Trong khi một số người không bao giờ bị nhiễm hoặc có thể nhanh chóng hồi phục mà không có triệu chứng kéo dài, thì đối với nhiều người, nhiễm hoặc tái nhiễm COVID-19 đã trở thành một vòng luẩn quẩn nguy hiểm. (Ảnh tạo bởi AI)
Hơn 80% người Mỹ đã từ chối tiêm mũi tăng cường COVID-19 mới nhất, nhưng khi mùa đông đến gần, họ cũng không muốn bị tái nhiễm COVID-19.
Trong khi một số người không bao giờ bị nhiễm hoặc có thể nhanh chóng hồi phục mà không có triệu chứng kéo dài, thì đối với nhiều người, nhiễm hoặc tái nhiễm COVID-19 đã trở thành một vòng luẩn quẩn nguy hiểm. Làm thế nào để bạn tránh bị tái nhiễm và thoát khỏi chu kỳ này?
Hệ miễn dịch của chúng ta có một mô hình
Vào tháng 10 năm 2023, tạp chí Nature Communications trích dẫn nghiên cứu của các nhà khoa học từ trường Harvard, Yale, Columbia và Oxford, phát hiện rằng những người loại bỏ virus nhanh chóng sau lần nhiễm COVID đầu tiên cũng loại bỏ virus nhanh chóng ở lần thứ hai.
Các mẫu xét nghiệm được lấy từ các cầu thủ, nhân viên và các chi nhánh của Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia Mỹ (NBA) trong khoảng thời gian từ ngày 11 tháng 3 năm 2020 đến ngày 28 tháng 7 năm 2022.
Họ nhận thấy rằng những người bị nhiễm nhiều lần “có thể khác biệt về mặt miễn dịch và hành vi so với những người chỉ bị nhiễm một lần trong thời gian nghiên cứu”.
Mặc dù mọi người có thể trông giống nhau về ngoại hình, nhưng nếu có một kính hiển vi có khả năng nhìn vào thế giới vi mô, hệ miễn dịch của mỗi người sẽ trông rất khác nhau.
Hệ miễn dịch giống như một lực lượng tinh nhuệ của Hải quân SEAL, bảo vệ cơ thể ngày đêm khỏi các đợt tấn công của virus và vi trùng. Thật thú vị, trong tiếng Trung, thuật ngữ “miễn dịch (免疫)” được dịch là “miễn nhiễm với dịch bệnh/đại dịch”.
Nhiễm bệnh là dấu hiệu của hệ miễn dịch suy yếu
Mỗi người đều có một hệ miễn dịch phức tạp chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.
Các yếu tố bao gồm di truyền, suy dinh dưỡng, viêm, tiếp xúc với độc tố, ký sinh trùng, tổn thương do bệnh tật và hệ thống bạch huyết hoạt động kém có thể ảnh hưởng đến khả năng chống virus khi chúng ta đối mặt với một chủng virus bất kỳ.
Năm 1918, trong đại dịch cúm Tây Ban Nha, các bác sĩ ở Boston và San Francisco đã thực hiện một loạt các thí nghiệm thử thách trên người. Họ cố tình sử dụng dịch tiết virus từ bệnh nhân cúm Tây Ban Nha và nhỏ vào mắt, mũi hoặc miệng của những người tình nguyện khỏe mạnh. Ngạc nhiên thay, không ai bị nhiễm virus cúm.
Khi ai đó bị bệnh hoặc nhiễm trùng, đó là dấu hiệu rõ ràng của hệ miễn dịch suy yếu. Cơ thể cho chúng ta biết rằng chúng ta phải lưu tâm đến khả năng miễn dịch khi nó không hoạt động tốt.
Tái nhiễm là cảnh báo thứ hai
Một nghiên cứu gần đây được công bố trên The Lancet Respiratory Medicine cho thấy ba năm sau khi bị nhiễm COVID-19, hơn một nửa (54%) số người trưởng thành trong một nhóm đối tượng ở Trung Quốc tiếp tục trải qua ít nhất một triệu chứng. Nghiên cứu cũng nhấn mạnh tỷ lệ tái nhiễm và viêm phổi cao hơn sau khi biến thể Omicron xuất hiện.
