Đây là hai câu chuyện vào thời nhà Đường (618-906)
Hoàng hậu Văn Đức hiền đức
Đường Thái Tông sau khi bãi triều đã tức giận nói rằng: “Lần này trẫm nhất định phải giết ông ta!” Hoàng hậu Văn Đức đã hỏi nhà vua:“ Có kẻ nào mạo phạm đến bệ hạ sao?” Đường Thái Tông nói: “Còn ai ngoài Ngụy Chinh, ông ta vẫn thường hạ nhục ta trước triều đình, khiến ta mất mặt. Thể diện của một hoàng đế ở đâu chứ?”
Nghe điều này, hoàng hậu đã rời đi và khi quay trở lại đã đổi sang bộ quần áo triều phục. Hoàng đế rất bối rối bởi hành động này mà hỏi: “Hoàng hậu vì lẽ gì mà lại ăn mặc như vậy?” Hoàng hậu Văn Đức đáp: “Thần thiếp nghe nói nếu Hoàng đế thánh minh thì quần thần mới trung thành. Bệ hạ phải là bậc thánh minh, thì bề tôi mới dám nói lời ngay thẳng, thần thiếp cảm thấy vô cùng vinh hạnh khi được quản lý hậu cung của bệ hạ, và đó là lý do tại sao thiếp vận trang phục này.”
Thừa tướng Lâu Sư Đức độ lượng
Địch Nhân Kiệt và Lâu Sư Đức đều là thừa tướng của hoàng đế Võ Tắc Thiên. Tuy nhiên, Địch Nhân Kiệt thường bài xích Lâu Sư Đức.
Một ngày, Võ Tắc Thiên hỏi Địch Nhân Kiệt xem ông có biết tại sao mình lại được phong chức quan cao như vậy hay không.
Địch Nhân Kiệt nói: “Vì thần có khả năng đặc biệt và không cần nhờ cậy người khác. Thần có tài, có phẩm hạnh và cẩn trọng.”
“Thật ra, trước đây ta không hề biết nhiều về khanh,” Võ Tắc Thiên trả lời. “Chính là thừa tướng Lâu Sư Đức đã đề bạt khanh với ta. Ông ấy đã nói với ta nhiều điều tốt về ngươi, và đó là lý do tại sao ngươi ở đây.”
Võ Tắc Thiên đã cho Địch Nhân Kiệt xem nhiều bức thư do Lâu Sư Đức viết để tiến cử ông. Địch Nhân Kiệt cảm thấy sợ hãi nhận tội nhưng Võ Tắc Thiên đã không trách phạt.
Kể từ đó, Địch Nhân Kiệt rất khiêm nhường và thừa nhận những giới hạn của bản thân.
“Ta không bao giờ nghĩ rằng Lâu Sư Đức lại độ lượng với ta như vậy. Ông ấy dường như không bao giờ tự hào về điều đó,” Địch Nhân Kiệt nói.
vn.minghui.org