Trong phần trước, chúng tôi đã nói về khu vực nằm trong Tây Vực, phần này chủ yếu nói về khu vực năm nước ở Trung Á.
Con người đã xuất hiện ở khu vực này từ rất sớm, các di vật thời đại đồ đá mới và cũ cũng được tìm thấy khá nhiều. Vào thời đại đồ đá mới khoảng 7000 năm đến 4000 năm trước công nguyên, người dân Trung Á cổ đại đã tiến gần thời kỳ nhân loại dựa vào lao động để gia tăng sản vật tự nhiên, từ săn bắt quá mức chuyển sang hình thức chăn nuôi gia súc tại nhà, từ chặt phá quá nhiều chuyển sang hình thức nông nghiệp nguyên thủy. Khoảng 4000 năm đến 3000 năm trước công nguyên, ngoài việc sử dụng công cụ bằng đá ra, người dân Trung Á đã bắt đầu sử dụng đồng, vì vậy thời kỳ này được gọi là thời kỳ “kết hợp sử dụng đá và kim loại”. Vào 2000 năm trước công nguyên, các bộ lạc sống du mục trên thảo nguyên Trung Á phân tách ra, từ đó hình thành sự phân công xã hội quy mô lớn đầu tiên (chi tiết xem sách “Lịch sử đại cương về năm nước ở Trung Á”, trang 3, 4).
- Chân trời tìm Pháp: Gần trong gang tấc mà biển trời cách mặt (Thay lời tựa)
- Chân trời tìm Pháp (2): Cao nguyên Thanh Tạng
- Chân trời tìm Pháp (3): Biển Aral ở Tây Vực
- Chân trời tìm Pháp (4): Biển Aral ở Tây Vực (tiếp theo)
Theo một bài viết đăng trên mạng Tin tức Trung Quốc (Chinanews.com) ngày 17/8/2016 “Phát hiện kim tự tháp thời tiền sử tại Kazakhstan có niên đại sớm hơn kim tự tháp Ai Cập 1000 năm”. Trong bài này viết: “Công trình này là một lăng mộ thời tiền sử, nằm ở tỉnh Karagandy thuộc miền trung Kazakhstan”. “Nhìn tổng thể lăng mộ có hình kim tự tháp, phần mặt phẳng nghiêng có dấu vết các bậc thang rất rõ nét, lăng mộ được xây dựng vào khoảng thế kỷ 14 -12 trước công nguyên, thuộc vào thời đại đồ đồng”. Phần cuối bài viết nêu: “Báo Daily Mail của Anh nói, trước đây các nhà khảo cổ cũng đã phát hiện các di tích kim tự tháp ở Trung Quốc và Mexico, nhưng kim tự tháp lần này được phát hiện ở Kazakhstan có lẽ là kim tự tháp lâu đời nhất, niên đại của nó có thể sớm hơn kim tự tháp Ai Cập 1000 năm”. Nhìn trên bản đồ thì khu vực này cách bờ tây hồ Balkhash không xa, cách thủ đô mới Astana của Kazakhstan rất gần về phía tây bắc, thuộc khu vực đồi núi Kazakhstan. Đối ứng với lịch sử Trung Quốc chính là vào triều đại nhà Thương (khoảng thế kỷ 16-11 trước công nguyên). Bài báo không nói rõ từ góc độ khảo cổ mối quan hệ giữa nền văn minh ở khu vực này với nền văn minh Trung Hoa, nhưng qua phân tích ở phần trước, chúng ta có thể biết rằng khu vực này bao gồm cả Tân Cương (giống như nền văn minh cổ đại được phát hiện ở hồ Sayram, nơi giao giới giữa Kazakhstan và Trung Quốc, vì phần trước đã đề cập đến nên ở đây không nhắc lại nữa) đã tồn tại nền văn minh rất cổ xưa, về thời gian cũng cách đây không lâu, vào thời thượng cổ, những di tích được phát hiện ở tỉnh Karagandy của Kazakhstan có phải là di sản hay sự kế thừa nền văn minh cổ xưa đó không? Vấn đề này rất đáng nghiên cứu. Vì hiện nay không có bằng chứng nên bài viết chỉ đưa ra giả thuyết tạm thời. Dù chúng không có tính kế tục nhưng việc phát hiện ra các di tích này ít nhất đã cho thấy rằng vào triều đại nhà Thương ở Trung Quốc, khu vực này đã rất thích hợp cho con người sinh sống và phát triển.