Vì các triệu chứng do Omicron gây ra thường nhẹ, nên mọi người có thể nghĩ rằng việc tái nhiễm lần nữa có lẽ không nghiêm trọng. Tuy nhiên, việc bị tái nhiễm COVID-19 nhiều lần có thể gây hại. Một khi đã bị nhiễm, chúng ta nên cố gắng tránh nhiễm thêm.
Tháng 11 năm 2022, một nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ hệ thống chăm sóc sức khỏe Cựu chiến binh Hoa Kỳ đã được công bố trên tạp chí Nature Medicine. Nghiên cứu bao gồm 443.588 cá nhân bị nhiễm một lần, 40.947 người bị tái nhiễm (hai lần trở lên) và một nhóm đối chứng không bị nhiễm (5,3 triệu).
So với những người không bị tái nhiễm, nhóm bị tái nhiễm có tỷ lệ tử vong cao hơn 1,2 lần, tỷ lệ nhập viện cao hơn 2,3 lần và các biến chứng về phổi cũng như thận tăng gấp đôi, ngoài các vấn đề về tim mạch và đông máu.
Có một vài cơ chế có thể xảy ra:
- Thứ nhất, hội chứng hậu COVID-19 thường gặp do các lần nhiễm trước đó có thể làm tăng nguy cơ gặp phải những hậu quả nghiêm trọng hơn sau khi tái nhiễm. Nói cách khác, nó khiến hệ miễn dịch bị suy yếu nên sẽ không hiệu quả trong việc chống lại đợt nhiễm trùng khác.
- Thứ hai, một nghiên cứu trên tạp chí Nature cho thấy những lần nhiễm Omicron lặp lại có thể kích hoạt quá mức phản ứng miễn dịch của tế bào B (tế bào tạo ra kháng thể) từ các virus trước đó, do đó ức chế phản ứng kháng thể của con người chống lại biến thể mới xuất hiện.
- Thứ ba, khi các tế bào miễn dịch gặp virus, chúng sản xuất ra vũ khí gọi là “kháng thể” để gắn vào virus. Mặc dù điều này có thể hữu ích, nhưng không phải tất cả các kháng thể đều có tác dụng bảo vệ. Một số kháng thể có thể có tác dụng bất lợi bằng cách tạo điều kiện cho virus xâm nhập vào các tế bào, dẫn đến bệnh nặng hơn.
Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng, nhiều người bị tái nhiễm đã được tiêm phòng. Nhưng nhiều loại vaccine, bao gồm vaccine mRNA, hướng dẫn cơ thể tạo ra protein gai, hạt nano lipid, nhôm… tất cả đều có thể làm tổn hại chức năng miễn dịch bẩm sinh của con người.
Một số người tin rằng kháng thể do vaccine tạo ra có thể giúp chúng ta loại bỏ virus nhanh hơn. Tuy nhiên, trong nghiên cứu Nature Communications tháng 10 nêu trên, các nhà nghiên cứu “không phát hiện ra sự khác biệt đáng kể về động học virus trong lần nhiễm thứ hai theo tình trạng tiêm chủng”. Động học virus là tốc độ suy giảm của virus sau khi ai đó bị nhiễm.
Tái nhiễm liên tục cho thấy cần phải sửa chữa hệ miễn dịch
Nếu bạn sở hữu một chiếc BMW, bạn sẽ muốn bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo nó hoạt động tối ưu. Khi xe hỏng hóc, bạn sẽ muốn đưa nó đến một cửa hàng sửa chữa BMW được chứng nhận. Bạn sẽ không tuỳ tiện để cho một ai đó thiếu kinh nghiệm động vào, đúng không?
Mặc dù phức tạp hơn nhiều, nhưng hệ miễn dịch của chúng ta giống như một chiếc BMW được tinh chỉnh tốt. Chúng ta phải duy trì tốt để nó hoạt động bình thường. Nhiễm trùng lặp lại cho thấy hệ miễn dịch có thể có vấn đề và chúng ta cần tìm ra nguyên nhân gốc rễ của nhiễm trùng để sửa chữa đúng cách.
