Tôi từng nghe kể về một vị khách đến tiệm ăn, ông sẵn tiện mời con gái nhỏ của bà chủ quán một miếng. Cháu bé từ chối: “Mẹ không cho cháu ăn đồ trong nhà hàng mình nấu ạ, vì nó không sạch sẽ.”
Xem Phần 3. Những doanh nhân giao dịch ngay thẳng và công bằng
Câu chuyện chỉ ra một hiện tượng đáng buồn đang diễn ra ở Trung Quốc: Chủ nhà hàng không ăn đồ cửa hàng mình nấu vì biết rõ bên trong có gì; chủ thầu không dám ở nhà họ xây. Người bán sữa không dám uống đồ mình kinh doanh; đơn vị sản xuất vắc-xin không đời nào tiêm phòng loại thuốc mà chính họ sản xuất.
Khi con người chỉ chăm chăm lừa gạt nhau để tồn tại thì tất cả đều trở thành nạn nhân. Nhu cầu sống cơ bản như ăn mặc ngủ đều trở thành căn nguyên ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và hạnh phúc con người. Giá trị truyền thống “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín” hay “Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân” đều đảo ngược cả.
Văn hóa tham ô, hối lộ đang dần xóa mòn giá trị đạo đức con người: cha mẹ không tặng quà cho giáo viên thì con em bị “đì”; bệnh nhân không đưa tiền cho bác sĩ thì chẳng được quan tâm chu đáo; bạn đi đâu cũng có thể bị lừa.
Khi đạo đức xã hội đang trượt dốc, nhiều người bất đắc dĩ cũng đành xuôi dòng nước chảy. Thế nhưng, vẫn có những cá nhân tự nguyện làm người tốt, không từ gian khổ, bất cầu hồi báo. Đó là các học viên Pháp Luân Công, hành vi của họ là nguồn suối tươi mát giữa thời buổi đen tối hỗn loạn và đạo đức suy đồi.
Pháp Luân Đại Pháp, còn được gọi là Pháp Luân Công, môn tu luyện cổ xưa, lấy Chân-Thiện-Nhẫn làm chỉ đạo căn bản. Các học viên Đại Pháp đến từ khắp nơi, đủ mọi tầng lớp xã hội. Họ hành xử theo Pháp lý và tự ước thúc bản thân theo tiêu chuẩn đạo đức cao.
Đây là phần thứ ba trong loạt kí sự gồm bốn bài chọn lọc về các học viên Pháp Luân Công và lối sống Chân-Thiện-Nhẫn của họ.
Nội dung:
Phần 1. Những y bác sĩ chỉ muốn điều tốt nhất cho bệnh nhân
Phần 2. Những giáo viên từ chối nhận quà
Phần 3. Những doanh nhân giao dịch ngay thẳng và công bằng
Phần 4. Những con người luôn trả lại của rơi.
Phần 4. Những con người luôn trả lại của rơi
Ở Trung Quốc ngày nay, nếu bạn chẳng may làm mất điện thoại đắt tiền, tầm khoảng 1.000 nhân dân tệ thì đừng phí thời gian mong chờ ai đó trả lại, vô ích thôi! Thế nhưng, các học viên Pháp Luân Công lại khác, dẫu nhặt được đồ có giá trị bao nhiêu chăng nữa cũng vật hoàn cố chủ; họ thậm chí còn trả lại khi người bán hàng thối dư. Đó là những người không màng vật chất, sống vô tư vị tha, nghiêm khắc yêu cầu bản thân theo Pháp lý Chân-Thiện-Nhẫn.
Ngồi đợi chủ nhân chiếc túi
Vợ chồng bà Thục Hiền đều là học viên Pháp Luân Công. Họ có một cửa hàng nhỏ trong trấn ở tỉnh Liêu Ninh. Bữa nọ, một phụ nữ trung niên đến mua hàng rồi rời đi mà để quên túi xách. Vì không biết ai là chủ nhân nên họ cất túi và người làm mất đến nhận lại.
Đến tối, một phụ nữ hớt hải bước vào cửa hàng hỏi: “Tôi làm mất cái túi. Không biết có để quên ở đây không?” Vợ chồng Thục Hiền bảo bà mô tả lại chiếc túi và bên trong có gì. Người phụ nữ bảo rằng, trong túi có 700 nhân dân tệ, giấy phép kinh doanh và chứng minh nhân dân. Sau khi xác minh đúng thì họ vui vẻ trả lại túi xách cho bà.
