Mỗi lần tức giận, toàn bộ cơ quan trong cơ thể đều bị tổn hại gây ra các chứng bệnh về huyết áp, đường huyết, dạ dày, tim mạch, tuyến vú, đột quỵ…
Thông thường chúng ta biết rõ tức giận hại thân, nhưng khi gặp phải chuyện không vui vẫn có thể nổi cơn lôi đình. Kỳ thực, mỗi một khi bạn tức giận, đối với cơ thể mà nói đều là một trận động đất, có thể trong nháy mắt sinh ra ảnh hưởng cực lớn đối với cơ thể, và những tổn thương không hồi phục dưới đây:
1. Váng đầu đau đầu
Có lúc một khi tức giận là mặt bừng mắt đỏ, căng đầu đau đầu, thậm chí dẫn tới xuất huyết não, đột nhiên ngã quỵ bất tỉnh nhân sự.
2. Tăng sản tuyến vú
Rất nhiều nữ giới đều bị sưng tức đau ngực, vấn đề về tăng sản tuyến vú, trong đó không ít là có liên quan đến thường xuyên tức giận. Tâm lý không tốt sau sinh, dễ phát sinh viêm tuyến vú, người trung lão niên càng có khả năng dẫn tới ung thư vú.
3. Mặt nổi ban
Khi tức giận, lượng lớn huyết dịch tập trung lên vùng đầu, do đó oxy trong máu sẽ giảm, độc tố gia tăng. Mà độc tố có thể kích thích nang lông, làm cho xung quanh nang lông bị chứng viêm mức độ khác nhau, từ đó hình thành ban sắc tố.
4. Đường huyết tăng cao
Đối với bệnh nhân tiểu đường mà nói, bồn chồn, vội vã gấp gáp, tức giận, phẫn nộ, có thể làm đường huyết tăng cao. Giai đoạn mới phát bệnh đặc biệt cần khống chế tâm lý cảm xúc không lành mạnh, để tránh làm nặng thêm bệnh tình.
5. Khả năng miễn dịch giảm
Khi tức giận, đại não có thể ra hiệu cho cơ thể chế tạo một loại corticosteroid do cholesterol chuyển hóa thành. Nếu trong cơ thể tích lũy quá nhiều, thì có thể cản trở tế bào miễn dịch vận hành, làm khả năng miễn dịch của cơ thể giảm. Do đó một lần tức giận, hệ thống miễn dịch đình công 6 tiếng đồng hồ là không hề cường điệu.
6. Loét dạ dày
Tức giận có thể làm cho thần kinh giao cảm hưng phấn, trực tiếp tác động lên tim và huyết quản, lưu lượng máu trong ruột và dạ dày giảm thiểu, nhu động giảm chậm, cảm giác thèm ăn giảm, khi nghiêm trọng còn có thể dẫn tới bệnh loét dạ dày, viêm dạ dày…
7. Thiếu máu cơ tim
Lượng lớn máu tập trung lên vùng đại não và mặt, có thể làm cho máu cung cấp cho tim giảm mà tạo hành thiếu máu cơ tim. Tim để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, chỉ còn cách làm việc gấp bội, như vậy một là làm tim đập càng không đều, cũng chính là càng nguy hiểm đến tính mạng rồi.
8. U tuyến giáp trạng
Tức giận làm hệ thống nội tiết rối loạn, hooc môn tuyến giáp tăng phân tiết, lâu dài có thể dẫn tới cường giáp. Đồng thời, u cục, sưng, ung bướu tuyến giáp phát sinh, cũng có quan hệ mật thiết với hay tức giận.
9. Huyết áp tăng cao
Tâm lý cảm xúc không lành mạnh có thể làm huyết áp tăng cao. Đặc biệt là người cao tuổi bị tổn thương tinh thần nghiêm trọng, khi xuất hiện tâm lý kích động phẫn nộ, lo lắng, thù hận… rất có thể dẫn tới huyết áp đột nhiên tăng cao, nghiêm trọng có thể dẫn tới đột quỵ, suy tim, kèm theo nhồi máu cơ tim do bệnh mạch vành, tử vong đột ngột…
10. Đại tiện thất thường
Có người một khi tức giận, căng thẳng thì bị táo bón, hoặc là một khi căng thẳng thì tiêu chảy. Đây là bởi vì sau khi tức giận, đường ruột, bàng quang của chúng ta cũng có thể theo đó mà co lại, từ đó tạo thành đại tiện thất thường.
11. Có thể dẫn tới ung thư phổi
Rất nhiều người đều không hề hay biết thường xuyên tức giận, uất ức, đa nghi… đều là nhân tố tâm lý dẫn tới ung thư phổi.
