Nhiều nền văn hoá cổ đại coi số 9 là biểu tượng của sự hoàn hảo, gắn kết và tự do. Ở Ai Cập cổ đại, số 9 được sử dụng để dự đoán tương lai. Ở châu Á, số 9 cũng có những ý nghĩa vô cùng sâu sắc trong thế giới Thiên quốc và Phật gia…
Tuy nhiên, người Hy Lạp và người Do Thái chủ yếu được ghi nhận với việc xây dựng nền tảng của số học hiện đại..(Ảnh dẫn từ pixabay.com)
Số 9 là một con số tuyệt vời; nếu số 9 được nhân với bất kỳ số nào có một chữ số, sau đó cộng hai chữ số của kết quả luôn luôn có được 9. Ví dụ: 9 × 3 = 27 = 2 + 7 = 9; 9 × 9 = 81 = 8 + 1 = 9; 9 × 5 = 45 = 4 + 5 = 9 và vân vân.
Có những ví dụ khác xác nhận đặc tính đặc biệt này của số 9. Chín là không có giới hạn.
Nó kết hợp tất cả những con số cơ bản khác, sự hoàn hảo, chín tháng để sinh ra một đứa trẻ.
Ở Rome cổ đại, số chín còn biểu hiện ở những yếu tố như sau như vào những ngày buôn bán họ đã nói “novendinae”, bởi vì nó rơi vào ngày tiếp theo của ngày thứ chín. Hay là Hydra, quái vật thần thoại có chín đầu. Styx (một trong những con sông ở thế giới bên kia) vòng quanh địa ngục chín lần và các nhà thần bí trong thời cổ đại, tạo thành một vòng tròn phép thuật có đường kính 9 feet để triệu hồi linh hồn của người chết.
Con số 9 bao gồm ba trinities (Chúa ba ngôi – sự hợp nhất của Cha, Con và Thánh thần trong đạo Cơ đốc) và thường liên quan đến nữ thần. Tác giả có ảnh hưởng nhất của Renaissance esoterica, Heinrich Cornelius Agrippa (1486-1535), đã dành riêng số thiêng là số “chín” cho Muses (“Trong thần thoại Hy Lạp cổ đại, Muses là những nữ thần của khoa học và nghệ thuật): Calliope, Urania, Polymnia, Terpsichore, Clio, Melpomene, Erato, Euterpe và Thalia.
Ở Trung Quốc cổ đại, số 9 đóng một vai trò quan trọng, nơi có một câu chuyện về chín buổi lễ (bắt đầu của cậu bé đến tuổi trưởng thành), ở khắp các nghi lễ đám cưới, lễ tang, lễ nghi quân sự…
Trong suốt triều đại nhà Hán vũ trụ học được dựa trên số chín trong một thời gian rất phổ biến Sheol – “chín nguồn” hay “chín suối” – nơi trú ngụ của người chết.
Người Trung Quốc yêu thích con số “9” đã có lịch sử rất lâu. Số “9” là con số cơ bản lớn nhất, vả lại còn có hài âm “cửu” như “trường cửu”, cho nên, về phương diện truyền thống Trung Quốc, chỉ cần gặp được con số “9”, thì đó là may mắn, bình an và thuận lợi.
Ngày 9 tháng 9 âm lịch là lễ trùng dương, hai có số “9” lặp lại, mang ý lạ thường, cho nên ngày này là ngày lễ người Trung Quốc kỷ niệm người già tôn kính và tổ tông.
Mặc dù con số 9 mang ý nghĩa lớn như vậy, bất kể là âm lịch hay dương lịch, đều mang đến cho người ta vận may. Mọi người thích ngày may mắn này, đã chọn ngày này để tổ chức khánh điển, yến tiệc, hoặc như ban đầu đã nói, đăng ký kết hôn – quyết định việc lớn cả đời.
Số “9” không chỉ là một con số, nó còn tiêu biểu cho một hình thức tư tưởng triết học. Trong âm dương ngũ hành, số “9” là con số dương lớn nhất, tượng trưng cho trời. Và trong truyền thống Trung Quốc, Tam giới có chín tầng trời lớn, còn vượt ngoài “chín tầng trên trời” đó là tới cảnh giới ngoài Tam giới, vĩnh viễn sinh mệnh thoát khỏi luân hồi sinh tử.
Bạn có lẽ đã nghe qua từ “Cửu Châu” này, nó là danh từ của Trung Quốc cổ xưa. Sau đây là một số thành ngữ có bao hàm số “9”, thông qua các thành ngữ này, bạn có thể hiểu được ý nghĩa của con số 9 trong chữ Hán.
Cửu tiêu vân ngoại (lên chín tầng mây; xa lắc xa lơ), cửu cửu quy nhất (suy cho cùng; rốt cuộc), cửu ngũ chi tôn (ngôi vua), cửu tuyền chi hạ (dưới chín suối, dưới suối vàng), cửu tử nhất sinh (thập tử nhất sinh; vô cùng nguy hiểm), cửu ngưu nhất mao (hạt cát trong sa mạc; chẳng đáng kể), nhất ngôn cửu đỉnh (lời nói có sức mạnh), thập nã cửu ổn (mười phần chắc chín; rất chắc chắn), …
Trung tâm của Bắc Kinh có tám đường vào và một trung tâm; ở phương Tây có chín đồng ca thiên thần và chín quả cầu vũ trụ của thế giới quan thời trung cổ.
Con số “chín” có ý nghĩa chủ yếu là trong vũ trụ học Ai Cập cổ đại, nơi các vị thần được nhóm lại trong đó gọi là “Pesedjet” – những ngôi đền cổ nhất. Các linh mục ở thành phố On (Heliopolis) đã đặt vị thần Atum lên đỉnh của ‘đền thờ thần thánh’ này.
Theo Ga-la-ti 5:22 – 23, số “chín” tượng trưng cho hoa trái của Đức Thánh Linh của Đức Chúa Trời, đó là Sự trung tín, Nhạy cảm, Sự tốt lành, Niềm vui, Sự tử tế, Khổ đau, Tình yêu, Hòa bình và Tự chủ.
Nó cũng được biết rằng tổng số phá hủy đền thờ Jerusalem bắt đầu, trong lịch Do Thái, vào Ab 9. Cũng vào ngày này, thứ hai – còn được gọi là đền thờ của Hê-rốt đã bị người La Mã đốt cháy vào năm 70 TCN.
Phạm Hương- Hà Phương / Theo ĐKN