Vị khách nọ liên tục cảm ơn. Vợ chồng Thu Hiền nói rằng, họ là đệ tử Đại Pháp và bảo vị khách hãy cảm ơn Sư phụ, vì Ngài đã dạy họ làm như thế.
Vợ chồng bà Hiền cũng hai lần nhặt được nhẫn vàng đánh rơi trong tiệm và đều trả lại cho người làm mất. Nếu vật nhỏ quá thì họ sẽ để ở nơi chủ nhân dễ nhìn thấy mà báo lại; một số khách hàng tỏ ra vô cùng ngạc nhiên khi tìm lại được tài sản.
Thi ân bất cầu báo
Thanh Vân là đệ tử Đại Pháp ở tỉnh Hồ Bắc. Cô đến ngân hàng để chuyển 10 ngàn nhân dân tệ tiền lương sang hình thức chứng chỉ tiền gửi, một loại giấy tờ gần giống sổ tiết kiệm. Sau khi về nhà, cô phát hiện 10.000 nhân dân tệ vẫn còn trong tài khoản tiền lương, mà ngân hàng đã phát hành cho cô một chứng chỉ tiền gửi trị giá tương ứng.
Cô nhanh chóng quay lại ngân hàng để gặp nữ thu ngân mở chứng chỉ tiền gửi cho mình để trao đổi, thì biết là do cô ấy sơ ý nên quên. Thanh Vân đã gặp riêng vì không muốn cô ấy gặp rắc rối, cô gái còn trẻ nên có thể thiếu kinh nghiệm. Sau khi điều chỉnh lại, nữ thu ngân ngỏ ý tặng Thanh Vân một món quà đắt tiền để tạ ơn vì đây là một lỗi gây thiệt hại nghiêm trọng.
Thanh Vân từ chối nhận quà; thay vào đó, cô chia sẻ về Pháp Luân Công và Sư phụ Đại Pháp, rằng Ngài đã dạy các đệ tử phải làm người tốt. Cô thu ngân xúc động bày tỏ cảm kích đối với Sư phụ Lý.
Một lần khác, Thanh Vân nhặt được cuốn sổ tiết kiệm ngân hàng trị giá 2.890 nhân dân tệ. Cô lần theo tên và địa chỉ để trả lại cho người mất. Khổ chủ vô cùng xúc động và muốn chia sẻ câu chuyện về tấm lòng trung thực của cô lên truyền hình; nhưng cô từ chối và giảng chân tướng Đại Pháp cho ông ấy. Người chủ cuốn sổ vô cùng kính phục: “Đệ tử Đại Pháp quả thật lương thiện.”
Trả lại túi tiền cho người đánh rơi
Ngày nọ, một học viên già nhìn thấy trong thùng rác ở khu gần nhà có một chiếc túi. Trông bề ngoài chiếc túi vẫn còn khá tốt, nên bà nhặt lấy đem về nhà rửa sạch và phát hiện bên trong có một xấp tờ 100 nhân dân tệ mới. Sau khi xác định là tiền thật, bà bắt đầu truyền đi tin tức về túi tiền nhặt được gần nhà.
Vài ngày sau, có ba người đến và hỏi về chiếc túi. Họ miêu tả bề ngoài, và nói rõ bên trong có bao nhiêu tiền. Bà xác nhận đang cất chiếc túi và mời cả ba vào nhà.
Bà giảng chân tướng cuộc bức hại cho họ và tất cả đều đồng ý thoái Đảng. Vì số tiền nay dùng để chữa bệnh cho con, nên tất cả đều tỏ ra biết ơn bà. Họ muốn gửi tiền cảm ơn nhưng bà khéo léo từ chối. Bà bảo rằng, Sư phụ Đại Pháp luôn dạy các đệ tử phải nghĩ đến người khác trước hết và thi ân bất cầu báo.
“Không biết có phải là tống tiền chúng tôi không. Thật lòng xin lỗi”
Tú Trinh là một đệ tử Đại Pháp ở tỉnh Hà Bắc. Hè năm ngoái, trên đường đi bà nhìn thấy một chiếc cặp học sinh vứt trong thùng rác; đồ còn mới mà ném như thế thì thật đáng tiếc nên đã nhặt lên. Bà kiểm tra thì thấy trong cặp có một chiếc ví nữ chứa 3 thẻ ATM, chứng minh thư, một sổ điện thoại nhỏ, một cây viết và không có tiền mặt. Bà nghĩ chủ nhân chắc hẳn đang rất lo lắng.