Con người khi trong cảm xúc quá mạnh, hô hấp có thể trở nên gấp gáp, thậm chí có thể xuất hiện hiện tượng trao đổi khí quá độ. Lúc này phế nang có thể không ngừng giãn nở, không có thời gian co lại, do đó rất nhiều người vùng phổi thấy đau. Đây cũng là lý do vì sao thường hay có người khi tức giận nói “tức nổ phổi”.
Do đó rất nhiều người thường nói một câu “Tim đau đến nỗi không thể thở được”, thực ra không phải là tim, mà là “phổi đau đến nối không thể thở được”.
12. Gan to hơn so với lúc bình thường
Sau khi tức giận, tổn thương trước nhất là gan! Cái gọi là “đại nộ thương can”, nếu mà thường xuyên tức giận, thì có thể xuất hiện bệnh gan, thậm chí là xơ gan. Cũng có nghiên cứu chứng minh, khi tức giận tạng gan to hơn bình thường.
Mà trong Đông y giảng “nộ thương can”, tức giận dẫn tới can khí uất kết, can đởm bất hòa, rất nhiều người sau khi tức giận có thể xuất hiện “ngực sườn đầy tức và đau hạ sườn”.
13. Tức ngực thở gấp
Khi tức giận, đặc biệt là khi giận dỗi ai, bị người khác phê bình đổi oan hoặc gặp phải sự tình khó chịu, toàn cảm thấy buồn bực, muốn mở cửa sổ cho thoáng khí, cho dù chỉ mở một khe nhỏ thôi cũng cảm thấy dễ chịu rồi.
14. Bệnh tim
Cơ thể một khi sinh bệnh, thần kinh giao cảm trường kỳ hưng phấn quá độ, căng thẳng cao độ, có thể dẫn tới áp lực cho tim quá lớn, nhịp tim đập nhanh, thậm chí sinh ra nhịp tim không đều. Dần dần, tim ắt bị tổn hại, dẫn tới vấn đề về tim ngoài ý muốn phát sinh.
Nghiên cứu phát hiện, khi tức giận lưu lượng huyết của tim so với lúc bình thường tăng gấp 2 lần.
Khi tức giận lực co bóp của tim gia tăng, tim đập nhanh hơn, lượng lớn huyết dịch tập trung đến tim, tim khắc phải làm việc gấp bội, lúc này có thể xuất hiện nhịp tim không đều, thiếu máu cơ tim, tức ngực, hồi hộp thậm chí dẫn tới đau thắt tim và nhồi máu cơ tim.
15. Đột quỵ nhồi máu não
Tâm và thân của con người là chỉnh thể tương quan mật thiết. Bệnh nhân tim mạch và mạch máu não sợ nhất tức giận, sau khi tức giận có thể lập tức dẫn tới tim đập quá nhanh, thở gấp, huyết áp dao động, nghiêm trọng có thể dẫn tới đột quỵ.
Nếu thường hay tức giận, bạn có thể dùng 1 số thảo dược dưới đây:
Vỏ cam: Rửa sạch vỏ cam rồi phơi khô, hãm với trà uống, cũng có thể hãm một mình vỏ cam để uống, vị thơm mát, có thể làm tỉnh táo đầu óc, thông khí. Khi nấu ăn cũng có thể thêm vào thức ăn vài lát vỏ cam, có tác dụng giảm ngấy khai vị.
Củ cải trắng: Củ cải tươi rửa sạch cắt làm khúc nhỏ, cho thêm nước và gạo tẻ vào nấu thành cháo. Còn có thể cầm ho tiêu đàm (chỉ khái hóa đàm), tiêu thực lợi cách (hoành cách mô – phần dưới ngực trên bụng để phân giới hạn ngực và bụng).
Sơn tra: Sơn tra thích hợp dùng trong chứng thực tích tạo thành ngực bụng đầy trướng đau tức, đối với tức giận dẫn tới tim đập nhanh, nhịp tim không đều cũng có hiệu quả nhất định. Ăn sống, chín hoặc hãm nước uống, các loại phương pháp đều có hiệu quả.
Hoa hồng: Có thể hãm với nước để uống có thể giúp tiêu thực, người phát hỏa sinh viêm uống sẽ thanh nhiệt tiêu đàm. Ngoài ra, để một bó hoa hồng tươi trong phòng, chỉ là ngửi thấy mùi hoa thơm dịu ngọt, tâm lý cũng có thể tốt lên rất nhiều.
Liên Hoa / Theo DKN
- Âm nhạc cổ điển thực sự có sức mạnh chữa bệnh như thế nào?
- Khoa học chứng minh: Hàm dưỡng tâm từ bi đem đến lợi ích không ngờ