Một vị hòa thượng đã nói rằng: “Tôi đã đi đến thế giới này hàng chục năm, tôi đã chứng kiến vô số thảm họa do thiên nhiên và nhân tạo, và tôi đã thấy được sự vô thường của thế giới. Tôi đã nhận ra một sự thật: những lời nói đơn giản nhưng chứa đầy ý nghĩa sâu sắc triết lý, đôi khi những lời này là một thiên cơ”.
Đúng vậy, nhiều chân lý đơn giản thường ẩn chứa những triết lý rất sâu sắc. Chúng ta nếu có thể nhìn thấu bốn bí mật này thì có thể tránh được tai họa! Sau khi nghe lời của vị hòa thượng, tôi cảm thấy ngộ ra và nhanh chóng viết ra bốn điều mà vị hòa thượng đã nói.
Thứ nhất : “Thị dục thâm giả thiên cơ thiển, thị dục thiển giả thiên cơ thâm”, nghĩa là: Nhiều tham dục thì mất đi lý trí, ít tham dục thì có trí huệ
Người có nhiều tham dục sẽ mất đi lý trí, đồng thời càng nhiều ý nghĩ tham dục thì càng nhiều phiền não, khiến cho phúc báo của người đó rất mỏng.
Nếu một người có quá nhiều dục vọng ham muốn, thì bản chất tự nhiên của người ấy sẽ là nông nổi. Một người có dục vọng quá nhiều thì sẽ khuyết thiếu trí tuệ và linh tính. Người như thế sẽ bị dục vọng làm cho mê muội mất cả ý chí, tham dục bại thân.
Vậy “bí mật” ở đây có nghĩa là gì? Tất nhiên, bí mật ở đây chính là trí huệ và tâm linh của con người, đó cũng là con đường dẫn đến những cơ hội tốt đẹp và phúc báo trong tương lai.
Làm người phải biết bớt ham muốn thì mới có nhiều trí tuệ và phúc báo, nếu một người có quá nhiều ham muốn, chắc chắn sẽ mất đi nhiều hiểu biết và phúc lành trong cuộc sống.
Thứ hai: “Nhân phạ xuất danh trư phạ tráng thụ đại chiêu nguy hiểm lai”, nghĩa là: Người sợ nổi danh, heo sợ béo, cây lớn sợ gió
Vị hòa thượng đã cảnh báo rằng làm người phải luôn khiêm tốn, thận trọng, đừng kiêu ngạo ham nổi danh mà gặp phải tai họa, cũng như con heo ăn uống không ngừng nghỉ mà sẽ nhanh chóng bị đưa đi làm thịt.
Một người có hướng sống đúng đắn trong một thời gian, cuộc sống và sự nghiệp khởi sắc thì sẽ trở thành một người rất có năng lực và có cuộc sống tốt đẹp.
Tục ngữ nói: “Thiên cuồng tất hữu vũ, nhân cuồng tất hữu họa”, nghĩa là: Trời nổi cuồng phong ắt sẽ có mưa, người ngông cuồng thì tất gặp họa. Đó chính là đạo lý.
Thứ ba: “Nhân vi thiện phúc tuy vị chí họa dĩ viễn ly”, nghĩa là: Người tốt thì vận may chưa đến mà vận rủi đã rời xa
Vị hòa thượng nói rằng nếu con người có tấm lòng nhân ái thì nếu vận may chưa đến thì vận rủi đã rời xa. Câu này thực ra rất có lý, người thường xuyên làm việc thiện không những có tướng mạo nhân hậu mà còn có vận mệnh tốt đẹp. Đồng thời, sẽ được nhiều người tôn trọng và yêu mến hơn.
Bằng cách này, ngay cả khi họ gặp phải một số khó khăn, thậm chí là thảm họa trong cuộc sống, vẫn sẽ có những người sẵn sàng đứng ra giúp đỡ họ.
Thứ tư: “Thị phi chi địa bất cửu lưu”, nghĩa là: Chỗ thị phi không nên ở lại lâu
Vị hòa thượng đã cảnh báo rằng có một số nơi trên thế giới phàm trần mà bạn không nên ở lâu. Trong thế giới phàm trần, có nhiều nơi dục vọng, nhiều nơi đúng sai, những nơi này thường ẩn chứa tai họa, nguy hiểm.
Nếu một người không có một mức độ quyết tâm nhất định và khả năng nắm bắt tình hình chung thì khó có thể thoát khỏi một số tình huống đúng sai.
Đôi khi, nếu chúng ta không quen với nội tình mà lao vào chỗ đúng chỗ sai, điều chờ đợi chúng ta thường là tai họa bất ngờ.
Thùy Dung biên dịch
Nguồn: aboluowang (Vương Hòa)
Vạn Điều Hay