Tác giả: Đức Huệ
[ChanhKien.org]
Trần Ngự Can là người Phố Thành (nay là huyện Phố Thành hành phố Nam Bình tỉnh Phúc Kiến), gia cảnh giàu có thích làm từ thiện, lại rất kính Thần hiếu Đạo, phàm mà có đạo sĩ vân du ghé qua, nhất định khoản đãi nồng hậu, lại cung cấp chỗ ăn chỗ nghỉ. Lần nọ có vị đạo sĩ thổi sáo sắt vân du đến hóa duyên, Trần Ngự Can liền nhiệt tình khoản đãi ông một đoạn thời gian rất dài, một trái tim nhiệt tình cúng dưỡng không biết mệt. Vị đạo sĩ chơi sáo sắt này, ban ngày thì đến đạo viện Lai Hòa Phong ở vùng đó tu hành, đến tối mới trở về phòng nghỉ ở nhà Trần Ngự Can, mỗi tối Trần Ngự Can đều đích thân đến “đạo viện Lai Hòa Phong” để chờ đạo sĩ bước ra, đón ông ấy về nhà mình nghỉ ngơi, ý tứ rất cung kính.
Thời gian lâu dần, Trần Ngự Can dần dần có chút giãi đãi. Có lần đến đón đạo sĩ bị trễ, đạo sĩ nói với ông: Sao ông đến trễ vậy, ta đã đợi ông rất lâu đấy. Rạng sáng ngày hôm sau, vị đạo sĩ này đã rời đi. Rất lâu sau đó, vị đạo sĩ này lại quay lại, một lần lúc hai người họ đang ở bên ngoài, đạo sĩ nói với Trần Ngự Can: Ông hiếu Đạo như thế, cùng ta vân du tu Đạo chứ. Trần Ngự Can đã đồng ý rồi, nhưng đột nhiên lại thấy nhớ nhà, liền nói: Đợi tôi quay về lấy chìa khóa nhà đã, rồi sẽ cùng ông vân du tu Đạo. Ý tứ trong câu nói mang theo chìa khóa của ông ta đại khái chính là thuận tiện sau này có thể quay về nhà bất cứ lúc nào. Đạo sĩ nghe xong biết rằng tâm phàm của ông ấy còn chưa đoạn, liền rời đi, từ đó về sau không còn xuất hiện lại một lần nào nữa, chỉ để lại cây sáo sắt hay đem theo bên mình cho Trần Ngự Can.
Sau này Trần Ngự Can không biết làm thế nào mà có được một loại năng lực, chính là có thể nguyên thần ly thể đến các nơi xa. Trần Ngự Can vận dụng loại năng lực này, nguyên thần thường hay ly thể đến các tỉnh lân cận để kiểm tra xem tình hình thị trường bên ngoài, phát hiện loại thương phẩm nào bị thiếu liền nhanh chóng đặt mua, sau đó bán lại với một mức giá tốt, vì thế làm ăn buôn bán kiếm được rất nhiều tiền, trở thành đại phú ông, thu mua lại rất nhiều cửa hàng, nhà cửa, người ta gọi ông là “Trần Bán Nhai”, chính là vì các cửa hàng, nhà cửa trên một nửa con phố, đều là sản nghiệp của ông ấy.
Trong các ghi chép đều nói Trần Ngự Can là một thiện nhân, tuy nhiên sau này lại trở thành đại phú ông, nhưng lại hai lần lỡ mất cơ duyên thần tiên: Lần thứ nhất là trong khảo nghiệm thời gian lâu dài, dần dần trở nên giãi đãi, phóng túng bản thân; Lần thứ hai là ở thời khắc quan trọng lại thấy nhớ nhà, không thể buông bỏ cái niệm thế tục. Sau này ông có thể trở thành đại phú ông, cũng vì ông đã làm từ thiện, là thiện quả của việc hành thiện cúng dưỡng cho người xuất gia. Thiện hữu thiện báo, nhưng nếu so với việc tu Đạo thành tiên, phúc báo ở thế gian thực tại không đáng một đồng. Hơn nữa ông ấy trong quá trình trở nên giàu có đột ngột này, cũng rất đặc thù, đó là dựa vào năng lực nguyên thần ly thể, biết trước thông tin thị trường ở các khu vực khác. Đây cũng nói rõ việc con người là có nguyên thần, nguyên thần không dựa vào nhục thân mà tồn tại độc lập, thuyết vô Thần là tà thuyết sai lầm.
Nguồn tư liệu: “Hồ Hải Tân Văn Di Kiên Tục Chí”.
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.
ChanhKien.org