Bà Trinh lúc đó không mang theo điện thoại, nên vội đến chỗ làm của chồng gần đó mượn tạm. Bà gọi cho vài số trong cuốn sổ điện thoại, và cuối cùng cũng liên lạc được với chủ nhân chiếc cặp.
Tuy nhiên người này bảo rằng chiếc cặp đó bị đánh cắp, cô đã trình báo cảnh sát rồi và không cần đến nó nữa, sau đó cúp máy. Bà Trinh lúc đó nghĩ thầm, người này thật lạ, đúng là chỉ có những đệ tử Đại Pháp mới suy nghĩ cho người khác; nếu thế thì thôi vậy. Bà Trinh vừa chuẩn bị rời đi thì điện thoại vang lên, người chủ chiếc cặp bảo: “Mang túi đến cho tôi đi, chỉ cách tầm ba dặm thôi.” Bà nghe xong thì vừa bực mình vừa buồn cười: “Cô bảo những thứ kia không dùng nữa kia mà. Với lại, tôi già cả lại không biết đường đi. Thôi, tôi còn có việc phải làm.”
Một chốc sau, cô gái lại gọi đến bảo sẽ tới lấy và nhờ bà chỉ đường. Bà kiên nhẫn hướng dẫn kỹ đường đi. Khi cô gái đến thì chồng bà Trinh đang chờ sẵn; sau khi xác định rõ cô ấy đúng là chủ chiếc cặp thì ông bảo vợ đem đồ ra trao trả.
Cô gái bật khóc khi tìm lại chiếc túi và kể: “Chiếc túi bị trộm trên xe buýt. Lúc đầu, cháu không biết có phải là bác đang tống tiền không; nên khi đến cháu đã chuẩn bị rất kỹ, còn dẫn theo hai người nữa phòng trường hợp bất trắc. Cháu thật lòng xin lỗi!”
Bà Trinh vỗ vai cô bảo: “Đừng khóc. Chúng tôi là người tu luyện. Tôi nhặt được đồ của cô, đây ắt là duyên phận. Sư phụ dạy chúng tôi làm người tốt, phải nghĩ đến người khác. Tìm được cô dù có tốn công sức tôi cũng phải làm. Chỉ mong cô hiểu rõ Pháp Luân Đại Pháp không như những gì tà Đảng tuyên truyền.” Cô gái lấy 100 nhân dân tệ biếu bà Trinh để tỏ lòng cảm tạ, nhưng bà không nhận, chỉ bảo nếu muốn cảm ơn thì hãy cảm ơn Sư phụ mình. Cô gái xúc động rối rít “Tạ ơn Sư phụ. Tạ ơn Sư phụ.”
Buôn may bán đắt
Bà Thanh Liên sống ở thành phố Uy Hải, tỉnh Sơn Đông. Bà mở một cửa hàng tạp hóa được hơn mười năm. Năm đó, vào ngày thứ hai khai trương cửa hàng, người hàng xóm ghé qua bảo: “Bà mở cửa hàng sao không nhờ thầy đến coi một cái. Gần chỗ này, có vài siêu thị và nhà hàng mới mở ra vài ngày đã đóng cửa rồi đó, không thuận lợi để khai trương buôn bán đâu. Bà Thanh bảo: “Tôi là người tu Đại Pháp, đã có Sư phụ quản, không cần phải xem.”
Quả thật sau mười năm, công việc làm ăn của cửa hàng vô cùng phát triển. Bà buôn ngay bán thẳng, hàng hóa chất lượng, giá cả hợp lý, cửa hàng bày trí gọn gàng sạch sẽ. Bà cũng trang trí cửa hàng bằng hoa sen giấy, lịch Đại Pháp, treo câu đối giảng chân tướng trên tường giúp khách đến mua dễ dàng thấy.
