Sự trùng hợp khó hiểu giữa những di vật và biểu tượng của thổ dân châu Úc với những gì được tìm thấy trong quần thể cự thạch 12.000 năm tuổi tại Thổ Nhĩ Kỳ khiến các nhà khảo cổ học bối rối.
Göbekli Tepe ở Thổ Nhĩ Kỳ là một quần thể cự thạch khổng lồ cổ xưa 12.000 năm tuổi, mà nguồn gốc của chúng khiến các nhà khảo cổ ngạc nhiên kể từ khi khám phá ra chúng gần 20 năm trước. Nó khiến các nhà khảo cổ học phải suy nghĩ lại sự hiểu biết của họ về một xã hội “nguyên thuỷ” ở thời đó.
Mức độ tinh tế của một xã hội để có thể xây dựng các công trình tượng đài như vậy – gồm các trụ đá nặng từ 45 đến 65 tấn và được khắc các hình và các khối phức tạp – vượt xa những gì mà hầu hết các nhà khảo cổ học nghĩ rằng có thể làm ra ở thời đó.
Nó có thể đã được tạo ra bởi một xã hội đã bị quét sạch bởi một thảm họa
Những hình chạm khắc tại khu khai quật thể hiện một ngôi sao chổi đã gây ra những thay đổi quan trọng về khí hậu trên địa cầu, một thảm họa đã quét sạch nền văn minh đã tạo ra các công trình ở Göbekli Tepe.
Các nhà nghiên cứu của Đại học Edinburgh đã công bố một bài viết về sự kiện này năm ngoái trên tạp chí Địa chất và Khảo cổ học Địa Trung Hải .
Từ 14.500 đến 11.500 năm trước, là thời kỳ được gọi là Dryas mới, thế giới đã trải qua những xáo trộn lớn về khí hậu. Theo Cơ quan Khí tượng và Đại dương Quốc gia của Mỹ (USAAA), sự thay đổi vào cuối kỷ Dryas đặc biệt đột ngột. Các nhà khảo cổ học đều đánh giá Göbekli Tepe có ít nhất 12.000 năm tuổi, và xếp nó vào thời kỳ này.
Khu vực này đã bị chôn vùi gần 1.000 năm sau khi nó được tạo ra. Cho dù nó đã được con người tạo ra có chủ đích hoặc là sản phẩm của tự nhiên, thì đây là một chủ đề gây tranh luận. Một số đưa ra giả thuyết rằng xã hội thời đó đã tìm cách bảo vệ các tượng đài khỏi thảm họa.
Nhà nghiên cứu và tác giả Bruce Fenton đưa ra một giả thuyết cho rằng Göbekli Tepe đã được xây dựng bởi các thổ dân châu Úc.
Fenton tập trung phân tích sự đa văn hóa của Göbekli Tepe và miền đất Arnhem ở phía Bắc của Úc. Ông đã tìm thấy nhiều biểu tượng và họa tiết giống nhau.
Ví dụ, bức ảnh ở phần đầu của bài viết này cho thấy hình được khắc trên một trụ đá ở Göbekli Tepe giống hệt với hình ảnh được vẽ trên ngực của một thổ dân Úc cao tuổi. Thổ dân coi hình ảnh này là sự chia sẻ kiến thức giữa hai người.
Fenton đã phát hiện ra những thứ rõ ràng là đá churinga, chúng là những vật thờ cúng linh thiêng, ở Göbekli Tepe.
Trên một trụ đá khác, Fenton đã tìm thấy một hình ảnh giống với biểu tượng trên các vật tạo tác linh thiêng nhất của nền văn hoá thổ dân Úc – những viên đá churinga. Ông cũng phát hiện ra những gì ông cho là đá churinga tại những khu khai quật cổ xưa 12.000 tuổi khác ở Thổ Nhĩ Kỳ được cho là có liên quan đến nền văn hoá ở Göbekli Tepe. Chúng là những vòng tròn đồng tâm đặc trưng được thổ dân sử dụng để chỉ nguồn nước, và những đường zig-zag để chỉ các dòng suối.
Bên trái: Một hòn đá churinga ở Úc. Bên phải: hình khắc thô trên cột đá ở giữa khu D ở Göbekli Tepe với một hình tương tự. Trụ đá này thể hiện một vị thần, qua đó cho thấy biểu tượng này cũng rất linh thiêng trong các nền văn hoá đã tạo ra chúng (ở bên trái và bên phải). (Được phép của Bruce Fenton).
Một hiện vật khác được tìm thấy trong khu khai quật Kortik Tepe ở Thổ Nhĩ Kỳ, được cho là liên quan đến nền văn minh ở Göbekli Tepe. Bruce Fenton đã ghi nhận những điểm tương đồng với loại đá churinga của Úc.
“Nhiều hình ảnh động vật trên đá liên quan đến vật tổ của các thị tộc thổ dân“, Fenton viết trên email. Ông cũng nhận thấy sự tương đồng giữa hình ảnh một phái nữ duy nhất ở Göbekli Tepe với Yingarna, vị thần của thổ dân.
Một nền văn hoá cổ xưa đã nhờ sự giúp đỡ của các pháp sư thổ dân để cố gắng sinh tồn trước thảm họa ở Göbekli Tepe, Fenton giải thích.
Fenton giả thuyết rằng những hình khắc ở Göbekli Tepe thể hiện một nỗ lực đặc trưng của thổ dân theo đạo Chaman để ngăn chặn thảm hoạ sắp xảy ra. Ông cho biết “Mục đích của khu phức hợp này là để đảo ngược hiện trạng lũ lụt trong thời Dryas mói, làm trấn tĩnh con Rắn Cầu vồng (họ thờ vị thần chịu trách nhiệm về nước này).
Trong một bài viết về giả thuyết của mình trên tạp chíNew Dawn, Fenton viết: “Những hình ảnh ở Göbekli Tepe chủ yếu là động vật; đây có thể là một nỗ lực đáng kể của các pháp sư để gọi linh hồn của động vật, mà nhiều loài đã tuyệt chủng”.
Rõ ràng, dù cách nhau cả một đại dương rộng lớn, bằng cách nào đó, người Thổ Nhĩ Kỳ và người châu Úc đã có sự giao thoa văn hóa và tương trợ nhau. Trình độ công nghệ và hiểu biết của họ vượt trội và chắc chắn ẩn chứa nhiều điều thâm sâu hơn chúng ta vẫn nghĩ.
Nhật Minh / Theo DKN