Một nghiên cứu chỉ ra rằng Trái Đất thời sơ khai rất có thể đã va chạm nhiều lần với các vật thể có kích thước tương đương với Mặt Trăng. Điều này có thể giải thích phần nào nguồn gốc và thành phần cấu tạo của các loại đá có trên hành tinh chúng ta.
Theo Nature Geoscience, các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Southwest ở Texas (Hoa Kỳ) đưa ra giả thuyết rằng khoảng 4,5 tỷ năm trước, một vật thể có kích thước tương đương sao Hỏa với đường kính ít nhất 6.000 km (khoảng 3.700 dặm) đã va chạm với Trái Đất tạo ra rất nhiều mảnh vỡ.
Các mảnh vỡ được cho là đã mắc kẹt trong quỹ đạo của Trái Đất trong khoảng 100 triệu năm trước khi bị tan rã hoặc phân rã bởi lực hấp dẫn hay từ trường của Trái Đất.
Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu các nhà khoa học còn phát hiện ra điều còn đáng kinh ngạc hơn. Trong các báo cáo nghiên cứu, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng không chỉ có môt mà có thể rất nhiều vật thể như vậy với đường kính từ 1.500 đến 3.000 km [khoảng 930 đến 1.860 dặm] từng va chạm với Trái Đất.
Tiến sỹ Simone Marchi – Trưởng nhóm nghiên cứu phát biểu trong cuộc phỏng vấn với tạp chí IFLScience rằng: “Điều này nằm ngoài sức tưởng tưởng và dự đoán ban đầu của chúng tôi. Nhiều tiểu hành tinh có đường kính vượt quá 1.000 km (620 dặm), một số khác thì có đường kính còn lớn hơn cả Mặt Trăng.”
Trước đây, chúng ta thường cho khoảng 0,5% khối lượng Trái Đất được tạo nên từ những vật thể bên ngoài không gian vũ trụ va chạm với Trái Đất tạo thành. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra con số này còn có thể lớn hơn từ 2 đến 5 lần so với những tính toán ban đầu được đưa ra.
Vậy nguyên nhân từ đâu xuất hiện tình huống này?
Tất cả đều bắt nguồn từ cái gọi là các yếu tố siderophile ( tạm dịch là các nguyên tố ưa sắt). Đây là những vật chất có khả năng hấp thụ thành sắt từ những thứ như vàng, bạch kim và iridium. Một số ít trong những vật chất này đã di chuyển tới hành tinh chúng ta, một phần bị từ trường Trái Đất hấp thụ, còn một phần thì quay trở lại không gian.
Tiến sỹ Marchi chia sẻ thêm: “Chúng tôi đã làm rất mẫu thử nghiệm tương tự các vụ va chạm lớn và nghiên cứu xem làm thế nào mà các kim loại cùng các hợp chất silicat có thể tích dồn vào Trái Đất trong suốt “giai đoạn bồi lắng muộn màng này”, một gian đoạn kéo dài hàng trăm triệu năm sau khi Mặt Trăng được hình thành. Dựa vào các mô phỏng đặt ra, chúng tôi phát hiện khối lượng bồi lắng muộn có thể lớn rất nhiều so với những gì chúng ta đã từng dự đoán, cùng với đó là những hệ quả quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của hành tinh chúng ta.”
Điều này cũng có thể giúp chúng ta trả lời môt câu hỏi khác:
“Sự hiện diện của các đồng vị kim loại khác thường trong một số loại đá trên địa cầu đã nói lên rằng lớp vỏ của Trái Đất đã bị biến đổi rõ ràng về thành phần và tính chất hóa học sau khi Mặt Trăng được hình thành. Nghiên cứu mới nhất này có thể giải thích sự thay đổi đó xảy ra như thế nào – đó chính là bởi vì hành tinh của chúng ta đã liên tục bị va chạm bởi các vật thể khác trong vũ trụ.”
Sơn Tùng / Theo DKN
- Giải mã tư duy ‘điên rồ’ của Kim Jong Un
- NASA phát hiện các đại dương nằm ngoài Hệ Mặt Trời có thể giúp con người duy trì sự sống