Hàng chục thủy thủ mới đây mất tích bí ẩn trong một vùng biển Hoa Đông, Trung Quốc trong một vụ va chạm tàu. Địa điểm này được gọi là “Tam giác quỷ Bermuda mới” vì trong quá khứ hàng chục tàu có trọng tải lớn đã mất tích tại đây mà không để lại dấu vết gì.
Tối 6/1 vừa qua tại vùng biển Hoa Đông, Trung Quốc xảy ra một vụ tai nạn nghiêm trọng giữa tàu chở dầu Panama Sanchi (Iran) và tàu chở hàng CF Crystal (Hong Kong) khiến tàu Sanchi bốc cháy dữ dội và làm 32 thủy thủ mất tích. Hiện tại, số phận của các thủy thủ đoàn trên tàu chở dầu của Iran vẫn chưa được xác định cụ thể.
Các chuyên gia đặc biệt lo ngại vì con tàu vận chuyển dầu siêu nhẹ, có tính độc hại cao, dễ bay hơi hơn dầu thô thông thường. Nó cũng gần như không màu và không mùi, khó bị nhận ra và hậu quả về ô nhiễm môi trường biển sẽ rất tồi tệ.
Các nhà chức trách mới chỉ tìm thấy được 1 thi thể vào tối 8/1 nhưng chưa thể xác định được danh tính.
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Lục Khảng cho biết: “Môi trường và các điều kiện thời tiết không thuận lợi cho công tác tìm kiếm và cứu hộ. Nhưng chúng tôi cam kết rằng sẽ có hiểm họa về môi trường vì không tìm thấy bằng chứng về sự rò rỉ dầu trên quy mô lớn.”
Tuy nhiên, một điểm đáng lưu ý không phải là việc tàu chở dầu phát nổ không hay việc chưa tìm thấy thi thể các thủy thủ mà nơi này trong quá khứ từng xảy ra nhiều vụ tai nạn hoặc mất tích tàu thuyền.
Theo Die Welt cho biết năm 2016, địa điểm này từng xảy ra ít nhất 33 vụ mất tích tàu thuyền. Tính chung giai đoạn 2007-2016, số vụ mất tích lên tới gần 400. Die Welt chỉ ra, nguyên nhân chủ yếu của các vụ mất tích tàu thuyền ở châu Á chủ yếu là do quá tải, do thời tiết xấu hoặc tiêu chuẩn an toàn kém.
Tuy nhiên, với nhiều tàu bè bị mất tích trong nhiều năm như vậy thì việc giải thích ban đầu không hoàn toàn chính xác. Biển Hoa Đông là một khu vực bí ẩn, nơi có các núi lửa chìm dưới biển. Một số người gọi đó là “vùng xoáy đáng sợ với sức hút điện từ lớn hơn bất cứ nơi nào”. Có thể coi nơi này là “Tam giác quỷ Bermuda” thứ 2 thế giới.
Chuyên gia Simon Boxall thuộc Đại học Southampton nhận định: “Ngày nay với công nghệ hiện đại, các hệ thống ngăn ngừa va chạm, hệ thống radar hay các hệ thống định vị thì vụ va chạm giữa 2 tàu lớn như này đáng lẽ không xảy ra, nhất là khi ở khu vực không phải eo biển hẹp, không bị giới hạn định vị.”
Điều đó càng chứng tỏ còn rất nhiều bí ẩn tại khu vực này mà cho đến nay sau những gì xảy ra, các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích nổi.
Sơn Tùng / Theo DKN