Lẩu là thói quen ẩm thực rất phổ biến ở các nước Châu Á, đặc biệt vào thời tiết lạnh. Tuy nhiên, lẩu có hàm lượng calo rất cao và có thể gây đầy hơi, khó tiêu, thậm chí ảnh hưởng đến cân nặng và sức khỏe của bạn. (Wikimedia Commons / N509FZ / CC BY-SA 4.0 DEED)
Lẩu là thói quen ẩm thực rất phổ biến ở các nước Châu Á, đặc biệt vào thời tiết lạnh. Tuy nhiên, lẩu có hàm lượng calo rất cao và có thể gây đầy hơi, khó tiêu, thậm chí ảnh hưởng đến cân nặng và sức khỏe của bạn. Bài viết này chia sẻ một số mẹo ăn lẩu để bạn có thể ăn uống vừa đủ chất, vừa tốt cho sức khỏe mà không bị tăng cân.
Làm gì để tránh tăng cân khi ăn lẩu?
1. Chọn nồi đất hoặc nồi chống dính
Khi ăn lẩu, việc lựa chọn nồi và nước dùng rất quan trọng, điều này không chỉ ảnh hưởng đến mùi vị mà còn ảnh hưởng đến lượng calo và dinh dưỡng.
Nên chọn nồi đất hoặc nồi chống dính vì những loại nồi này có thể giữ lại hương vị tươi ngon của thực phẩm, giữ nhiệt độ của nước dùng, không cần hâm nóng lại và không cần thêm quá nhiều dầu mỡ.
2. Những người có dạ dày nhạy cảm nên cẩn thận khi chọn nước dùng
Lựa chọn nước dùng có thể dựa trên sở thích và thể trạng cá nhân, có nước dùng vị cay, vị nhạt khác nhau.
Nước dùng cay có thể giữ ấm cơ thể nhưng không phù hợp với người có hệ tiêu hóa nhạy cảm hoặc mắc bệnh tim mạch.
Nước dùng nhạt có thể thanh mát nhưng cần chú ý lượng natri nạp vào.
Nước dùng chay tốt cho sức khỏe nhưng cần chú ý bổ sung vitamin B12.
3. Thứ tự ăn
Khi ăn lẩu, cần chú ý thứ tự ăn uống, nên ăn các loại thực phẩm ít dầu mỡ trước, sau đó mới ăn các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ.
Điều này có thể giúp giảm lượng dầu mỡ nạp vào, cũng tránh cho nước dùng bị nhiễm quá nhiều chất béo.
Nên ăn các loại rau xanh, nấm, củ, quả trước. Những thực phẩm này giàu chất xơ và vitamin, có thể giúp tăng cảm giác no, thúc đẩy tiêu hóa, còn cung cấp nước và dinh dưỡng.
- Uống nước dùng sau khi cho rau vào nồi lẩu
Nếu muốn uống nước dùng, bạn có thể uống sau khi cho rau vào nồi vì lúc này nước dùng còn khá sạch, chưa bị nhiễm dầu mỡ.
- Ăn thịt, tinh bột sau cùng
Các loại thực phẩm giàu protein và tinh bột như thịt, mì, bún… có lượng calo cao, ăn nhiều dễ gây béo phì, có thể tạm thời chưa ăn.
Nếu muốn kiểm soát cân nặng, không nên uống quá nhiều nước dùng sau khi cho thịt vào nồi. Vì nước dùng đã trở nên béo ngậy, lượng dầu mỡ và muối tăng cao. Đặc biệt, những người bị bệnh Gout, thận nên hạn chế.
Ăn lẩu cũng cần chú ý đến nước chấm và các món ăn kèm. Nước chấm có thể giúp tăng hương vị cho món ăn, các món ăn kèm có thể giúp cân bằng tính chất và hương vị của món ăn. Tuy nhiên, nước chấm và các món ăn kèm cũng cần chú ý lựa chọn, tránh quá nhiều dầu mỡ và muối.
4. Chọn nước chấm lành mạnh
Nên chọn nước chấm tự làm, chẳng hạn như ớt xắt nhỏ, nước sốt thịt nướng, nước chấm sa tế… Những loại nước chấm này có thể điều chỉnh theo sở thích cá nhân và cũng có thể kiểm soát lượng dầu mỡ và natri.
Nếu bạn muốn sử dụng nước chấm sa tế, bạn có thể chọn nước chấm sa tế chay để giảm lượng chất béo động vật. Nếu bạn muốn sử dụng trứng sống, hãy chú ý đến độ tươi của trứng để tránh nhiễm khuẩn salmonella.
5. Chọn món ăn kèm
Bạn có thể chọn các món ăn kèm như dứa khô, dưa chuột muối, kim chi, v.v. Những món ăn kèm này không chỉ hỗ trợ tiêu hóa mà còn cung cấp men vi sinh và enzym, nhưng cần lưu ý không nên ăn quá nhiều vì những món ăn này cũng chứa một lượng lớn natri và đường.
Đi chơi đêm giao thừa ngoài trời, chú ý giữ ấm và an toàn
Đêm giao thừa, nhiều người ra ngoài xem pháo hoa hoặc tụ tập bạn bè. Mùa đông thời tiết lạnh giá, lúc này cần chú ý giữ ấm và an toàn, tránh cảm lạnh hoặc bệnh tim mạch phát tác. Nên mặc quần áo dày một chút, đặc biệt là khăn quàng cổ, áo khoác lông vũ… để giữ ấm cơ thể, tránh gió lạnh thổi vào.
Đặc biệt, nếu vừa ăn lẩu xong ở nhà hàng và ra ngoài mà không mặc áo khoác, bạn rất dễ bị cảm lạnh hoặc nhồi máu cơ tim.
- Che chắn ba bộ phận quan trọng
Theo quan điểm của y học cổ truyền, mùa đông cần tuân theo nguyên tắc “ẩn”, tức là bảo vệ tốt các bộ phận quan trọng của cơ thể, bảo vệ nội tạng khỏi gió lạnh xâm nhập, ảnh hưởng đến chức năng. Việc giữ ấm cổ, bụng và lòng bàn chân rất quan trọng, che chắn ba bộ phận này có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Trên cổ có các huyệt phong trì, phong môn và phong phủ, đây là cửa ngõ dễ xâm nhập của khí lạnh, vì vậy cần giữ ấm cổ. Điều này không chỉ giúp ngăn ngừa đột quỵ mà còn bảo vệ cổ họng, ngừa ho.
Bụng là nguồn năng lượng vận hành của cơ thể, giữ ấm bụng có tác dụng tăng cường khả năng tiêu hóa của tỳ vị, tránh gây nhồi máu cơ tim.
Lòng bàn chân là đầu cuối của hệ tuần hoàn, cách xa tim nhất, cũng là nơi có nhiều huyệt đạo. Lòng bàn chân bị lạnh sẽ gây co mạch ngoại vi, tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
Ngoài ra, nếu gia đình có người lớn tuổi, người cao huyết áp hoặc mắc bệnh tim mạch thì cần cẩn thận hơn. Vì những người này có hệ tim mạch bị lão hóa, kém đàn hồi, cộng thêm thời tiết lạnh, gánh nặng của tim tăng lên, dễ xảy ra nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Do đó, những người này nên ở nhà, hạn chế những nơi đông người, tránh gió lạnh xâm nhập.
Theo The Epoch Times tiếng Trung
Hoàng Tuấn biên dịch
NTD Việt Nam