Các nhà thiên văn học quốc tế đã giải mã được bí ẩn của những tín hiệu vô tuyến lạ trong không gian khiến giới khoa học đau đầu trong suốt nhiều năm qua.
Các tín hiệu vô tuyến bí ẩn FRB (Fast Radio Bursts) là những sóng ngắn nhưng xuất hiện rất nhanh, mạnh và biến mất chỉ trong chốc lát. Trong số đó tín hiệu FRB 121102 được coi là bí ẩn nhất khi nó chỉ xuất hiện khoảng vài mili giây rồi biến mất, nó được phát hiện nhờ kính viễn vọng Very Large Array thuộc sự quản lý Hiệp hội Khoa học Quốc gia Mỹ.
Mặc dù các tín hiệu FRB được phát hiện lần đầu tiên năm 2007 bởi kính thiên văn của Australia nhưng mãi đến năm 2015 nó mới được ghi nhận lần thứ 2. Từ đó đến nay nhờ các công nghệ tiên tiến, các nhà khoa học đã có thể thường xuyên xác định sự có mặt của FRB trong không gian. Đặc biệt chúng thường lặp đi lặp lại nhiều lần. Tuy nhiên nguyên nhân hình thành của chúng vẫn luôn làm đau đầu các nhà nghiên cứu. Dù vậy, một nhóm các nhà thiên văn học đến từ Đại học California đã giải mã được bí ẩn này.
Sau khi sử dụng các dữ liệu có được từ Đài quan sát Arecibo ở Puerto Rico và Kính thiên văn Green Bank ở Mỹ, các nhà thiên văn học đã nhận thấy, phát xạ của FRB 121102 không chỉ phân cự cao mà còn đang bị xoắn lại theo hiệu ứng quay Faraday. Hiện tượng vật lý này là do từ trường, mức độ xoắn lớn nhất của nó khi từ trường đi qua môi trường plasma dày đặc.
Để giải thích hiện tượng xoắn cực đại này, các nhà khoa học cho rằng các tín hiệu vô tuyến này bị ảnh hưởng do nằm gần các hố đen khổng lồ, ẩn dưới các tinh vân hoặc nằm giữa nhưng ngôi sao siêu tân tinh.
Trưởng nhóm nghiên cứu James Cordes nói thêm rằng: “Các vụ nổ lớn của các vật thể có bề mặt xù xì, gồ ghề trong vũ trụ có thể là nguyên nhân chính gây các tín hiệu vô tuyến FRB. Nhờ các sóng FRB mà chúng tôi đã khám phá ra vụ nổ từ một thiên hà lùn cách đây khoảng 3 tỷ năm ánh sáng và hơn 200 vụ nổ năng lượng cao khác.”
Sơn Tùng / Theo DKN