Ngoài ra, tôi còn nhớ trong sách “Tây Vương Tam Thánh – Sơn Hải kinh” có một đoạn như sau: Trong một nhánh sông bắt nguồn từ núi Côn Luân có Bạch Ngọc và một loại tiên dược gọi là Cao Ngọc, Hiên Viên hoàng đế đã dùng loại Cao Ngọc này làm đồ uống để thết đãi khách, ngọc còn được dùng để trừ tà (chi tiết xem phụ lục 1). Ngoài ra, trong hệ thống sông ngòi ở di chỉ Hà Mỗ Độ, Dư Diêu, tỉnh Chiết Giang nằm trong lưu vực duyên hải Tây Nam (khoảng gần 7000-5000 năm trước) đã phát hiện các đồ trang trí bằng ngọc. Trong một ngôi mộ tại khu vực Ngưu Hà Lương (nằm ở giao giới giữa thành phố Lăng Nguyên và huyện Kiến Bình, tỉnh Liêu Ninh), thuộc di chỉ văn hóa Hồng Sơn (khoảng 6000-5000 năm trước) tại lưu vực Liêu Hà (thuộc giao giới giữa Nội Mông Cổ, Liêu Ninh và Hà Bắc), các nhà khảo cổ đã phát hiện 20 món đồ trang trí bằng ngọc với các hình dạng khác nhau. Trong các ngôi mộ khác cũng phát hiện các đồ dùng bằng ngọc. Theo khảo sát, ngọc tìm thấy ở đây có nguồn gốc từ các núi đá ở Liêu Ninh. Ở đây cũng phát hiện dấu tích của tôn giáo, tín ngưỡng. (Sự việc, số liệu lấy từ sách “Khảo cổ Trung Hoa”). Qua đó có thể thấy vào thời đại Hiên Viên hoàng đế, ngọc đã được người dân Trung Hoa biết đến, phạm vi của nó cũng vươn ra ngoài khu vực trung tâm của nền văn minh Trung Hoa.
Nói về đặc điểm của ngọc, Hứa Thận thời Đông Hán trong “Giải thích văn tự” đã nói đến năm phẩm đức của ngọc, điều này ai cũng quen thuộc, trong các phần trước chúng tôi cũng nhiều lần nhắc đến nên không nhắc lại ở đây. Trong sách “Quản tử” thời Tiên Tần từng nói ngọc có chín phẩm đức (xem phụ lục 2).
Vào thời kỳ thượng cổ, người ta coi tinh chất của ngọc là tiên dược, màu sắc và đặc điểm của ngọc được coi là đức của người quân tử. Từ xưa đến nay, phẩm đức của ngọc luôn được người đời ca tụng, có câu nói rằng “vàng thì có giá, ngọc thì vô giá”.
Theo các sách nói: “Ngọc Hòa Điền là một tài nguyên quý giá trong các loại ngọc ở đất nước Trung Hoa, ngọc được dùng làm nguyên liệu chế tác các đồ trang trí ở Trung Quốc đa phần là ngọc Hòa Điền”. “Từ thời nhà Thương, ngọc Hòa Điền đã bắt đầu tiến vào Trung Nguyên” (trích từ “Đánh giá và sưu tầm ngọc Hòa Điền”). Theo tiến trình phát triển của lịch sử, ngọc không chỉ có tác dụng trừ tà, thờ cúng tổ tiên, mà còn là biểu tượng của vương quyền và sự tôn quý, ngọc được dùng làm ngọc tỷ và trang trí quần áo (ví dụ đồ liệm – loại trang phục nổi tiếng vào thời kỳ Tây Hán). Có thể nói, loại “đá xinh đẹp” này đã có ảnh hưởng sâu sắc đến tiến trình văn hóa mấy nghìn năm của Trung Hoa, ngọc nhắc nhở con người phải luôn giữ gìn phẩm chất thanh cao của người quân tử. Ngọc đã đặt định ra lịch sử và văn hóa để người dân ngày nay có thể nhận thức Pháp.
