Ngày 11 tháng 10 năm 2016, Hạ viện Anh đã tổ chức một buổi thảo luận với chủ đề “Cưỡng bức thu hoạch tạng: Trung Quốc.” Cuộc thảo luận này được phát sóng trực tiếp trên Đài truyền hình BBC.
Ngài Nghị sỹ Jim Shannon điều hành buổi thảo luận. Trong lời mở đầu, ông nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc điều tra vấn nạn cưỡng bức mổ cướp tạng từ các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Ông nói:
“Câu chuyện về một ai đó bị cắt đi tạng của mình và thức dậy trong một bồn băng từ lâu vốn chỉ là một truyền thuyết hiện đại. Tuy nhiên, cuộc tranh biện ngày hôm nay không phải là lấy ý tưởng từ truyện kinh dị bởi ngày Hallowen sắp đến gần. Nó không phải là một câu chuyện hư cấu cố để cho người ta tin. Nó là một câu chuyện kinh hoàng, có thật 100% ở Trung Quốc. Vì chúng ta đã biết được điều đó, tôi cảm thấy rằng chúng ta có trách nhiệm đưa nó quay trở lại thế giới truyền thuyết hiện đại. Đó là lý do tại sao cuộc thảo luận này lại hết sức quan trọng.“
Ông đã đưa ra các mốc thời gian kể từ khi tội ác của chính quyền Cộng sản Trung Quốc bị đưa ra ánh sáng:
“Câu chuyện này, dường như là quá khủng khiếp để có thể tin rằng nó thực sự tồn tại, được tiết lộ lần đầu tiên vào tháng 3 năm 2006, khi một người phụ nữ cho hay có đến 4.000 học viên Pháp Luân Công bị giết hại để lấy tạng tại bệnh viện mà cô làm việc. Tôi đã vinh hạnh gặp mặt một số gia đình của những người làm việc trong Hạ viện này, cùng một tổ chức từ thiện, vì vậy chúng tôi là một trong số những người đầu tiên biết đến câu chuyện này…
“Một tuần sau đó, một bác sỹ quân y Trung Quốc không chỉ xác thực câu chuyện của người phụ nữ kia mà còn cho hay những tội ác như vậy đang diễn ra ở 36 trại tập trung khác nhau trong cả nước. Ông nói rằng bản thân ông cũng đã chứng kiến các học viên Pháp Luân Công bị chuyển đi với số lượng lớn trong các xe lửa chuyên chở gia súc vào ban đêm dưới sự kiểm soát an ninh nghiêm ngặt. Nhiều người có thể nghĩ rằng đây là câu chuyện lịch sử nào đó của thời thế chiến thứ hai, nhưng việc vận chuyển người bằng các xe lửa chuyên chở gia súc như vậy lại hoàn toàn có thực. Như tôi đã nói, nó diễn ra vào ban đêm dưới sự giám sát an ninh nghiêm ngặt.
“Năm 2006, hai người Canada có tầm ảnh hưởng – ông David Kilgour, nguyên nghị sỹ quốc hội và ông David Matas, luật sư nhân quyền—đã công bố một báo cáo với Liên minh Điều tra cuộc Bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc, trong đó họ đã đưa ra một tuyên bố đáng tin cậy rằng chính quyền Trung Quốc thực sự đang thu hoạch tạng từ các tử tù. Nạn nhân bị giam trong các trại tập trung trước khi bị mổ lấy tạng, sau đó di thể còn lại ngay lập tức bị hỏa táng, như thể cơ quan chức năng [cho rằng họ] có thể xóa hết các bằng chứng về tội ác man rợ của mình bằng cách nhanh chóng đưa những di thể đó đi hỏa táng.
Đúng vào tháng 7 năm 2006, ông Kilgour và Matas đã công bố một báo cáo dài 140 trang. Báo cáo nói “Đáng tiếc thay kết luận khẳng định rằng những cáo buộc đó là hoàn toàn chính xác.”
“Cuộc điều tra phát hiện ra rằng bản chất của việc cấy ghép tạng ở Trung Quốc là thực hiện theo yêu cầu; nguồn tạng rất dồi dào cho dù thiếu một hệ thống hiến tạng chuyên nghiệp. Mười năm sau, ngày 22 tháng 6 năm 2016, họ công bố một bản báo cáo cập nhật. Báo cáo chỉ ra rằng các ca cấy ghép tạng vẫn có khả năng tăng lên—mổ cướp tạng lần đầu tiên bị phanh phui vào năm 2006—các yếu tố chi phối sự phát triển của ngành công nghiệp này, và vai trò của đảng cầm quyền, các cơ quan chính phủ và cá nhân các quan chức trong việc thực hiện và duy trì việc giết hại một cách có hệ thống tù nhân lương tâm để lấy tạng. Chúng tôi đang nói về những người có đức tin vào Pháp Luân Công, những người có đức tin vào Cơ-đốc giáo, vốn bị bức hại, những người thụ án dài hạn trong nhà tù và những người dân tộc thiểu số khác.”
Một số nhà lập pháp khác là cộng sự của ông Shannon cùng tham gia tranh luận bày tỏ ý kiến của mình về vấn nạn này.
Ngài Patrick Grady của Glasgow North nói:
“Rất nhiều trong số những sự việc mà ông ấy nêu ra cũng chính là quan ngại của rất nhiều cử tri của chúng ta; có một số đã liên lạc với tôi trao đổi về sự việc này và tôi cũng đã tập hợp lại các câu hỏi bởi vì đó là của cử tri. Ông ấy có chia sẻ sự thất vọng của tôi khi mà chính phủ đã không quan tâm thích đáng đến vấn nạn này không? Chúng tôi hiểu rằng các chính phủ, họ có mối quan hệ tích cực và nhạy cảm với chính phủ Trung Quốc, nhưng với một vấn đề mà rất nhiều cử tri quan ngại thì họ cần phải đối đãi một cách nghiêm túc.”
Ngài Martyn Day, đại diện cho Linlithgow và Đông Falkirk, nhận xét rằng “những thông tin được truyền đi đó thật đắt giá.” Ông tổng kết lại phần thảo luận của ông Shannon:
“Tôi xin nhắc lại hai vấn đề mà quý Ngài đã đề cập, bởi chúng tóm lược toàn bộ cuộc tranh luận cho tôi. Ông ấy nói rằng điều đang xảy ra ở Trung Quốc là “quá khủng khiếp để có thể tin được,” và ông ấy nhấn mạnh đến một thực tế nghiệt ngã rằng thông điệp mà phải được truyền đi là nhiều người đang bị giết hại theo yêu cầu để lấy tạng.”
Ông Shannon kết luận phần biện luận của mình bằng câu:
“Tôi hối thúc chính phủ hãy hành động tích cực hơn để quốc tế hóa sự việc này để tất cả chúng ta cùng đảm bảo rằng chúng ta có thể thuyết phục Trung Quốc chấm dứt cưỡng bức cấy ghép tạng một cách hiệu quả. Nếu chúng ta có thể làm điều đó, thì Hạ viện này sẽ phối hợp với các Hạ viện nào trên thế giới muốn nhìn thấy sự chấm dứt của nạn ghép tạng ghê rợn và nhục nhã này.”
Bài viết của phóng viên Minh Huệ / Minh Huệ