Cố Cung Bắc Kinh hay còn gọi là Tử Cấm Thành, được xây dựng vào năm Vĩnh Lạc Minh Thành Tổ thứ 4 (năm 1406) và hoàn thành vào năm Vĩnh Lạc Minh Thành Tổ thứ 18 (năm 1420). Cung điện Tử Cấm Thành có diện tích 720.000 m2, với tường thành dài khoảng 3,4 km. Các tòa nhà ở đây vô cùng khang trang, công viên và lầu các cũng rất hùng vĩ. Đây là một trong những tòa nhà gỗ cổ lớn nhất và được bảo tồn tốt nhất trên thế giới hiện nay.
Trong các triều đại nhà Minh và nhà Thanh, Tử Cấm Thành tiếp tục được mở rộng và bảo trì. Trong những năm Khang Hy và Càn Long của nhà Thanh, Tử Cấm Thành đã trải qua nhiều lần tu sửa và cải tạo lớn, giúp duy trì tình trạng tốt của nó. Cung điện tráng lệ này đã chứng kiến sự phát triển của nền văn minh nghệ thuật và công nghệ của Trung Quốc, tạo ra một kỳ tích kiến trúc 600 năm không bị ngập úng trong bão tố, thể hiện rõ nét sự huy hoàng và trí tuệ của Trung Quốc cổ đại.
Hệ thống thoát nước hoàn chỉnh và nghiêm ngặt
Vào thời nhà Nguyên, Minh và Thanh, nguồn cung cấp nước cho các cung điện ở kinh đô đều đến từ hệ thống sông Cao Lương. Trong mùa mưa, việc ngăn lũ là một vấn đề lớn. Tử Cấm Thành tồn tại 600 năm mà không hề bị ngập lụt, vì sao lại như vậy? Tất nhiên, điều này có liên quan đến thiết kế hệ thống kiểm soát lũ lụt của Tử Cấm Thành. Khi bắt đầu xây dựng Tử Cấm Thành, hệ thống thoát nước được thiết kế cẩn thận để khi trời mưa, lượng thoát nước trong cung phải lớn hơn lượng mưa. Hệ thống này được nối từ khu vực nhỏ đến khu vực lớn để tạo thành một mạng lưới thoát nước hoàn chỉnh và nghiêm ngặt.
Ngàn rồng phun nước
Ba tòa điện lớn của Tử Cấm Thành là Thái Hòa Điện, Trung Hòa Điện và Bảo Hòa Điện – đều được đặt trên một nền cao bằng đá Hán Bạch Ngọc, ba tầng cao hơn 7 mét. Ở phía dưới của mỗi tầng lan can xung quanh nền, đều được trang trí những đầu rồng bằng đá được tạc rất tinh xảo, tổng cộng có 1.142 đầu rồng. Thực ra, những đầu rồng đá tinh xảo này chính là lối thoát nước mưa. Mỗi khi trời mưa to, những đầu rồng này sẽ thể hiện hiện tượng “nghìn rồng phun nước” ấn tượng, với những dòng nước ồ ạt phun ra, tuôn từ trên xuống, đưa nước mưa trên mặt đất chảy vào sông Kim Thủy bên trong Tử Cấm Thành, rồi từ đó thoát ra bên ngoài.
Hệ thống kênh mương và cống ngầm chằng chịt
Tổng chiều dài của các đường mương thoát nước mưa trong Tử Cấm Thành vượt quá 15 km, trong đó chiều dài của các mương ngầm gần 13 km. Những mương ngầm này kết nối các kênh nhánh và kênh chính, và cuối cùng tất cả đều dẫn vào sông Nội Kim Thủy, sau đó chảy vào mương bảo vệ thành (sông Ngoại Kim Thủy), để thoát nước mưa ra khỏi thành phố. Những rãnh thoát nước này đều dẫn nước mưa từ hơn 90 khu viện và 720.000 m2 diện tích trong Tử Cấm Thành ra khỏi hệ thống thoát nước ở bên ngoài.
Các tòa nhà trong Tử Cấm Thành được xây dựng rất dày đặc, các viện trong cung lại ngăn cách lẫn nhau. Giữa các tòa điện và viện trong cung có sử dụng hệ thống thoát nước với các đường ống nhánh, đường ống chính, mương thoát nước bề mặt, đường ống thoát nước ngầm và đường cống, hình thành một mạng lưới thoát nước rất lớn và hoàn chỉnh với sự phân chia rõ ràng chính và phụ.
Mương thoát nước bề mặt thì hiện rõ trên mặt đất, còn các đường ống thoát nước ngầm thì như một mạng nhện bao phủ dưới lòng đất. Khi mương thoát nước bề mặt gặp phải những bậc thang hoặc các vật cản lớn, thì sẽ mở những ‘lỗ tròn’ dưới mương để nước thoát vào các đường ống thoát nước ngầm.
Ba tuyến phòng thủ
Hệ thống chống ngập lụt của Tử Cấm Thành tạo thành ít nhất ba tuyến phòng thủ. Đầu tiên là sông Nội Kim Thủy (Đại Minh Hào), tuyến thứ hai là hai hồ nhân tạo Thái Dịch Trì ở Tây Viện và Hậu Hải ,và tuyến thứ ba là hào sông Đồng Tử bảo vệ thành (một đoạn của sông Ngoại Kim Thủy).