Trong “Sơn Hải kinh” thường xuất hiện một từ là “kim (vàng)” , hơn nữa thường xuất hiện cùng với từ “ngọc”. Mặc dù thời thượng cổ không hạn cuộc khái niệm “kim” chỉ là vàng, mà có xu hướng nghiêng về khái niệm “kim loại” mà chúng ta sử dụng ngày nay.
Về kim và ngọc, trong cuộc sống hàng ngày thường gắn với những câu tục ngữ, thành ngữ như “kim ngọc mãn đường (vàng ngọc đầy nhà)”, “kim ngọc lương ngôn (lời vàng ngọc)”, “Kim ngọc kỳ ngoại, bại tự kỳ trung (bên ngoài tô vàng nạm ngọc, bên trong thối rữa)”… Điều thú vị là trên núi Côn Luân cũng có ngọc, còn núi Altai cách đó không xa là nơi nổi tiếng thế giới về các mỏ vàng. Có thể thấy những vị Thần tạo ra địa cầu cũng đã rất hao tâm tổn trí khi an bài tỉ mỉ những đặc trưng của vùng đất Trung Hoa.
Hơn nữa về nguồn gốc của “kim”, một bài viết trên mạng Chánh Kiến có tiêu đề “Vàng, bạc, bạch kim đến từ đâu? Các nhà khoa học cho rằng đó là quá trình ‘chết’ của hành tinh” đã cho chúng ta một vài gợi ý. Trong bài viết đề cập đến các nhà thiên văn học hiện đại đã quan sát thấy có các nguyên tố kim loại (vàng, bạc, bạch kim..) sản sinh ra khi hai hành tinh va chạm vào nhau, phần cuối bài viết có dẫn một đoạn lời giảng của ngài Lý Hồng Chí – nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp (ở đây chúng tôi chỉ trích dẫn một vài câu quan trọng trong đó):
Vàng đó chính là tàn dư của thân thể các sinh mệnh chính khổng lồ. Trong khi vũ trụ to lớn đang giải thể, thì tất cả đều sẽ nát vụn trong giây phút (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc [1999]).
Tôi muốn nói rằng, kim loại (bao gồm những nguyên tố kim loại quý như vàng, bạch kim…) sản sinh ra khi các hành tinh trong vũ trụ va chạm vào nhau, tại sao lại xuất hiện rất “ngẫu nhiên” trên địa cẩu? Lẽ nào Thiên Thượng hữu ý an bài việc này, có phải nó chỉ có giá trị và ý nghĩa về mặt tài sản và tiền tệ thôi sao?
Tôi nghĩ, tại sao trong nền văn hóa Trung Hoa lại lưu lại cách gọi “vàng ngọc”? Cá nhân tôi cho rằng để nhắc nhở người trần thế trong quá trình phát triển của lịch sử chú trọng về phẩm chất, không nên bị sự phồn vinh bề mặt mê hoặc mà đánh mất đi bản tính. Khi con người không còn thuần khiết và đạo đức bại hoại, thì hậu quả đối mặt thật đáng sợ. Về sau, khí hậu ở Tây Vực và Trung Á trở nên khắc nghiệt, rất nhiều quốc gia cổ đại đã biến mất khỏi dòng chảy lịch sử, khiến phần lớn cư dân cũng biến mất theo. Mặc dù điều này biểu hiện bề ngoài là do biến đổi khí hậu hoặc do nguyên nhân khác, nhưng thực ra là vì đạo đức bại hoại hoặc do người dân quốc gia đó có thái độ khinh nhờn Thần nên đã bị Trời trừng phạt. Nhìn từ một góc độ khác, những kim loại quý mà đại biểu là vàng và ngọc, tượng trưng cho tài sản, cũng là biểu tượng cho phẩm chất đạo đức, vậy thì chúng có quan hệ với nhau giống như lời ngài Lý Hồng Chí từng nói trong bài Giàu mà có đức – Tinh tấn yếu chỉ, đây có lẽ chính là một trong những nội hàm của “vàng ngọc” được lưu truyền suốt mấy ngàn năm nay.
