Tác giả: Đan Dương
[ChanhKien.org]
Tác phẩm “Luận Hành” của Vương Sung thời Đông Hán có hơn 20 vạn 8 trăm từ (theo thống kê của tôi là 200.852 từ), đọc qua tác phẩm, tôi cảm thấy hiểu biết của ông đối với ngũ hành, âm dương, chu dịch, học thuyết Nho gia đều không mấy sâu sắc. Tuy nhiên dù thế nào đi nữa thì ông cũng không phải là một người được cho là “vô thần luận”: vì ông từ nhỏ đã chịu nhận sự giáo dục của học thuyết Nho gia, tin vào thuyết ngũ hành âm dương, tự ngôn dưỡng khí tự thủ, tích cực với thuật dưỡng sinh của Đạo gia “thích phụ phục dược dẫn đạo, yểm ký tính mệnh khả diên, tư tu bất lão”. (Luận Hành – quyển thứ 30 – chương Tự kỷ). (Tạm dịch: Dùng thuốc thích hợp dẫn đạo, thêm hy vọng tính mệnh có thể kéo dài, vậy nên tất sẽ không già).
Chỉ là ông không tin rằng con người chết đi có thể trở thành quỷ, thế nhưng ông lại chưa từng hoài nghi tính chân thực của Thần quỷ yêu nghiệt. Bởi ông tin rằng “Thần linh thị nhân dĩ tượng bất dĩ thực” (nghĩa là: Thần linh chỉ cho con người thấy hình tượng chứ không thật sự hiện ra), điều này đã phản bác lại rất nhiều thuyết gán ghép của người đương thời; bởi ông tin chắc rằng mây thuận theo rồng chứ không phải rồng thuận theo mây nên mới giễu cợt Đổng Trọng Thư khi cầu mưa lại khắc hình mây trên cột; thời bấy giờ phương thuật (tên gọi chung các nghề y, chiêm tinh, chiêm bốc, xem tướng…) rất phổ biến, những kẻ ngông cuồng còn chưa biết được bề ngoài nông cạn của nó, đã lấy những chuyện vụn vặt làm loạn cả lên, nhằm mê hoặc thế nhân; hơn nữa bởi ông nhận định rằng vận mệnh khi đã được định rồi thì không thể thay đổi nên mới từ góc độ người thường đi chất vấn những việc thần quái. Khi Đổng Trọng Thư nói rằng xảy ra tai hoạ là sự cảnh cáo đối với vua, thì ông đáp rằng: “Không phải, trời xanh chẳng thèm cảnh cáo ông làm gì, đó là tự mình làm ác quá nhiều tà khí quá mãnh liệt mà thôi, ‘luận giả hoặc vị tuỳ nhân thiện ác chi hành dã, do thuỵ ứng tuỳ thiện nhi chí, tai dị tùy ác nhi đáo. Trị chi thiện ác, thiện ác sở trí dã, nghi phi thiên địa cố ứng chi dã’”. (Luận Hành quyển thứ 14 – chương Khiển cáo). Tạm dịch: Luận giả cho rằng tuỳ theo hành vi thiện ác của người ta, điều tốt thuận theo thiện mà đến, tai ách theo ác mà đến. Lấy thiện ác mà trị, thì thiện ác đều đến, chứ chẳng phải thiên địa cố ý làm ra vậy.
Hơn nữa, ông cho rằng trời cao cảnh cáo con người cũng quyết không tuỳ tiện, mà là căn cứ theo tình huống, “thư thiên thẩm năng khiển cáo nhân quân, nghi biến dị kỳ khí dĩ giác ngộ chi. Dụng hình phi thời, hình khí hàn nhi thiên nghi vi ôn; thi thưởng vi tiết, thưởng khí ôn nhi thiên nghi vi hàn. Biến kỳ chính nhi dị kỳ khí, cố quân đắc dĩ giác ngộ tri thị phi. Kim nãi tuỳ hàn tòng ôn, vi hàn vi ôn dĩ khiển cáo chi, ý dục lệnh biến canh chi”. (Luận Hành quyển thứ 14 – chương Khiển cáo). Tạm dịch: Còn khi Trời xét có thể khiển cáo vua, nên biến đổi khí ấy nhằm thức tỉnh. Dùng hình phạt không phải lúc, hình phạt là khí hàn mà hợp thiên đạo là ôn; thưởng trái quy định, thưởng là khí ôn mà hợp thiên đạo là hàn. Thay đổi cách cai trị mà đổi đi khí ấy, vua xưa biết thức tỉnh biết phải trái. Nay vẫn tuỳ hàn dẫn theo ôn, lấy hàn lấy ôn để khiển cáo, ý muốn khiến vua phải thay đổi đi thôi.
Ông chỉ là quá chấp mê cái lý của người thường. Có điều từ tính cách thích dùi sừng bò, hễ việc gì cũng đều dùng đến đạo lý người thường để nói cho rõ ràng của ông, chúng ta biết rằng, ông đã nhiều lần đề cập đến những loài động vật mà ngày nay bị cho là hư cấu như rồng, phượng, kỳ lân thì thời bấy giờ có lẽ là thực sự tồn tại; chúng ta còn biết được rằng, thời bấy giờ rất nhiều người tu đạo có thể biến hoá hình thể, ngoài ra thông qua tu luyện mà kéo dài thọ mệnh, “nhân bẩm khí vu thiên, tuy các thụ thọ yểu chi mệnh, lập dĩ hình thể, như đắc thiện đạo thần dược, hình khả biến hoá, mệnh khả gia tăng”. (Luận Hành quyển thứ 2 – chương Vô hình). Tạm dịch: Con người tính khí tại trời, tuy có thọ mệnh ngắn dài khác nhau, với hình thể ấy nếu được thiện đạo thần dược, thì hình thể được biến hoá, mệnh được gia tăng. Điều duy nhất thực sự có thể khiến ông trở thành chiêu bài của những kẻ vô thần luận ngày nay chính là ông cho rằng con người chết rồi cũng như ngọn đèn đã tắt. Tuy nhiên tôi thấy thứ hành vi vô lại của những kẻ vô thần luận mới kỳ quái làm sao: Vương Sung thế nào cũng không giống như bọn họ! Bởi vì quan điểm cốt lõi của Vương Sung chính là – Thượng thiên quyết định tất cả.
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/21198
Ngày đăng: 13-07-2024
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.
ChanhKien.org