Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến
[ChanhKien.org]
Nguyên văn:
德建名立(1) 形端表正(2) 空谷傳聲(3) 虛堂習聽(4)
Bính âm:
德 (dé) 建 (jiàn) 名 (míng) 立 (lì)
形 (xíng) 端 (duān) 表 (biǎo) 正 (zhèng)
空 (kōng) 谷 (gǔ) 傳 (chuán) 聲 (shēng)
虛 (xū) 堂 (táng) 習 (xí) 聽 (tīng)
Chú âm:
德 (ㄉㄜˊ) 建 (ㄐ一ㄢˋ) 名 (ㄇ一ㄥˊ) 立 (ㄌ一ˋ)
形 (ㄒ一ㄥˊ) 端 (ㄉㄨㄢ) 表 (ㄅ一ㄠˇ) 正 (ㄓㄥˋ)
空 (ㄎㄨㄥ) 谷 (ㄍㄨˇ) 傳 (ㄔㄨㄢˊ) 聲 (ㄕㄥ)
虛 (ㄒㄩ) 堂 (ㄊㄤˊ) 習 (ㄒ一ˊ) 聽 (ㄊ一ㄥ)
Âm Hán Việt:
Đức kiến danh lập,
Hình đoan biểu chính.
Không cốc truyền thanh,
Hư đường tập thính.
Giải thích:
1. Nghĩa của chữ:
Đức (德): phẩm hạnh.
Kiến (建): kiến lập.
Danh (名): thanh danh, danh dự.
Lập (立): thành lập, dựng nên.
Hình (形): hình thể, thân thể.
Đoan (端): đoan trang.
Biểu (表): dáng vẻ, hình dáng.
Chính (正): chính trực.
Không (空): khoảng trống, trống trải, mênh mông.
Cốc (谷): sơn cốc, hang núi, thung lũng; ngũ cốc, lúa gạo.
Truyền (傳): truyền bá.
Thanh (聲): âm thanh.
Hư (虛): không có.
Đường (堂): đại sảnh, phòng khách.
Tập (習): thông thường viết là Tập 襲, có ý lặp lại, lật ngược.
Thính (聽): nghe thấy.
2. Nghĩa của từ:
Đức kiến danh lập (1) Hình đoan biểu chính (2) Không cốc truyền thanh (3) Hư đường tập thính (4)
(1) Đức kiến danh lập (德建名立): có đức hạnh tốt, sẽ tạo dựng nên thanh danh tốt.
(2) Hình đoan biểu chính (形端表正): hình thể bảo trì sự đoan trang, dáng vẻ tự nhiên sẽ đoan chính.
(3) Không cốc truyền thanh (空谷傳聲): nói chuyện trong sơn cốc (hang núi) trống trải, âm thanh truyền đi rất xa, còn có tiếng vọng cộng hưởng.
(4) Hư đường tập thính (虛堂習聽): nói chuyện trong phòng cao lớn không có người, có thể nghe thấy tiếng vọng trở lại.
Lời dịch tham khảo:
Nếu như có đức hạnh tốt, sẽ được mọi người tôn trọng, tự nhiên sẽ lập nên thanh danh tốt; giống như chúng ta nếu như có thể bảo trì hình thể đoan trang thích hợp, thái độ, dáng vẻ tự nhiên sẽ đoan chính.
Trong sơn cốc trống trải, âm thanh có thể truyền đi rất xa, hơn nữa còn có âm thanh vọng lại cộng hưởng; trong phòng cao lớn không có người có thể nghe thấy tiếng vọng trở lại.
Câu chuyện văn tự:
Đức 德: Giáp cốt văn viết là “”, Kim văn viết là “ ”, nghĩa gốc là hành vi chính trực. Diễn biến đến chữ Tiểu triện, cách viết biến thành “ ”, “ ” có ý nghĩa là hành vi, “” là chữ cổ của từ Trực 直, “ ” đại biểu cho sự chuyên tâm, một lòng, toàn tâm toàn ý. Cũng chính là nói, có thể xuất phát từ nội tâm, biểu hiện ra bên ngoài hành vi chính trực gọi là “Đức”.
Danh 名: Giáp cốt văn viết là “ ”, “” là chữ cổ của từ Hộ 户, có nghĩa là ngoài trời có Nguyệt 月 (trăng), nghĩa gốc là chỉ Quang 光 (ánh sáng). Đến Kim văn viết là “ ”, nguyên bản “” đã biến thành “”. Chữ Tiểu triện viết là “ ”, Cách viết của Kim văn và Tiểu triện giống nhau, “Danh” 名 đều là do từ “Tịch” 夕 và “Khẩu” 口 tổ hợp thành, bởi vì thời cổ không có đèn đường giống như thời nay, sau khi chiều tà, sắc trời dần dần tối, người với người gặp nhau trên đường, bởi vì không biết đối phương là ai, cho nên cần lên tiếng nói ra tên của mình, dùng để phân biệt rõ thân phận.
Suy ngẫm và thảo luận:
Trong “Đệ Tử Quy” có một câu nói: “Hạnh cao giả, danh tự cao; nhân sở trọng, phi mạo cao”. Ý tứ của câu này là chỉ người có phẩm hạnh cao thượng, mọi người đều sẽ kính trọng họ, thanh danh tự nhiên sẽ cao quý, tuyệt đối không phải bởi vì vẻ bề ngoài trông đẹp mắt mới kính trọng họ.
Nếu như phẩm đức hàm dưỡng của một người đều rất tốt, mọi người nhìn thấy cử chỉ lời nói của anh ấy, liền sẽ không tự chủ được mà kính ngưỡng và tôn kính anh ta. Đây là tâm ngưỡng mộ tự nhiên xuất ra từ nội tâm, và không thể dùng quyền thế hoặc bất kỳ ngoại lực nào mà có được. Giống như các bậc đế vương thời cổ đại mặc dù mỗi người đều có danh vị cao nhất thế gian, nhưng có thể khiến cho người ta ghi tạc trong lòng, vẫn là những vị thánh minh quân vương – những người có đức hạnh cao thượng, lo nghĩ cho bách tính thiên hạ.
Trong lịch sử Trung Quốc có rất nhiều vị Thánh quân (vị vua sáng suốt như Thánh) coi trọng việc tu dưỡng đức hạnh; ví dụ như, Văn Vương triều đại nhà Chu bình thường trong cung thất luôn biểu hiện ra thái độ ôn hòa kính cẩn, đối đãi với bậc trưởng lão luôn giữ thái độ tôn kính hữu lễ; mỗi khi tế tự ở miếu đường, hành vi cũng tất là khiêm tốn cung kính, trang trọng nghiêm chỉnh; ở những nơi công cộng, thần sắc, nét mặt luôn ôn hòa nhưng lại không mất đi sự uy nghi; lúc ở một mình, cũng không quên tự xét lại mình, kiểm tra lại ngôn hành ngày thường có chỗ sơ sót nào chăng, cũng không dám có chút lười biếng. Chính vì Chu Văn Vương coi trọng tu dưỡng đức hạnh như vậy, nên dưới sự giáo hóa của ông, thiên hạ thái bình, bách tính sung túc, giàu có.
1. Các bạn hãy thử nói xem tại sao một người có đức hạnh, tự nhiên sẽ có được sự tôn trọng của người khác?
2. Nếu muốn mình trở thành một người có đức hạnh, bạn thấy cần phải bắt đầu từ phương diện nào?
Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/42585
ChanhKien.org