Trên đây là một vài nhận thức của tôi về ảnh hưởng của vàng và ngọc ở vùng Tây Bắc và Trung Á đối với nền văn hóa Trung Hoa. Sau đây tôi sẽ nói vắn tắt về việc Hiên Viên hoàng đế đã triển hiện năng lực của Thần khi giáo hóa dân chúng làm nông nghiệp như thế nào.
Vùng đất này được coi là khu vực hoạt động của thời kỳ văn minh thượng cổ của người Trung Hoa. Tôi sẽ kể về một sự việc không được ghi chép lại trong lịch sử, chuyện Hiên Viên hoàng đế dạy người dân đào giếng.
Cảnh tượng mà tôi biết được như sau: Lúc đó xung quanh có 20 người, một cái giếng đã được đào xong, nhưng độ sâu vẫn chưa đủ để lấy nước, Hiên Viên hoàng đế đích thân đứng bên giàn giáo trên miệng giếng dùng tay ấn mạnh vào đai giếng để nước mau chảy ra, đằng sau là một ngôi nhà dựng bằng cỏ tranh.
Lúc đó trong đám đông có người hét to: “Ông đừng dùng lực quá, nếu không nước sẽ chảy ra mạnh quá”. Nhưng đã quá muộn, vì Hiên Viên hoàng đế là Thần dùng thân người để hành sự tại nhân gian, cho nên nhiều lúc còn mang nhân tố của Thần. Khi ông dùng lực ấn xuống, một dòng nước mạnh từ miệng giếng phụt lên. Đồng thời từ trong giếng vọt lên một con rồng và hai con thần thú khác, chúng đáp lên đỉnh ngôi nhà cỏ rồi lăn xuống đất. Xuống đến mặt đất, con rồng và hai con thần thú kia có vẻ như vừa tỉnh giấc, chúng giương mắt trừng trừng nhìn khắp xung quanh, dường như không hiểu chuyện gì xảy ra đã quấy rầy giấc mơ đẹp của chúng. “Cảnh tượng” đó dùng ngôn ngữ hiện đại mà nói thì rất “manh nha”. Mọi người xung quanh bắt đầu ngạc nhiên nhìn mấy con thần thú này (mọi người đều không có vẻ sợ hãi), sau đó họ vỗ tay hoan hô (thời thượng cổ con người rất thuần phác, khi vỗ tay thì không chỉ vỗ hai tay mà cả chân tay đều nhảy múa), họ cảm thấy Hiên Viên hoàng đế đúng là người Trời.
Chúng tôi đã nói rất nhiều sự việc về phương diện phát triển lịch sử văn hóa, sau đây chúng tôi sẽ kể câu chuyện về thành Toái Diệp có liên quan đến luân hồi:
Lần đầu tiên tôi nghe nói về địa danh này là lúc tôi khoảng 10 tuổi, khi đó trong thôn một đứa trẻ lớn hơn tôi một chút nói với tôi, nơi sinh của đại thi nhân Lý Bạch là thành Toái Diệp ở ngoài Trung Quốc. Lúc đó tôi nghĩ, nơi này hẳn là rất thần bí mới có thể sinh ra một thi nhân vĩ đại như vậy. Sau đó được biết rằng Toái Diệp thuộc lãnh thổ Kazakhstand ngày nay, hiện nay gọi là Tokmok, đây là thị trấn quan trọng trên con đường tơ lụa được khai mở vào thời nhà Đường (ghi chú: thời nhà Hán đã mở ra con đường tơ lụa, thời nhà Đường tiếp tục phát triển con đường này). Từ “con đường tơ lụa” theo chú giải trong Wikipedia: Ngày 22/6/2014, hội nghị ủy ban di sản văn hóa thế giới lần thứ 38 tổ chức tại Doha, con đường tơ lụa và kênh đào Grand từ Bắc Kinh đến Hàng Châu cùng được Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận là di sản thế giới.
Sau đó khi học về câu thành ngữ “địa linh nhân kiệt”, tôi lại nhớ đến Toái Diệp.
Lâm Nam sinh ở Toái Diệp vào cuối thời nhà Chu, năm anh ba tuổi thì gia đình xảy ra biến cố, cha mẹ bị người ngoại tộc sát hại, chúng muốn nhổ cỏ phải nhổ tận gốc nên lùng xục quanh nhà tìm anh. Nhờ Thần bảo hộ nên anh đã không bị phát hiện. Khi kẻ xấu đi rồi, anh được một nữ tu hành mang về nuôi.