Nước mưa từ toàn bộ khu vực Tử Cấm Thành cuối cùng chảy vào sông Nội Kim Thủy thông qua các nhánh và rãnh chính, sau đó chảy theo hướng đến cống ở khu vực phía Nam của Đông Hoa Môn để chảy ra ngoài, sau đó hòa vào tuyến sông hộ thành Đồng Tử để chảy vào sông Ngoại Kim Thủy. Ngoài mục đích ngắm cảnh, giải trí, các hồ nhân tạo trong Tử Cấm Thành – Thái Dịch Trì và Hậu Hải – còn có chức năng trữ nước, điều tiết lũ để làm chậm dòng lũ, tránh ngập úng do mưa lớn đột ngột.
Con sông bảo vệ thành Đồng Tử bao quanh các tường thành của Tử Cấm Thành và là một đoạn của sông Ngoại Kim Thủy rộng khoảng 52 mét và có chu vi 3.840 mét khối. Con sông này không chỉ củng cố bức tường thành mà còn giúp kiểm soát lũ lụt cho Tử Cấm Thành.
Địa hình thuận lợi cho việc thoát nước
Bắc Kinh được bao bọc bởi núi Yên Sơn ở phía bắc và biển Bột Hải ở phía đông. Địa hình cao ở phía Tây Bắc và thấp ở phía Đông Nam, nên hệ thống nước ở Bắc Kinh chảy về phía đông nam. Thiết kế của Tử Cấm Thành phù hợp với địa hình của Bắc Kinh, cao hơn ở phía Bắc và thấp hơn ở phía Nam. Độ cao mặt đất của Thần Vũ Môn, cổng phía Bắc của Tử Cấm Thành, là 46,05 mét. Độ cao mặt đất của 5 cổng phía Nam là 44,28 mét, chênh lệch độ cao so với Thần Vũ Môn khoảng 2 mét. Kiểu thiết kế kiến trúc tận dụng sự khác biệt về địa hình, địa thế này có lợi cho việc thoát nước tự nhiên, nhờ đó nước tích tụ có thể thoát ra từ từ.
Đồng thời, trục trung tâm của Tử Cấm Thành được sử dụng làm đường phân thủy, các tòa nhà đều có thiết kế dốc từ giữa ra hai bên, độ cao từ cao ở giữa xuống thấp dần về phía đông và tây. Điều này cũng có lợi cho việc nước từ các rãnh và mương chảy vào hào ra bên ngoài.
Hơn nữa, trong các triều đại Minh và Thanh, vào tháng 3 âm lịch hàng năm, người ta sẽ mở các đường ống thoát nước ngầm trong Tử Cấm Thành để làm sạch những bùn bẩn, thường xuyên duy trì và bảo dưỡng, nhờ đó mà các công trình kiến trúc ở Tử Cấm Thành đã đứng vững trong suốt hơn 600 năm, không bị ảnh hưởng bởi các đợt lũ lụt vào mùa mưa.
Tác động của thiên tượng biến hóa
Ngày 31/7/2023, hoàn lưu của bão Doksuri gây ra mưa lớn nhiều ngày liên tiếp ở Bắc Kinh, phá kỷ lục về lượng mưa trong nửa thế kỷ. Nhiều đường phố ở Bắc Kinh biến thành sông và nhiều nơi bị ngập nặng, ngay cả Tử Cấm Thành cũng không tránh khỏi, và đã phá kỷ lục hiếm hoi 600 năm không bị lụt.
Việc Tử Cấm Thành bị ngập lụt kỷ lục như vậy liệu có phải là tình cờ? Chẳng lẽ chỉ vài chiếc chai nhựa rác rưởi cũng có thể khiến “dòng nước đỏ” không thể thoát ra được sao? Phải chăng đằng sau còn có những nguyên nhân sâu xa hơn? trong Kinh Dịch có câu “Thiên thùy tượng, kiến cát hung”, nghĩa là trời tuy không nói ra nhưng lại thể hiện qua các hiện tượng thiên nhiên để báo trước điềm may rủi. Hiện tượng thiên tai mang đến tai họa cho con người, trong lịch sử cổ đại của Trung Quốc, điều đó luôn được xem là cảnh báo về những hành vi bất công trong xã hội nhân loại.
Trong những năm gần đây, trên đất nước Trung Quốc, các dị tượng thường xuyên có những biến đổi mạnh mẽ, nhiều loại thiên tai liên tục phá vỡ kỷ lục. Người Trung Quốc văn minh cổ đại tin vào lối sống ‘Thiên Nhân hợp nhất’, đề cao đạo đức và hành thiện. hững người hành thiện tích đức, phúc đức sâu dày, không cầu phú quý mà phú quý sẽ tự đến; vua quan hành thiện tích đức, trời sẽ mưa thuận gió hòa, ngược lại, vua quan bạo ngược và ác độc sẽ dẫn đến thiên tai nhân họa (tai họa nhân gian cũng có thể là một hình thức trừng phạt từ Trời).
Trên vùng đất Trung Nguyên, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã gây ra vô số thảm họa trong hơn 70 năm qua. Họ đàn áp nhân quyền, bức hại tín ngưỡng chính thống, mổ cướp nội tạng một cách vô nhân đạo, điều này cả thế giới biết rõ, và số lượng nạn nhân vô cùng lớn. Như tục ngữ nói, “người không trị, thì Trời sẽ trị”, nhưng trong hơn 20 năm qua, lực lượng công lý trừng phạt chế độ độc ác này còn quá yếu ớt, vì vậy Trời sẽ phải trị! Tử Cấm Thành, biểu tượng của quyền lực trong các triều đại Minh và Thanh, giờ đây bị ngập lụt, phải chăng đây là dấu hiệu của sự sụp đổ của chính quyền Trung Quốc?
Theo The Epoch Times
Lý Ngọc biên dịch
NTD Việt Nam