Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến
[ChanhKien.org]
Nguyên văn:
罔談彼短(1) 靡恃己長(2) 信使可覆(3) 器欲難量(4)
Bính âm:
罔 (wǎng) 談 (tán) 彼 (bǐ) 短 (duǎn)
靡 (mí) 恃 (shì) 己 (jǐ) 長 (cháng)
信 (xìn) 使 (shǐ) 可 (kě) 覆 (fù)
器 (qì) 欲 (yù) 難 (nán) 量 (liáng)
Chú âm:
罔 (ㄨㄤˇ) 談 (ㄊㄢˊ) 彼 (ㄅ一ˇ) 短 (ㄉㄨㄢˇ)
靡 (ㄇ一ˇ) 恃 (ㄕˋ) 己 (ㄐ一ˇ) 長 (ㄔㄤˊ)
信 (ㄒ一ㄣˋ) 使 (ㄕˇ) 可 (ㄎㄜˇ) 覆 (ㄈㄨˋ)
器 (ㄑ一ˋ) 欲 (ㄩˋ) 難 (ㄋㄢˊ) 量 (ㄌ一ㄤˊ)
Âm Hán Việt:
Võng đàm bỉ đoản,
Mị thị kỷ trường.
Tín sử khả phúc,
Khí dục nan lượng.
Giải thích:
1. Nghĩa của chữ:
Võng (罔): không được, không nên, chớ, đừng.
Đàm (談): đàm luận, bàn tán.
Bỉ (彼): người khác, kẻ khác, người ta.
Đoản (短): sở đoản, chỗ yếu, điểm yếu, khuyết điểm.
Mị (靡): không được, không nên, chớ, đừng.
Thị (恃): cậy, ỷ vào.
Kỷ (己): bản thân.
Trường (長): sở trường, chỗ mạnh, điểm mạnh, ưu điểm.
Tín (信): thành thật không lừa gạt, giữ uy tín.
Sử (使): khiến, làm cho.
Khả (可): có thể, có khả năng.
Phúc (覆): nghiệm chứng, kiểm nghiệm.
Khí (器): chỉ lòng dạ, phong thái, khí phách, khí độ của một người.
Dục (欲): nên phải.
Nan (難): khó khăn.
Lượng (量): đo, đo lường.
2. Nghĩa của từ:
(1) Võng đàm bỉ đoản (罔談彼短): Không nên bàn tán về khuyết điểm của người khác.
(2) Mị thị kỷ trường (靡恃己長): Đừng khoe khoang ưu điểm của mình.
(3) Tín sử khả phúc (信使可覆): Lời nói phải có uy tín, nhất định phải nói được làm được, kinh qua được kiểm nghiệm.
(4) Khí dục nan lượng (器欲難量): tấm lòng của một người nên rộng lớn, lớn đến độ người khác khó có thể đo lường.
Lời dịch tham khảo:
Không nên bàn tán về khuyết điểm của người khác, càng không nên khoe khoang ưu điểm của bản thân.
Đối với những lời mà bản thân đã nói ra hoặc hứa hẹn, nhất định phải nói được làm được, kinh qua được kiểm nghiệm. Hơn nữa tấm lòng và khí độ cũng nên rộng lớn, lớn đến độ người khác khó có thể đo lường được.
Câu chuyện văn tự:
Trường 長: chữ này trong Giáp cốt văn có hai cách viết là “”, “ ”, thoạt nhìn như là một người có mái tóc rất dài, nghĩa mở rộng của chữ này là trường cửu (lâu dài). Chữ Kim văn viết là “”, thoạt nhìn có vẻ như là hạt giống từ trong đất nảy mầm lên, cho nên chữ này có nghĩa là sinh trưởng. Chữ Tiểu triện viết là “”, chữ này có ý là xa xưa, lâu đời.
Tín 信: Kim văn viết là “ ”, chữ Tiểu triện viết là “”. Tín là một chữ “Nhân” 人 đặt cạnh một chữ “Ngôn” 言, nghĩa gốc chính là ‘nhân ngôn vi tín’ (lời mà người nói ra là phải đáng tin); nghĩa rộng là chỉ sự thành thực, ý nói rằng lời người nói ra nhất định phải là sự thực, không lừa dối bản thân và cũng không dối gạt người khác, vậy mới có thể làm người khác tin tưởng bạn.
Khí 器: Kim văn có hai cách viết là “”, “ ”, chữ Tiểu triện viết là “ ”, nghĩa gốc là mãnh 皿 (đồ đựng). Khí là một chữ “Khuyển” 犬 (con chó) cộng thêm bốn chữ “Khẩu” 口 (miệng), bởi vì những thứ để đựng đồ vật đều để hở miệng, bốn cái miệng nghĩa là có rất nhiều thứ có thể dùng để chứa đựng như vậy, mà con chó là loài động vật rất giỏi giúp người trông coi canh giữ, cho nên đồ dùng của con người cũng phải để cho chó trông giữ.
Suy ngẫm và thảo luận:
Phú Bật là một bề tôi nổi tiếng của nhà Tống, vì rất có lòng độ lượng mà ông được mọi người kính trọng. Thời Phú Bật còn trẻ, có người ở trước mặt mọi người mà mắng chửi ông, nhưng ông lại làm ngơ, coi như không nghe thấy gì. Người bên cạnh nói với ông: “Người ấy đang mắng chửi anh kìa!”. Phú Bật đáp: “Chắc là anh ta đang mắng chửi người khác đấy!”. Người bên cạnh lại nói: “Thế nhưng hắn kêu tên của anh, lẽ nào lại đang mắng chửi người khác?”. Phú Bật nói: “Vậy có thể anh ta đang mắng chửi người trùng tên trùng họ với tôi thôi!”. Người mắng chửi kia sau khi nghe Phú Bật trả lời vậy thì liền cảm thấy rất xấu hổ.
Phú Bật thường răn dạy các em và con cháu rằng: “‘Nhẫn’ 忍 có thể giải quyết được rất nhiều chuyện. Nếu như có thể có các phẩm đức như thanh liêm, chất phác, thiện lương, v.v. và cộng thêm một chữ ‘Nhẫn’ nữa thì có việc gì mà làm không tốt đây?”. Một người có thể lấy thái độ khoan dung mà đối đãi người khác, đó không những là biểu hiện của người có tu dưỡng, đồng thời còn là biểu hiện về tâm tính cao thấp của họ. Bởi vậy, từ xưa đến nay mọi người đều đặc biệt tôn sùng những người hiền đức có phẩm đức khoan dung.
1. Trong cuộc sống hàng ngày, bạn có từng trải qua sự việc nào tương tự như câu chuyện trên hay không? Bạn đã đối mặt với chuyện ấy thế nào? Hãy cùng chia sẻ với mọi người nhé.
2. Bạn cho rằng thế nào là “khoan dung”? Khi người khác đối xử với chúng ta không tốt, chúng ta cần phải làm thế nào mới được gọi là “khoan dung”?
Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/42586
ChanhKien.org