Nữ tu hành này đưa anh lên núi Thiên Sơn, ở đó anh được nuôi nấng và còn được dạy phép thuật và võ công. Từ đó người bình thường không thể đối phó được với anh. Năm anh 16 tuổi, sư phụ bảo anh xuống núi vân du, nhưng chỉ trong phạm vi nhất định là phía tây đến Lý Hải, phía bắc đến núi Altai, phía nam đến Afghanistan, phía đông đến sa mạc Taklaman. Sư phụ cho anh thời gian 20 năm. Khu vực này không phải là lớn, lúc mới đầu đi vân du ở đây, anh cảm thấy khá thú vị, nhưng khi các con đường đều đã đi qua đi lại rồi anh cảm thấy có chút nhàm chán.
Đi đến quê nhà ở Toái Diệp, những ký ức thương tâm thời nhỏ cứ quanh quẩn mãi trong lòng anh, sau vài lần trở lại đây, cùng với sự đề cao tâm tính, anh không còn đau lòng khi nghĩ về những ký ức này nữa. Nhưng anh vẫn còn bị khảo nghiệm tiếp, một lần đến đây, khi đang ngồi chơi thì bên cạnh có hai người đến nói chuyện, trong lúc nói chuyện họ nhắc đến tình hình của những kẻ năm xưa đã giết cha mẹ của Lâm Nam. Lúc đó nghe thấy anh chợt động tâm, sau lại cảm thấy mọi việc đều có nhân quả, không nên nghĩ những chuyện này nữa. Lần sau quay trở lại nơi này, anh nghe người dân nói những kẻ giết cha mẹ anh đều gặp chuyện chẳng lành đã chết rồi. Anh nghe câu chuyện như không liên quan đến mình, trong tâm như mặt nước phẳng lặng không chút rung động.
Trong phạm vi vân du mà sư phụ đã đặt định cho anh không có nhiều người dân sinh sống, có lúc đi cả ngày không thấy một người. Một lần anh đến sông Ili ở phía đông Kazakhstan ngày nay, nhìn mặt hồ mênh mông anh thấy rất xúc động, bàng hoàng không biết tại sao, không biết nên đi tiếp về phương nào. Không lâu sau một ông lão tóc bạc phơ đến ngồi cạnh anh, hỏi anh tại sao lại đến đây. Anh kể câu chuyện của mình, cũng nói mình đang bàng hoàng, không biết đi về đâu. Ông lão cười nói: “Phạm vi đi vân du của anh có vẻ như không lớn, kỳ thực rất lớn”. Anh cảm thấy lời ông lão nói có nhiều hàm ý, nên thỉnh ông lão đưa đến nơi “rất lớn” đó để xem, nhưng rất minh bạch rằng không được vi phạm yêu cầu của sư phụ (tức là không vượt khỏi phạm vi mà sư phụ đã giới hạn)
Ông lão cười nói việc này đơn giản, ngày mai chúng ta sẽ sang phía tây hồ Balkash xem. Mấy ngày sau họ đến được phía tây hồ Balkash, chính là vùng đất hiện nay gọi là vùng núi Kazakhstan. Anh cũng không cảm thấy nơi đây có gì đặc biệt, bèn hỏi ông lão: “Nơi đây mấy năm trước tôi đã đi qua rồi, cũng không có gì thay đổi lắm”. Ông lão mỉm cười: “Lúc đó anh đến đây một mình, chưa gặp được ta, giờ anh hãy nhắm mắt lại”. Khi anh mở mắt ra thì phát hiện khung cảnh đã hoàn toàn thay đổi. Nhìn sang ông lão thì đã không biết đi đâu, anh đành phải tiếp tục đi vân du ở nơi này. Ở đây anh cũng gặp rất nhiều sự việc khiến anh cảm thấy bất công, rất nhiều người dùng mọi hình thức lôi kéo anh từ bỏ tu luyện, anh đều không đồng ý. Sau năm năm, ông già tóc bạc lại xuất hiện trở lại, ông hỏi: “Lần này anh cảm thấy nơi này có lớn không?”. Anh nói mình đã đi hết nơi này rồi. Ông lão nói: “Vậy thì tốt, chúng ta lại đến nơi khác”, rồi lại đưa anh đến một nơi rộng lớn hơn để đi vân du. Anh cũng gặp nhiều người và trải qua nhiều sự việc hơn. Trong quá trình này, tâm tính anh liên tục trưởng thành. Cuối cùng (tổng cộng) vào năm thứ 19 (cần nói rõ là các không gian khác nhau có cách thức tính thời gian khác nhau, ở đây chúng ta dựa theo phương thức tính thời gian trên trái đất để tính), ông lão lại xuất hiện và đưa anh trở về bên bờ hồ Balkash, ông nói với anh: “Anh nên trở về tìm sư phụ của anh đi”, anh tính ra thì vẫn còn một chút thời gian nữa mới đến ngày hẹn với sư phụ, liền tiếp tục đi vân du.
