Tác giả: Đức Huệ
[ChanhKien.org]
Một số người trong Phật giáo cho rằng Phật Thích Ca Mâu Ni đã giảng ra hết tất cả Phật Pháp, kỳ thực không phải như vậy. Phật Thích Ca Mâu Ni không cho rằng Phật Pháp mình truyền ra là Phật Pháp tối cao, tối căn bản, và đã giải thích vấn đề này với đệ tử nhiều lần.
Ví như trong “Kinh Niết Bàn” có ghi chép mô tả tình huống nhập Niết Bàn của Phật Thích Ca Mâu Ni và những lời nói và việc làm của Ông trước khi nhập Niết Bàn. Trước khi nhập Niết Bàn Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng nói về ẩn ý của lá vàng và vàng: “Khi một đứa trẻ khóc, cha mẹ sẽ lấy lá vàng của cây dương để nói với nó: ‘Đừng khóc! Đừng khóc! Cha sẽ cho con vàng’. Đứa bé nhìn thấy, nghĩ là vàng thật, liền ngừng khóc. Tuy nhiên, những chiếc lá cây dương này thật sự không phải là vàng”, cũng chính là nói khi đứa trẻ khóc, để vỗ về đứa trẻ cha mẹ liền dùng những chiếc lá vàng trên cây dương làm vàng cho đứa bé chơi đùa, miệng nói rằng: “Đừng khóc, đừng khóc, cha sẽ cho con vàng để chơi”. Đứa trẻ chơi đùa coi lá vàng như vàng thật nên không khóc nữa. Tuy nhiên cuối cùng thì đây chỉ là lá vàng chứ không phải vàng thật.
Phật Thích Ca Mâu Ni đã ví Pháp mà Ông truyền ra như lá vàng chứ không phải vàng thật. Hãy thử nghĩ xem khi đứa trẻ lớn lên thành người lớn, tự nhiên nó sẽ không chơi lá vàng nữa, mà là muốn để có được của cải thực sự thì nó phải tìm được vàng thật. Tác giả tin rằng: Phật Thích Ca Mâu Ni muốn khích lệ con người trong tương lai đi tìm Phật Pháp cao hơn, chứ không được chấp mê vào tôn giáo. Đây tuyệt không phải là tác giả hiểu một cách lung tung mà là dựa vào kinh Phật. Trong “Kinh Kim Cương” có ghi rằng Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói rõ ràng với đệ tử Tu Bồ Đề: “Ngã ư A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề nãi chí vô hữu thiểu pháp khả đắc, thị danh A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề” (Ta đối với quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, chẳng có lấy một phần nhỏ pháp có thể được, nên gọi là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác). “A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề” là từ phiên âm, có ý nghĩa là trí huệ của Phật Pháp cao nhất. Ý nghĩa của cả câu là: Phật Thích Ca Mâu Ni dạy: Ta chưa chứng ngộ đến được trí huệ của Phật Pháp cao nhất, sợ rằng một chút trong đó cũng không có, chỉ là một số người coi Pháp của ta thành trí huệ của Phật Pháp cao nhất mà thôi.
Ngoài ra, Phật Thích Ca Mâu Ni từng giảng “chẳng thuyết một chữ nào”, ví như trong “Kinh Lăng Già” có câu: “Ta từ đêm kia đắc Tối Chánh Giác, cho đến đêm kia nhập Niết Bàn, ở nơi khoảng giữa chẳng thuyết một chữ”. Nghĩa là Phật Thích Ca Mâu Ni đã giảng: Từ lúc ta khai ngộ cho đến khi nhập Niết Bàn nhục thân chết đi, ta chưa có giảng một lời nào về Phật Pháp. Có người giải thích rằng vì Phật Pháp không thể diễn đạt được bằng ngôn ngữ con người. Tuy nhiên sau khi xem xét toàn bộ nội dung “Kinh Kim Cương” và “Kinh Niết Bàn”, rõ ràng Phật Thích Ca Mâu Ni là có ý nói rằng: Ông chưa từng giảng về “A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-Bồ đề”, hoàn toàn không giảng về trí huệ của Phật Pháp tối cao tối thượng này, thậm chí không nói một lời nào, bởi vì bản thân Ông cũng chưa chứng ngộ được trí huệ của Phật Pháp cao nhất, Ông chỉ là giảng về Pháp của “giới, định, huệ” mà Ông đã chứng ngộ được, nếu đem trí huệ của Phật Pháp tối cao ví như vàng, vậy thì Pháp mà bản thân Ông chứng ngộ được chỉ là chiếc lá vàng mà thôi.
Nếu tiến thêm một bước suy đoán trên cơ sở này chúng ta có thể thấy: Phật Thích Ca Mâu Ni nhấn mạnh nhiều lần rằng nhất định trong tương lai sẽ có Phật Pháp vĩ đại hơn, cao hơn được truyền ra, và Pháp này chính là trí huệ của Phật Pháp tối cao và tối căn bản. Cho nên Phật Thích Ca Mâu Ni mới nhắc nhở những người hữu duyên các thế hệ sau như vậy, khi Phật Pháp vĩ đại được truyền ra thì nhất thiết không được bỏ lỡ cơ duyên. Hiện nay theo lời Phật Thích Ca Mâu Ni giảng, tôn giáo sớm đã đi đến thời mạt Pháp, không thể độ nhân được nữa, đừng chấp trước vào chính tôn giáo nữa. Có lẽ có Pháp chân chính đang truyền ở bên ngoài tôn giáo, tôn giáo tuyệt đối không phải là hình thức duy nhất để lưu truyền Phật Pháp.
Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/285175
Ngày đăng: 07-01-2024
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.
ChanhKien.org