Một số yếu tố cơ bản để có khả năng miễn dịch mạnh mẽ bao gồm ăn uống hợp lý, ngủ ngon, giảm căng thẳng và thải độc.
Tuy nhiên, một số khía cạnh thiết yếu khác cần xem xét là sức khỏe tinh thần và tâm linh của chúng ta. Sức khỏe không chỉ đơn thuần là không mắc bệnh tật. Để hoàn toàn khỏe mạnh, chúng ta phải khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và tâm hồn.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, là một phần quan trọng của cơ thể, tinh thần cũng ảnh hưởng đến sức khỏe. Suy nghĩ, tính cách và giá trị đạo đức của con người có thể ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe của họ.
Một nghiên cứu năm 2015 của Đại học Harvard và Đại học California-Berkeley đã phát hiện ra rằng, những người trung thực có khả năng miễn dịch kháng virus mạnh hơn và sự không trung thực dẫn đến kết quả sức khỏe tiêu cực.
Ngoài ra, duy trì thái độ vị tha, tránh những cảm xúc tiêu cực như căng thẳng và tìm kiếm một mục đích sống ý nghĩa, tất cả đều góp phần vào khả năng miễn dịch kháng virus.
Nghiên cứu tiết lộ giá trị sức khỏe của tâm linh
Một nghiên cứu năm 2022 được công bố trên JAMA do các nhà nghiên cứu từ Trường Y tế Công cộng Harvard T.H. Chan và Bệnh viện Brigham and Women’s thực hiện, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kết hợp yếu tố tâm linh vào phương pháp chăm sóc cho cả các bệnh nghiêm trọng và sức khỏe tổng thể.
Được coi là phân tích nghiêm ngặt và toàn diện nhất, nghiên cứu nhấn mạnh đến sự cần thiết phải nhận ra và giải quyết tâm linh như một khía cạnh cơ bản của chăm sóc toàn diện.
Tiến sĩ Tracy Balboni, tác giả chính và là bác sĩ cao cấp tại Trung tâm Ung thư Dana-Farber/Brigham and Women’s, đồng thời là giáo sư về ung thư bức xạ tại Trường Y Harvard, giải thích rằng những phát hiện này nhấn mạnh tầm quan trọng của tâm linh trong chăm sóc sức khỏe.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy trong tương lai, tâm linh nên trở thành một yếu tố quan trọng đối với chăm sóc sức khoẻ theo từng cá nhân.
Nói đơn giản hơn, nghiên cứu cho thấy việc thừa nhận và kết hợp yếu tố tâm linh có thể đóng vai trò thiết yếu trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc toàn diện cho những người đang đối mặt với một căn bệnh nghiêm trọng, đồng thời thúc đẩy hạnh phúc tổng thể.
Theo nghiên cứu “Blue Zones” ban đầu: “Ngoại trừ 5 người, tất cả những người còn lại trong số 263 người sống trăm tuổi mà chúng tôi phỏng vấn đều thuộc về một cộng đồng dựa trên đức tin. Nghiên cứu cho thấy việc tham gia các dịch vụ dựa trên đức tin chỉ 4 lần mỗi tháng sẽ tăng thêm 4 đến 14 năm tuổi thọ — và giáo phái dường như không quan trọng”.
“Những người chú ý đến mặt tâm linh có tỷ lệ mắc bệnh tim mạch, trầm cảm, căng thẳng và tự tử thấp hơn, và hệ miễn dịch của họ dường như hoạt động tốt hơn… Ở một mức độ nào đó, việc tuân theo một tôn giáo cho phép họ giải tỏa những căng thẳng của cuộc sống hàng ngày cho một sức mạnh cao hơn”, Dan Buettner, người sáng lập Blue Zones và Fellow của National Geographic nói.
Để thoát khỏi đại dịch vĩnh viễn và phá vỡ vòng luẩn quẩn tái nhiễm COVID-19, chúng ta cần một góc nhìn mới, toàn diện để nâng cao khả năng miễn dịch theo cách mạnh mẽ hơn.
Theo Yuhong Dong – The Epoch Times
Nhật Duy biên dịch
NTD Việt Nam