Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến
[ChanhKien.org]
Nguyên văn:
兩疏見機,解組誰逼。
索居閒處,沉默寂寥。
Bính âm:
兩(liǎng) 疏(shū) 見(jiàn) 機(jī),
解(jiě) 組(zǔ) 誰(shéi) 逼(bī)。
索(suǒ) 居(jū) 閒(xián) 處(chǔ),
沉(chén) 默(mò) 寂(jí) 寥(liáo)。
Chú âm:
兩(ㄌㄧㄤˇ)疏(ㄕㄨ)見(ㄐㄧㄢˋ)機(ㄐㄧ),
解(ㄐㄧㄝˇ)組(ㄗㄨˇ)誰(ㄕㄟˊ)逼(ㄅㄧ)。
索(ㄙㄨㄛˇ)居(ㄐㄩ)閒(ㄒㄧㄢˊ)處(ㄔㄨˇ),
沉(ㄔㄣˊ)默(ㄇㄛˋ)寂(ㄐㄧˊ)寥(ㄌㄧㄠˊ)。
Âm Hán Việt:
Lưỡng sơ kiến cơ,
Giải tổ thuỳ bức.
Sách cư nhàn xứ,
Trầm mặc tịch liêu.
Giải thích:
1. Nghĩa của chữ:
Kiến (見): thấy, nhìn thấy.
Cơ (機): thời cơ, cơ hội. Ở đây nói về thời khắc then chốt trọng yếu của sự việc.
Giải (解): đả khai, nới lỏng.
Tổ (組): ngày xưa dùng đai lụa để đeo các thứ như ấn tín, mượn dùng chỉ quan ấn hay chức quan.
Thuỳ (誰): ai đó.
Bức (逼): uy hiếp, cưỡng bức.
Sách (索): đơn độc.
Cư (居): ở.
Nhàn (閒): an nhàn.
Xứ (處): cư ngụ, cư trú.
Tịch (寂): yên tĩnh.
Liêu (寥): lạnh lẽo, vắng vẻ.
2. Nghĩa của từ:
(1) Lưỡng sơ (兩疏): là chỉ hai chú cháu Sơ Quảng và Sơ Thụ thời nhà Hán.
(2) Giải tổ (解組): cởi bỏ quan ấn, từ bỏ chức quan.
(3) Sách cư (索居): rời xa chốn đông người, sống đơn độc.
(4) Trầm mặc (沉默): không nói.
(5) Tịch liêu (寂寥): yên ắng vắng vẻ.
Lời dịch tham khảo:
Hai chú cháu Sơ Quảng và Sơ Thụ thời nhà Hán đều cùng lúc làm quan trong triều, nhưng biết nắm thời cơ thích hợp để từ quan, và trở về quê hương. Như thế thì ai có thể dùng quyền thế để bức hại được họ nữa đây?
Sau khi từ quan về quê, thì không bao giờ hỏi đến chuyện quốc gia đại sự nữa, rời xa chốn đông người, sống cuộc sống an nhàn thanh đạm. Chẳng cần lục đục tranh đấu, tranh giành danh lợi với người khác nữa.
Câu chuyện văn tự:
Kiến (見): chữ này trong Giáp cốt văn viết là “ ”, Kim văn viết là “ ” xem ra đều giống hình dạng một người đang mở to mắt, người mở to mắt thì tự nhiên có thể thấy được mọi thứ rồi. Đến Tiểu triện thì được viết là “ ”, từ hình dạng chữ có thể thấy chữ này được ghép bởi chữ Mục (目) và chữ Nhân (人), Mục (目) là con mắt, chữ Mục (目) ở trên chữ Nhân (人) biểu thị ý nghĩa mắt nhìn chăm chăm.
Giải (解): chữ này được ghép thành bởi chữ Ngưu (牛), Giác (角) và Đao (刀). Trong Giáp cốt văn viết là “ ”, trông giống như dùng tay tách mở sừng bò vậy. Cách viết trong Kim văn là “ ” và trong Tiểu triện “” khá giống nhau, đều có nghĩa là dùng dao chia tách sừng bò, vậy nên nghĩa gốc của nó là cắt xẻ, sau này được suy diễn thành ý nghĩa là phân tán.
Nhàn (閒): trong Kim văn có hai cách viết là “ ”, “ ”. đến Tiểu triện thì được viết là “ ”, hình dáng chữ đều là được ghép bởi chữ Môn (門) và chữ Nguyệt (月). Cánh cửa là có khe hở, ánh trăng sẽ lọt vào qua khe hở của cánh cửa, mà chỗ ánh trăng chiếu qua thì được gọi là Nhàn (閒), vậy nên nghĩa gốc của chữ này vốn là chỉ khe hở.
Suy ngẫm và thảo luận:
Sơ Quảng và Sơ Thụ thời nhà Hán đều cùng làm quan trong triều, Sơ Quảng làm Sư phó cho Hoàng thái tử Lưu Thích (Thái tử Thái phó), Sơ Thụ làm thầy dạy học cho Thái tử (Thái tử Thiếu phó). Có lần Sơ Quảng nói với Sơ Thụ rằng: “Biết đủ thì không phải chịu nhục, biết dừng lại thì không gặp nguy hiểm. Hai chú cháu ta quan vị đã cao, danh tiếng đã vang xa, nếu vẫn cứ mê đắm với vinh hoa phú quý trước mắt, không chịu rời đi, thì e rằng tương lai sẽ phải hối hận đó”. Do đó hai chú cháu lấy cớ mắc bệnh, cùng ngày dâng thư xin về quê. Sau đó, Hán Tuyên Đế phê chuẩn thỉnh cầu của họ và ban thưởng cho họ rất nhiều vàng bạc.
Sơ Quảng và Sơ Thụ sau khi về đến quê nhà, đã đem vàng bạc bán hết rồi mở tiệc rượu chiêu đãi dân làng cùng bạn bè. Có người khuyên Sơ Quảng để vàng bạc lại cho con cháu, Sơ Quảng đã nói rằng: “Nhà ta vốn đã có ruộng có đất, con cháu nếu cố gắng làm lụng, chăm chỉ chịu khó, cũng đủ cho chúng sống rồi. Tuy nhiên bây giờ có thêm số vàng này, nếu chúng có tài năng, thì tài sản quá nhiều sẽ mài mòn ý chí hoài bão của chúng; nếu chúng vụng dại, thì tài sản quá nhiều sẽ tăng thêm tội lỗi của chúng. Hơn nữa, số vàng này là Thánh thượng ban cho lão thần ta, ta rất vui vẻ muốn cùng làng xóm dòng tộc chung hưởng ân điển này”. Nghe những lời này của Sơ Quảng, mọi người không ai là không bội phục ông.
(1) Chúng ta hãy thử nghĩ xem vì sao hai chú cháu Sơ Quảng và Sơ Thụ lại buông bỏ vinh hoa phú quý trước mắt, quyết định cáo lão về quê nào?
(2) Bạn nghĩ gì về việc Sơ Quảng đem bán hết vàng bạc mà vua ban cho ông, rồi bày tiệc rượu chiêu đãi dân làng, mà không để vàng lại cho con cháu?
Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/44738
Ngày đăng: 22-06-2024
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.
ChanhKien.org