Khi đi lên một đỉnh núi trên dãy núi Thiên Sơn (không phải là đỉnh núi chính), anh nhìn thấy hoa Tuyết Liên, anh nghĩ, tại sao sinh mệnh này lại có thể kiên cường sống được trong môi trường khắc nghiệt như vậy? Ý nghĩa của sinh mệnh rốt cuộc là gì? Cơ duyên nào khiến ta có thể gặp được sư phụ và ông lão tóc bạc kia? Những câu hỏi như vậy cứ quanh quẩn trong đầu anh. Mặc dù đi vân du tu luyện nhiều năm khiến anh có những lĩnh ngộ rất sâu sắc về ý nghĩa của sinh mệnh, nhưng lúc này anh cảm thấy những lĩnh ngộ này vẫn khá nông cạn.
Đang nghĩ như vậy thì từ trên trời một vị Thiên Thần từ từ hạ xuống, đứng giữa không trung, mỉm cười nói với anh: “Chẳng phải ngươi muốn ngộ được ý nghĩa chân thực của sinh mệnh sao? Lần này chỉ coi như sự trải đường, phải đợi mấy nghìn năm nữa, khi Chuyển Luân Thánh Vương xuống trần truyền Pháp, ngươi hãy nhớ đi tìm Ngài”. Nói xong Thiên Thần biến mất. Anh kinh ngạc mở to mắt không biết nói gì.
Một năm nữa lại nhanh chóng trôi qua, thời gian hẹn 20 năm đã đến. Khi anh quay trở về gặp sư phụ, anh kể cho sư phụ nghe mọi việc mình đã trải qua, nhất là việc gặp ông lão tóc bạc và vị Thiên Thần. Anh rất không hiểu tại sao ông lão tóc bạc đã hai lần đưa anh đến những nơi rất rộng lớn, cảm thấy không biết có phải đã vượt quá phạm vi mà sư phụ đã định không, và tại sao nơi đó lại khác xa so với phạm vi hiện thực này? Sư phụ của anh cười, đưa anh đến bên một dòng sông nhỏ và nói: “Con hãy nhìn con sông này, hãy nhắm mắt lại rồi mở mắt ra”. Anh làm theo và phát hiện tất cả đều biến đổi. Sư phụ lại bảo anh nhắm mắt lại rồi mở mắt, lại quay trở lại khung cảnh như cũ. Sư phụ giải thích: “Vừa rồi ta đưa con đến một cảnh giới đối ứng với dòng sông này, ông lão kia cũng chỉ là đưa con đến cảnh giới đối ứng (trong phạm vi mà ta đã hạn định cho con) mà thôi. (Điều này dùng khoa học hiện đại của chúng ta cũng có thể giải thích: ví dụ một chiếc máy bay đột nhiên biến mất trên màn hình rada, sau 10-20 phút lại xuất hiện trở lại, người trên máy bay không hề cảm thấy có gì lạ thường, nhưng đồng hồ trên máy bay lại bị chậm 10-20 phút so với đồng hồ của nhân viên dưới mặt đất. Ở quần đảo Bermuda đã phát hiện tàu, máy bay bị mất tích, sau bao nhiêu năm lại xuất hiện trở lại, điều này chứng tỏ có những không gian khác nhau giao thoa với nhau, một số người có khả năng đặc biệt có thể đi vào không gian đối ứng với không gian này).
