[ChanhKien.org]
Nguyên văn
子曰:“人而无信,不知其可也。大车无輗(1),小车无軏(2),其何以行之哉?” (《论语·为政第二》)
Hán Việt
Tử viết: “Nhân nhi vô tín, bất tri kỳ khả dã. Đại xa vô nghê (1), tiểu xa vô nghê (2), kỳ hà dĩ hành chi tai?” (Trích “Luận ngữ – Vi chính đệ nhị”).
Phiên âm
Zǐ yuē: “Rén ér wú xìn, bùzhī qí kě yě. Dà chē wú ní, xiǎochē wú yuè, qí héyǐ xíng zhī zāi?”
Chú âm
子ㄗˇ曰ㄩㄝ:“人ㄖㄣˊ而ㄦˊ无ㄨˊ信ㄒㄧㄣˋ,不ㄅㄨˋ知ㄓ其ㄑㄧˊ可ㄎㄜˇ也ㄧㄝˇ。大ㄉㄚˋ车ㄔㄜ无ㄨˊ輗ㄋㄧˊ,小ㄒㄧㄠˇ车ㄔㄜ无ㄨˊ軏ㄩㄝˋ,其ㄑㄧˊ何ㄏㄜˊ以ㄧˇ行ㄒㄧㄥˊ之ㄓ哉ㄗㄞ?
Chú thích
1. 輗 (Nghê): đồng âm với từ “尼” (Ni), chỉ cái đòn gỗ trên thanh ngang trước càng xe của xe lớn thời cổ đại. Xe lớn (đại xa) là chỉ “xe bò”.
2. 軏 (Nguyệt): đồng âm với từ “月” (Nguyệt), chỉ cái chốt gỗ trên thanh ngang trước càng xe của xe nhỏ thời cổ đại. Không có nghê “輗” và nguyệt “軏” thì cả xe lớn và xe nhỏ đều không đi được.
Diễn nghĩa
Khổng Tử nói: “Một người không coi trọng chữ tín thì không biết người đó lập thân xử thế như thế nào. Giống như chiếc xe lớn không có đòn xe (tức nghê 輗) và chiếc xe nhỏ không có chốt (tức nguyệt 軏) thì chúng dựa vào cái gì để chuyển động đây?”
Nghiên cứu và phân tích
Tín, là một trong những chuẩn tắc luân lý truyền thống của Nho gia. Khổng Tử cho rằng “tín” là cơ điểm cho việc lập thân xử thế. Trong “Luận ngữ”, tín có hai hàm nghĩa: Một là tín nhiệm, tức là có được sự tín nhiệm của người khác; hai là tin tưởng người khác. Trong những bài viết khác của “Luận ngữ” như “Tử Trương”, “Dương Hóa”, “Tử Lộ”, đều đề cập đến đạo đức của chữ “tín”.
Câu hỏi mở rộng
Bình thường, trong giao tiếp với mọi người bạn có chỗ nào chưa làm được thành tín? Nếu chưa thì tại sao?
(Tham khảo: Thầy cô giáo có thể hướng dẫn học sinh, ngoài việc nói về sự quan trọng của thành tín, cũng cần nhắc nhở học sinh không hứa hẹn một cách dễ dàng, nhưng một khi đã hứa thì nhất định phải thực hiện lời hứa.)
Câu chuyện thành ngữ
Béo vì nuốt lời
Vào thời Xuân Thu, nước Lỗ có một vị đại thần tên là Mạnh Vũ, tước Bá, ông có một tật xấu lớn nhất là nói mà không giữ lời. Một hôm Lỗ Ai Công mở yến tiệc thiết đãi quần thần, Mạnh Vũ cũng tham gia. Trên bàn tiệc, Mạnh Vũ không ưa một vị đại thần khác là Trịnh Trọng, liền cố ý hỏi ông ấy: “Trịnh tiên sinh sao càng ngày càng béo vậy?” Ai Công nghe thấy vậy nói: “Một người thường nuốt cả những lời hứa của mình thì đương nhiên sẽ béo lên rồi!”
Triều nhà Tấn có một người tên là Ân Tiễn. Ông ấy đã từng làm thái thú quận Dự Chương, khi ông miễn nhiệm rời Dự Chương về kinh thành, rất nhiều người đã nhờ ông đưa thư và ông đều đồng ý. Khi đến bờ sông Trường Giang ông liền ném những bức thư này xuống sông và nói: “Hãy xuống nước hết đi! Muốn chìm muốn nổi thế nào thì tùy các ngươi, Ân Tiễn ta không làm thái thú nữa, nhưng cũng không thể làm người đưa thư cho người ta được!”
“Béo vì nuốt lời” là chỉ không giữ chữ tín.
(Trích “Tả truyện – Ai Công nhị thập ngũ niên” và “ Thế thuyết tân ngữ”)
Thành ngữ khác: Lời hứa ngàn vàng (一诺千金 – Nhất nặc thiên kim)
Bài tập về nhà
Không chỉ không được dễ dàng hủy bỏ lời hứa với người khác, mà lời hứa với chính mình cũng cần phải thực hiện. Vào buổi học tiếp theo, hãy chia sẻ cụ thể với mọi người, trong năm tới, bạn muốn cổ vũ bản thân như thế nào để đạt được mục tiêu?
(Tham khảo: Ví dụ tôi muốn sửa đổi tật xấu nằm ườn trên giường; tôi muốn giúp mẹ rửa bát hàng ngày,… và tự đưa ra những yêu cầu cho chính mình, chắc chắn bạn sẽ lên được tầng cao hơn!)
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/48868
Ngày đăng: 26-01-2024
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.
ChanhKien.org