Đồ ngon vị lạ thường gây hại, thanh đạm cơm thường vẫn là hơn. (Ảnh pexels)
Làm việc vất vả kiếm tiền, là vì điều gì? ‘Dân dĩ thực vi thiên’ (Ăn uống là quan trọng nhất đối với người dân), có người áo gấm cơm ngon, có người ăn mặc tằn tiện, có người ăn bữa nay phải lo bữa mai, có người ăn không đủ no, lại có người cơm nuốt không trôi. Có nhiều thành ngữ liên quan đến việc ăn này, miệng ăn núi lở, ăn cây táo rào cây sung, ghen ăn tức ở, rồi ‘cóc ghẻ đòi ăn thịt thiên nga’ v.v
Một phụ nữ trẻ 32 tuổi, là kỹ sư công nghệ thông tin. Cô là một quý tộc độc thân, cô làm việc chăm chỉ kiếm tiền, để có một cuộc sống tốt đẹp và tận hưởng cuộc sống. Cô đi du lịch nước ngoài hàng năm. Cô nghe nói đồ ăn Hàn Quốc có hương vị độc đáo, văn hóa ẩm thực ít dầu mỡ và nhiều vị cay tê. Ngũ vị mặn, ngọt, chua, đắng, cay, đi kèm với ngũ sắc hồng, xanh, trắng, đen, vàng, biến các nguyên liệu thành những món ăn đầy màu sắc, đẹp mắt, thơm ngon, khiến người ta chảy nước miếng, ngửi thoảng thôi cũng đã muốn ăn rồi.
Món kim chi nổi tiếng của Hàn Quốc thường được làm bằng cách lên men bắp cải, củ cải, dưa chuột…, ăn kèm với dầu mè, nước tương, muối, tỏi, gừng, mắm tôm, đặc biệt có vị chua cay, chỉ nghe cũng khiến người ta chảy nước miếng. Do thời tiết lạnh, vào mùa đông, ở Hàn Quốc có ít hoa màu rau củ, nên dưa chua thường được sử dụng trong mùa đông.
Trăm nghe không bằng một thấy, cô quyết định du lịch Hàn Quốc. Khi đến Hàn Quốc, bạn có thể thấy rất nhiều món ăn đa dạng như, cơm chiên kim chi, bánh gạo chiên Hàn Quốc… trên đường phố, mặc dù thỉnh thoảng bạn có thể nếm thử chúng ở các nhà hàng Đài Loan, nhưng khi đến Hàn Quốc tận mắt nếm thử hương vị địa phương thì sẽ rất tuyệt, cảm nhận sự khác biệt.
Hàn Quốc ba mặt đều giáp biển nên hải sản tươi sống càng ngon hơn khi bạn đích thân đến đó. Bạch tuộc sống Hàn Quốc, hải sản hầm Hàn Quốc, rong biển Hàn Quốc, và cơm sườn heo sốt chiên độc đáo Hàn Quốc đều thơm ngon, hấp dẫn. Một ngày trước khi trở về Đài Loan, theo như một câu thơ của Đỗ Phủ “Bạch nhật phóng ca tu túng tửu, thanh xuân tác bạn hảo hoàn hương” (ban ngày ca hát uống rượu thoải mái, đồng hành cùng tuổi trẻ rồi trở về quê), cô còn đi tham quan một số di tích lịch sử. Chuyến đi Hàn Quốc thật mãn nguyện đủ đầy, cô vui vẻ trở về Đài Loan.
Cô kỹ sư quay trở lại làm việc và tiếp tục chăm chỉ để kiếm chút tiền cho chuyến đi năm sau. Ngày thứ hai sau khi về nước, miệng cô có vị mặn, dù có súc miệng thế nào cũng không loại bỏ được vị mặn. Dù có ăn chua cay bao nhiêu cũng không thể loại bỏ được vị mặn, khiến cô rất đau khổ và lo lắng. Cô chưa từng trải qua điều đó trước đây và hơi sợ hãi, nên bắt đầu đến gặp bác sĩ để điều trị.
