Ngoài việc là một chứng rối loạn mãn tính suốt đời, bệnh tâm thần phân liệt còn là một điều bí ẩn đối với các nhà nghiên cứu vì nguyên nhân chính xác của nó vẫn chưa được xác định. (Needpix)
Ngoài việc là một chứng rối loạn mãn tính suốt đời, bệnh tâm thần phân liệt còn là một điều bí ẩn đối với các nhà nghiên cứu vì nguyên nhân chính xác của nó vẫn chưa được xác định.
Tâm thần phân liệt là một chứng rối loạn tâm thần nghiêm trọng khiến con người diễn giải hiện thực một cách bất thường hoặc một cách sai lệch. Các triệu chứng bao gồm các giai đoạn rối loạn tâm thần liên tục hoặc tái phát, trong đó cá nhân phát triển ảo tưởng, ảo giác và suy nghĩ vô tổ chức, cuối cùng dẫn đến thờ ơ, tách biệt xã hội và giảm biểu hiện cảm xúc.
Đã có một số giả thuyết về nguyên nhân gây bệnh, tất cả đều chủ yếu liên kết rối loạn tâm thần với di truyền, khiến bệnh tâm thần phân liệt trở thành một dạng rối loạn di truyền.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng đã tìm thấy nhiều yếu tố môi trường sau sinh có thể làm phát sinh bệnh tâm thần phân liệt.
Môi trường đô thị
Trong nghiên cứu năm 1939 của Robert E. L. Faris và H. Warren Dunham, các tác giả đã lưu ý rằng: “Các trường hợp mắc chứng tâm thần phân liệt, cũng như mọi trường hợp rối loạn tâm thần, đều ở trong cộng đồng vô tổ chức tại (hoặc gần) trung tâm thành phố, có xu hướng suy giảm về phía ngoại vi”.
Năm 2004, bác sĩ tâm thần Spauwen J và cộng sự, đã xem xét 10 nghiên cứu khác nhau trong công việc của họ: “Liệu đô thị có làm thay đổi biểu hiện rối loạn tâm thần của dân số không?” và nhận thấy tỷ lệ mắc bệnh tâm thần phân liệt ở khu vực thành thị cao gấp đôi tỷ lệ ở khu vực nông thôn.
Lạm dụng chất gây nghiện
Nhiều nghiên cứu đề cập rằng việc lạm dụng chất gây nghiện, đặc biệt là sử dụng cần sa đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển bệnh tâm thần phân liệt. Việc sử dụng cần sa dưới 21 tuổi (khi não vẫn đang phát triển) thậm chí còn dẫn đến nguy cơ cao hơn và việc sử dụng quá mức có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tâm thần phân liệt tăng gấp 500 đến 600 lần.
Lạm dụng chất gây nghiện cũng làm cho việc điều trị bệnh tâm thần phân liệt kém hiệu quả hơn.
Vitamin D
Vitamin D, chủ yếu phụ thuộc vào ánh nắng mặt trời, là một loại hormone secosteroid, được công nhận là yếu tố bảo vệ thần kinh có vai trò trong sự phát triển của não.
Các nghiên cứu dịch tễ học đã chỉ ra rằng “những người sinh vào cuối đông/đầu xuân, ở các vĩ độ cao hơn và ở môi trường thành thị có nguy cơ mắc bệnh tâm thần phân liệt cao hơn, dẫn đến những gợi ý rằng nguy cơ này có thể được khắc phục do thiếu vitamin D”.
Tình trạng thiếu hụt vitamin D được phát hiện rất phổ biến ở những người bị tâm thần phân liệt và nhiều chứng rối loạn tâm thần khác.
Không giống như nhiều chứng rối loạn nan y, bệnh tâm thần phân liệt có thể được kiểm soát. Việc điều trị có thể bao gồm các liệu pháp tâm lý cá nhân khác nhau, liệu pháp hành vi nhận thức và cả các liệu pháp tâm lý xã hội.
Theo Sumaya Hazarika – The Epoch Times
Hoàng Tuấn biên dịch
NTD Việt Nam