Trong cuộc sống, có đôi khi chúng ta mặc nhiên thụ hưởng đặc ân của ai đó, mà không mảy may nhìn lại xem bản thân mình đã ích kỷ thế nào. Hãy xem câu chuyện ý nghĩa nhân sinh về cậu bé và cây cổ thụ dưới đây, có lẽ bạn sẽ rút ra được điều gì đó cho cuộc sống của mình.
Cách đây rất lâu rất lâu, một cây cổ thụ vừa cao vừa lớn. Có cậu bé nọ, mỗi ngày đều đến bên cây, cậu leo trèo hái quả ăn và nằm ngủ dưới bóng cây. Cậu yêu cây cổ thụ, cây cổ thụ cũng thích được chơi đùa cùng cậu.
Về sau, cậu bé đã khôn lớn, không còn chơi đùa hàng ngày như trước nữa.
Một ngày nọ, cậu lại đến bên cây, dáng vẻ rất là sầu khổ. Cây cổ thụ muốn được chơi đùa cùng cậu, nhưng cậu bé nói: “Không được, mình đã không còn nhỏ nữa, không thể chơi đùa cùng cậu như trước được nữa, mình muốn có đồ chơi, nhưng lại không có tiền để mua.”
Cổ thụ nói: “Thật đáng tiếc, mình cũng không có tiền, nhưng mà cậu hãy hái tất cả hoa quả của mình xuống rồi đem đi bán, không phải sẽ có tiền rồi sao?”
Cậu bé vô cùng kích động, liền hái hết tất cả số trái trên cây, vui vui vẻ vẻ đi mất.
Sau đó, cậu bé trong một khoảng thời gian dài không còn ghé đến nữa. Cây cổ thụ rất đau lòng………
Cậu có thể chặt hết cành cây của mình xuống, rồi đem đi dựng nhà…
Rồi một ngày kia, cậu bé cuối cùng đã đến, cổ thụ hăng hái rủ cậu chơi đùa như trước. Cậu bé nói: “Không được, mình không có thời gian, mình còn phải làm việc nuôi gia đình nữa, chúng mình rất cần một căn nhà, cậu có thể giúp mình không?”
“Mình không có nhà, nhưng cậu có thể cưa chặt hết tất cả cành cây của mình, rồi đem đi mà dựng nhà,” cổ thụ nói.
Thế là cậu bé cưa chặt hết tất cả cành cây, vui vui vẻ vẻ chuyển đi dựng nhà.
Nhìn thấy cậu bé vui mừng, cây cũng vui theo.
Từ đó, cậu bé lại không còn đến nữa.
Cổ thụ rơi vào trạng thái cô đơn và buồn bã.
Mùa hè một năm nọ, cậu bé lại quay lại, cây cổ thụ mừng rõ: “Đến đây nào bạn, hãy cùng chơi với mình đi.”
Hãy chặt lấy thân cây của mình, đem đi làm chiếc thuyền vậy…
Cậu bé lại nói: “Tâm trạng mình không tốt, mỗi ngày một già thêm, mình muốn giương buồm ra biển, thả lỏng một chút, cậu có thể cho mình một chiếc thuyền không?”
Cổ thụ nói: “Hãy chặt lấy thân cây của mình, rồi đem nó đi đóng thuyền đi!”
Thế là cậu bé đã chặt thân cây cổ thụ xuống, chế tạo một chiếc thuyền, rồi lên thuyền ra biển khơi, rất lâu đều không thấy trở về.
Cây cổ thụ rất lấy làm vui mừng, nhưng …..
Bạn à, mình đã không còn gì để có thể cho bạn nữa rồi…
Rất nhiều năm đã qua đi, cậu bé cuối cùng đã trở về, cổ thụ nói: “Xin lỗi, bạn à, mình đã không còn gì có thể cho bạn nữa rồi, mình cũng không còn trái cây nữa.”
Cậu bé nói: “Răng của mình đều rụng hết cả rồi, không còn ăn trái cây được nữa.”
Cổ thụ lại nói: “Mình cũng không còn thân cây, để cho cậu leo trèo như xưa nữa.”
Cậu bé nói: “Mình đã già quá rồi, không còn sức để leo nữa.”
“Mình không còn có gì có thể cho cậu nữa……., chỉ còn lại bộ rễ đang dần dần chết khô đi,” cổ thụ nước mắt lưng tròng nói.
Cậu bé nói: “Bao nhiêu năm đã trôi qua rồi, bây giờ tớ cảm thấy mệt mỏi lắm rồi, cái gì cũng không cần nữa, chỉ cần một chỗ để nghỉ ngơi thôi.”
“Được thôi! Cội rễ là nơi thích hợp nhất để ngồi nghỉ, đến đây, hãy ngồi xuống cùng mình nghỉ ngơi đi!”
Cậu bé ngồi xuống, cổ thụ mừng đến chảy nước mắt……….
Bạn có thấy câu chuyện ấy quen thuộc không, đây chính là câu chuyện của bất kì ai, cây cổ thụ trong câu chuyện này chẳng phải chính là cha mẹ của chúng ta.
Lúc còn nhỏ, chúng ta thích được chơi đùa cùng cha mẹ… Sau khi lớn lên rồi, chúng ta liền rời xa họ, chỉ những lúc cần có điều gì đó hoặc khi gặp phiền não, chúng ta mới trở về bên cạnh họ.
Vậy mà cha mẹ chúng ta vẫn như cây cổ thụ kia, sẵn sàng đón nhận chúng ta, sẵn sàng cho đi tất cả những gì của bản thân để cố gắng hết sức khiến chúng ta vui lòng.
Bạn có thể cho rằng cậu bé đối với cái cây thật rất tàn nhẫn, nhưng phải chăng đây cũng chính là cách mà chúng ta đối đãi với cha mẹ mình?
Đời người quả thật là như vậy.
Xin các bạn hãy trân quý quãng thời gian ở cùng với cha mẹ, bởi vì sẽ có lúc: “Cây muốn yên mà gió chẳng ngừng, con muốn hiếu dưỡng nhưng cha mẹ đã không còn nữa rồi!”
“Mẹ già như chuối chín cây
Gió lay mẹ rụng con thành mồ côi..”.
Sưu tầm