Hai sự việc xảy ra một cách chân thực ở trên chính các hội viên của câu lạc bộ được mọi người tận mắt chứng kiến. Sự thật đáng sợ ấy khiến người ta không thể không tin nhân quả báo ứng quả như bóng theo hình.
Hãy tưởng tượng, nếu như đem móc câu sắc bén đó, đâm vào môi, vào lưỡi của mình, bạn sẽ thấy đau đớn đến tận tim phổi. Nghĩa là, dù thế nào người ta cũng vô phương chịu đựng. Tuy nhiên, nhiều người lại lấy việc câu cá làm thú vui, câu không biết mệt. Thậm chí còn thành lập câu lạc bộ câu cá nữa.
Có người cho rằng “câu cá có thể đào luyện tính tình”, đây là quan điểm có phần phi lý, của những người thiếu lòng trắc ẩn.
Lâm Giáp Xuân là công chức của chính phủ Thái, rất ưa thích câu cá. Ông là hội viên của Câu lạc bộ Câu cá. Những ngày nghỉ cuối tuần, ông thường dong thuyền ra biển thả câu. Vừa câu vừa ngồi uống rượu nhâm nhi với mồi ngon. Mọi người uống rượu, ăn cá tươi, cùng hưởng thụ khoái lạc nhân gian cho qua hết ngày giờ.
Mấy năm trước, lúc câu lạc bộ mới sáng lập, không khí nhộn nhịp, thế nhưng kể từ năm 2014 trở đi, từ con số 30 hội viên, giờ chỉ còn lại 7-8 người.
Câu lạc bộ bây giờ tử khí khá nặng nề khiến mọi người ủ ê, không còn hứng thú ra biển câu cá nữa. Cho dù Lâm Giáp Xuân là một người đàn ông cứng đầu không tin nhân quả báo ứng, ông không có gia đình, không tín ngưỡng, nhưng cũng không thể khiến mọi người phấn chấn hăng hái ra biển câu cá như xưa.
Lý do thế này:
Sự việc thứ nhất xảy ra ngay trên thân lão hội viên A Ban. Hôm đó là Chủ Nhật, A Ban cùng vợ về nhà dự lễ chúc thọ cha. Cha của ông vốn là người có danh vọng trong vùng. Hôm chúc thọ đó khách đến dự chật cửa, yến tiệc hết sức sang trọng, linh đình, đủ các loại thịt bò, heo, cá, gà, vịt, ngỗng…muốn ăn gì đều có nấy. Thực khách thỏa thích ăn uống nhưng vẫn không sao ăn hết.
A Ban ưa ăn cá và nội tạng, nhìn thấy trên bàn có một con cá to, ông rất khoái. Do khi ăn không cẩn thận nhai kỹ, lại ngốn nội tạng cá vào miệng quá nhiều nên vừa nuốt qua thì A Ban bị mắc nghẹn. Ông cảm giác như có vật gì cứng mắc kẹt tại yết hầu, nên quýnh quáng dùng tay kéo ra, mhưng không tài nào móc ra được. Chính trong khoảnh khắc nuốt không trôi, kéo không ra đó, ông thở cực kỳ khó khăn, muốn há miệng la to cầu cứu cũng không thể. Em trai ông ngồi đối diện là người phát hiện ra tình huống nguy cấp này trước tiên nên vội chạy qua phụ giúp, nhưng hai mắt A Ban đã trợn trắng, đầu gục xuống, hơi thở yếu dần đi.
Mọi người lập tức dìu ông lên xe đi cấp cứu, nhưng mới được nửa đường thì ông đã tắt thở. Dù người đã chết, nhưng bệnh viện vẫn tiến hành phẫu thuật để kiểm tra nguyên nhân tử vong. Bác sĩ lôi nội tạng cá bị mắc kẹt tại yết hầu ra…Lúc đó, các bác sĩ, y tá, hộ lý thảy đều kinh sợ há hốc mồm, khi nhìn thấy thủ phạm giết người chính là cái móc câu, đang móc cứng vào yết hầu của A Ban. Lạ lùng là cái móc câu này nằm ở trong nội tạng cá, xuống đến cổ A Ban thì nó bị ép ló ra, cho nên khi A Ban càng dùng sức kéo thì móc câu càng bám chặt.