Nhưng sau khi đổi vài bác sĩ và uống thuốc được một tháng, vị mặn vẫn không cải thiện chút nào, cô càng lo lắng hơn, phải làm sao bây giờ?
Một kỹ sư đi từ miền Bắc (Đài Loan) đến Đài Trung chỉ để chữa bệnh miệng mặn. Thật khó tin, nghiêm trọng đến thế sao? Có rắc rối đến vậy không?
Tôi hỏi cô: “Cháu đã từng châm cứu chưa?”
Cô nói chưa. Dù vậy, cô ấy vẫn nói rằng cô ấy sẽ nghiến chặt răng, căng da đầu chấp nhận châm cứu. Vị mặn đến mức cô ấy muốn chết, vì ăn gì cũng không đúng vị, đó chẳng phải là dấu hiệu báo trước một căn bệnh hiểm nghèo sao? Càng nghĩ càng thấy sợ.
Cô chớp chớp mắt hỏi: “Bệnh của cháu liệu có khỏi được không?”
Tôi an ủi cô ấy: “Không phải là bệnh đâu, chỉ là trước đây cháu chưa từng ăn đồ ăn Hàn Quốc, nên khi ăn quá nhiều một lúc, dạ dày và ruột sẽ khó chịu, không thể hoạt động bình thường trong một thời gian. Thức ăn dù ngon đến đâu cũng không thể ăn với số lượng lớn trong thời gian ngắn. Nếu vượt quá khả năng của cơ thể, dạ dày và ruột sẽ rối loạn.”
Điều trị bằng châm cứu
Vị mặn thuộc về thận, vị mặn trong miệng có thể là do nước thận lạnh chảy ngược lên. Để bổ thận khí, châm cứu vào huyệt Quan Nguyên và Thái Khê. Khẩu vị do tỳ điều khiển, tỳ chi phối ngũ vị. “Nội Kinh” nói: “Tỳ là kho chứa, xuất nhập ngũ vị”. Vị chua vào gan, chua quá mức khiến khí gan thịnh, khiến Mộc ức chế Thổ, gây hại cho lá lách (tỳ) và dạ dày (vị). Cô há miệng, miệng đầy nước bọt, rêu lưỡi ướt và trơn, bên lưỡi có vết răng, phần lớn là do tỳ hư, thấp. Cũng giữ vị mặn của thận nước.Tăng lực cho lá lách, châm cứu các huyệt Tam Âm Giao và Túc Tam Lý.
Để thúc đẩy quá trình tuần hoàn trong miệng, châm huyệt Trung Chử, khi châm vào huyệt này yêu cầu cô chạm nhẹ lưỡi vào vòm miệng khoảng 9 giây rồi nuốt nước bọt. Dẫn thận thủy đi xuống, châm huyệt Âm Lăng Tuyền và Thái Khê. Tâm trạng bất an, châm huyệt Bách Hội và Thần Đình từ trên xuống dưới. Huyệt Thần Đình là đường giữa của da đầu trước trán, dùng để thông họng.
Kim vừa châm xong, vị mặn lập tức biến mất, cô kỹ sư không dám tin vào sự thật trước mắt, vui mừng đến nỗi khóe mắt ướt nhòe, mọi lo lắng đều bị quét sạch. Quả thực đó là một chuyến đi đáng giá, cô vui vẻ trở về miền Bắc.
Người ta thường mạnh mẽ trước những sự cố lớn trong đời, nhưng lại hay mong manh yếu đuối ở những chuyện tầm thường lông gà vỏ tỏi, hạnh phúc với những thứ cỏn con.
Tuyển tự “Lục chỉ y thủ – Vị vô minh điểm đăng”/Nhà xuất bản Bác Đại, Đài Loan.
Ôn Tần Dung – Epoch Times
Thái Bình biên dịch
NTD Việt Nam