từng đợt, khó thở, khó tiểu và đại tiện, đổ mồ hôi và tiết nước bọt quá nhiều.
Giai đoạn liệt là giai đoạn cuối của bệnh dại, giai đoạn này người bệnh dần rơi vào im lặng, nguyên nhân tử vong thường là do co thắt cơ họng dẫn đến ngạt thở hoặc suy hô hấp, tuần hoàn.
Sẽ không có vấn đề gì nếu một người không nhiễm virus dại, nhưng một khi nó tấn công, thời gian từ lúc phát bệnh đến lúc chết chỉ vỏn vẹn từ 7-10 ngày, nên đây là một căn bệnh rất nguy hiểm.
Khi một người bị chó cắn, không nên chủ quan cho rằng đó là một con chó khoẻ mạnh, nạn nhân nên sẵn sàng tâm lý cho điều tồi tệ nhất có thể xảy ra.
Vì vậy, đối với vết cắn của chó, nạn nhân nên làm sạch ngay lập tức. Rửa kỹ vết cắn dưới vòi nước trong 15 phút với xà phòng, hoặc nước sạch, sau đó sát khuẩn bằng cồn 45°-70° hoặc cồn i ốt để làm giảm thiểu lượng virus dại. Có thể sử dụng các chất khử trùng thông thường như rượu, cồn, xà phòng các loại, dầu gội, dầu tắm để rửa vết thương ngay sau khi bị cắn.
Nếu bị cắn tại nơi gần bệnh viện, tốt nhất nên đến bệnh viện để điều trị vết thương, vì bệnh viện có nước muối vô trùng và các chất lỏng khử trùng khác.
Sau khi xử lý vết thương, bác sĩ sẽ tùy theo tình huống mà đánh giá mức độ phơi nhiễm bệnh dại, chia thành cấp độ I, cấp độ II và cấp độ III. Nói chung, đối với cấp độ II, nên cân nhắc chuẩn bị miễn dịch thụ động và tiêm chủng; trong trường hợp được xác định phơi nhiễm ở cấp độ III thì các bước trên lại càng quan trọng hơn.
Theo Wang He – Aboluowang
Bảo Vy biên dịch
NTD Việt Nam