Những thân hữu chứng kiến sự việc đáng sợ này ai nấy đều liên tưởng đến sở thích câu cá của A Ban. Hơn nữa, kinh nghiệm và kỹ thuật câu cá của ông khiến tất cả hội viên đều bái phục. Trong lúc người khác không câu được cá, thì ông lại câu được vô số. Bây giờ nhìn cảnh hai mắt A Ban trợn trắng, miệng há to, bên cạnh là cái móc câu dính đầy máu, ai nấy đều sợ đến tóc dựng đứng. Không thể không tin nhân quả báo ứng như bóng theo hình, câu chuyện xảy ra cho A Ban là minh chứng chân thật.
Câu chuyện thứ hai còn ly kỳ hơn, hội viên Dương Tỷ Ích là cao thủ câu cá, từng tham gia các hội thi, liên tục hai lần đều giật giải quán quân. Ông Dương ngoài thú ưa câu cá ra, còn ưa đi xe đạp điện. Hàng ngày, cứ chạng vạng tối là ông chở vợ ra ven đô hóng gió. Tối đó khoảng 11 giờ đêm, ông dự lễ tang người bạn thân xong thì lái xe về nhà. Con đường quen thuộc đến nỗi cho dù nhắm mắt ông cũng có thể lái rành rọt. Nhưng thật kỳ quái, chiếc xe hơi đang chạy ngon lành, bỗng nhiên ông thấy trước mặt xuất hiện một con sông lớn (trước đây chưa nhìn thấy qua). Để tránh rơi xuống sông (vì ông đang lái xe tốc độ 120km/giờ) nên ông vội vàng bẻ lái đạp thắng gấp. Chỉ nghe “Rầm” một tiếng thật to, xe ông tông thẳng vào cột điện ven đường. Đến lúc ông tỉnh dậy thì đã thấy mình nằm trong bệnh viện.
Ai cũng nghĩ Dương tiên sinh lái xe tốc độ cao thành ra bị tai nạn. Tuy điều này xảy ra ngoài ý muốn, nhưng chưa đủ kỳ quái. Kỳ quái nhất là vết thương trên thân thể ông rất mau chóng lành, duy chỉ có môi và vòm miệng là thương tích nghiêm trọng. Cả hàm răng rụng hết, chẳng ăn gì được.. Hơn một tháng nay chỉ có thể dùng ống dẫn bơm thức ăn lỏng vào cổ họng. Lạ hơn nữa là vết loét phía trên lẫn dưới của khóe môi, bác sĩ đã khâu 7 lần rồi mà vẫn không khép lại được. Vì hễ khâu xong, đến lúc cắt chỉ thì hai khóe mép ông lại lở loét sưng phù. Cuối cùng, bác sĩ phải dùng chỉ tối tân tẩm hóa chất để khâu cho kín.
Một tuần sau, chỉ tự tan rồi, nhưng môi ông vẫn lở loét, hai khóe cứ ngoác rộng ra như hàm cá. Bác sĩ chủ trị đành bó tay. Suốt mấy tháng ông bị đau đớn giày vò, thống khổ vô cùng, mồm cứ lở loét, há rộng y hệt mồm cá lúc bị móc câu làm tổn thương gây lở vậy. Hôm nọ, vợ ông như thường lệ đến thăm, vô tình buột miệng nói: “Chao ôi! Mồm ông ngoác to như thế kia, giống hệt mồm con cá bị mắc câu!”. Mấy lời này đánh động đến lương tâm ông Dương như một lời cảnh tỉnh. Nó khiến ông nhớ lại mỗi lần mình câu cá, đều kéo rách miệng cá, làm nó lở loét cả vòm miệng. Bấy giờ ông mới thật sự đồng cảm sâu sắc với nỗi đau của những con cá.
Thế là ông cùng vợ vội mang đèn hương đi đến chùa, đứng trước Phật, ông thành tâm lễ bái sám hối và phát lời thề từ nay về sau không bao giờ câu cá nữa. Từ hôm sám hối trở đi, môi ông dần dần lành lại, không còn sưng lở nữa. Chỉ một tuần sau thì ông xuất viện.
Sau đó, ông đã kể câu chuyện của mình cho các bạn hội viên nghe những gì ông đã trải qua và khuyên họ từ bỏ, không nên câu cá nữa. Từ đó hội viên Câu lạc bộ câu cá giải nghệ rất nhiều. Không bao lâu Lâm Xuân Giáp cũng từ bỏ luôn việc câu cá và giải tán câu lạc bộ.
sưu tầm