Sau đó anh lại hỏi lời vị Thiên Thần nói về “sau mấy nghìn năm nữa Chuyển Luân Thánh Vương bắt đầu truyền Pháp” nghĩa là gì. Sư phụ của anh nói: “Vì tầng thứ của ta có hạn, ta chỉ biết Thiên Thần muốn nói rằng tương lai sẽ có vị Thần Sáng Thế đích thân xuống trần dạy cho con người phương pháp chân chính trở về trời. Đến lúc đó sinh mệnh mới có hi vọng thực sự trở về. Những phương pháp tu luyện được lưu truyền trước đều là đặt bước đệm để đến lúc đó có thể lý giải được Đại Pháp mà Thần Sáng Thế sẽ khai sáng”.
Nghe xong, anh lập tức cảm thấy đến lúc đó mình nhất định phải nỗ lực tu hành để thực sự trở về nhà.
Trong những lần luân hồi chuyển thế về sau, anh đã từng chuyển sinh thành nhất nhiều nhân vật như Lạt Ma Tây Tạng, ni cô ở Nepal, tất nhiên còn có đại địa chủ ở Thanh Hải và vương tử ở Ấn Độ… Vào đời này anh đã đắc Pháp ở Ấn Độ.
Đây chính là:
Vân du trung á khổ tu hành
Ngẫu ngộ thần nhân nhập biệt cảnh
Thiên Sơn phong đính văn thần dụ
Triển chuyển thiên tái pháp trung hành
Diễn nghĩa:
Vân du vùng Trung Á vất vả tu hành
Vô tình gặp Tiên Nhân đưa vào cảnh giới khác
Trên đỉnh Thiên Sơn nghe lời Thần căn dặn
Luân hồi nghìn năm tu hành trong Đại Pháp
…………………….
Phụ lục:
1) Xuất xứ của câu chuyện về ngọc và chuyện Hiên Viên hoàng đế uống cao ngọc: Sông Đán Thủy bắt nguồn từ núi Mật Sơn (trong “Thải Đồ toàn giải – Sơn Hải kinh” nói ngọn núi này là núi Mật Nhĩ Đại ở huyện Diệp Thành, Tân Cương, nhưng nhìn trên bản đồ thấy ngọn núi này thuộc về mạch núi Côn Luân) chảy vào Tắc Trạch (ở phần trên bài viết này nói Đán Thủy là sông Ngọc Hà ngày nay, Tắc Trạch nằm ở tây bắc sông Diệp Nhĩ Khương (Yarkand), phía đông nam Yengisar, thời xưa là đầm lầy, ngày nay đã khô hạn trở thành sa mạc). Dưới sông có rất nhiều Bạch ngọc và cao ngọc (cao ngọc nghe nói là một loại tiên dược). Hiên Viên hoàng đế đã lấy loại cao ngọc này làm đồ uống và dùng nó để thết đãi khách. Tiếp đó bài viết này có ghi chép việc hoàng đế trồng ngọc, còn nói ngọc “có năm tác dụng, kết hợp cương và nhu, trời đất quỷ thần, dùng để ăn và thiết khách, quân tử mang theo mình (ngọc bội), dùng để ngăn chặn tai ương”.
2) Trong sách “Quản tử” có ghi chép về chín phẩm đức của ngọc: “Dịu dàng mà rực rỡ là sự nhân từ của ngọc, trong suốt mà lại có hoa văn là trí huệ của ngọc, cứng rắn không khuất phục là nghĩa của ngọc, góc cạnh sắc sảo nhưng không làm hại người là năng lực của ngọc, tươi sáng mà không dơ bẩn là sự tinh khiết của ngọc, có thể gãy chứ không cong là dũng khí của ngọc, khuyết điểm và ưu điểm đều biểu hiện ra là tinh hoa của ngọc, sáng bóng lộng lẫy đan xen nhau nhưng không xâm phạm nhau, là sự bao dung của ngọc, gõ vào nghe âm thanh trong trẻo vang xa, thuần tịnh mà không rối loạn là sự từ bi của ngọc”.
chanhkien.org / zhengjian.org