Khách đánh rơi đồ hay tiền ở cửa hàng thường xuyên diễn ra và đều được bà Liên cất giữ cẩn thận để trả lại. Có lần bà tìm thấy chiếc túi bên trong có mấy nghìn tệ, nhưng hơn nửa ngày vẫn không ai đến nhận. Bà Liên sốt ruột, nên tìm trong túi thì thấy một tấm danh thiếp, bà gọi đến số điện thoại ghi trên đó để hỏi thăm. Hóa ra chủ nhân chiếc túi không phát hiện bị mất đồ, mãi đến khi bà Liên nhắc thì mới nhận ra. Khi cô đến nhận chiếc túi thì ôm chầm bà Liên cảm ơn và đề nghị tặng bà 200 nhân dân tệ. Nhưng bà Liên từ chối: “Tại sao phải đền ơn tôi. Tiền của cô thì phải trả lại cho cô. Tôi là người tu luyện Đại Pháp. Sư phụ dạy chúng tôi lúc nào cũng phải nghĩ cho người khác.”
Không lu mờ trước tiền tài vật chất
Phùng Lộ sinh ra trong gia đình nghèo khó ở thành phố Cát Lâm. Thuở nhỏ, mẹ không có việc làm, toàn bộ sáu miệng ăn đều phụ thuộc vào người cha đạp xích lô. Cuộc sống tuổi thơ khó khăn nên bà lúc nào cũng dè xẻn từng đồng, không dám chi tiêu.
Bà Phùng tu luyện Đại Pháp từ năm 1998. Bà nhận thầu lại một quầy bách hóa trong chợ. Mỗi khi lấy đồ từ đại lý về bán, bà đều trả tiền đủ và đem hàng về xếp lên kệ.
Một lần, bà đặt 10 chai dầu gội nhưng trên hóa đơn tính tiền chỉ ghi một chai. Hôm sau bà quay lại trả thêm hơn 100 nhân dân tệ cho chủ đại lý. Ông cảm động trước tấm lòng ngay thẳng của bà, vì bản thân ông cũng không biết nếu bà không nói. Tình huống này vẫn thường xảy ra và lúc nào bà cũng hành động như vậy.
Bà Phùng luôn trả đủ tiền hàng và buôn bán rất uy tín. Khi cửa hàng đóng cửa, đại lý đồng ý nhận lại hết hàng tồn.
Một bữa khác, bà Phùng nhặt được chiếc vòng kim cương bị rớt trong cửa hàng, và lát sau có một người đến hỏi thăm. Vị khách mô tả đúng như chiếc vòng mới tìm thấy nên bà Phùng trả lại cho. Người phụ nữ bày tỏ biết ơn sâu sắc.
Phùng Lộ nhờ tu luyện Đại Pháp, một lòng làm người tốt, không bị tiền tài lợi ích mê hoặc, lấy giúp người làm niềm vui. Thật là tấm gương tốt!
Cậu thanh niên tốt bụng
Lý Quân Dân là một kỹ sư ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Từ nhỏ đã tiếp thu nền giáo dục vô thần; khi lớn lên, nhìn thấy một vài nhà khoa học nghiên cứu khí công, anh Lý cũng bắt đầu tìm hiểu và thử tập qua nhiều môn. Cuối cùng, anh chọn bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.
Không lâu sau khi tập luyện, nhiều bệnh tật như suy nhược thần kinh, viêm dạ dày mãn tính, viêm mũi đều khỏi hẳn. Tính cách càng trở nên lạc quan, rộng rãi; đối với người càng thiện lương, bao dung và chân thành. Thành tính học tập của anh Lý vô cùng xuất sắc, nên được tuyển thẳng vào chương trình đào tạo tiến sĩ mà không cần thi.
Pháp Luân Công dạy thế nhân hướng thiện, trước tiên phải nghĩ đến người. Là học viên Đại Pháp, khi thấy cả lớp phải dùng chung một máy tính có ổ cứng nhỏ, không đủ đáp ứng nhu cầu học tập; anh Lý đã lấy tiền học bổng hơn 1.000 nhân dân tệ để mua ổ cứng có dung lượng lớn hơn cho các bạn đủ xài. Khi phòng thí nghiệm bẩn, anh Lý tự giác ở lại mỗi lần vài tiếng để dọn vệ sinh.
Có một lần, trên bảng tin của trường đăng một lá thư cảm ơn Lý Quân Dân. Kể rằng, anh đã trả lại chiếc ví bị đánh rơi có nhiều tiền và thẻ ngân hàng cho chủ nhân mà không cần hồi báo. Nhân phẩm và học thức của anh không ai có thể phủ nhận. Quả thật, không nhận của rơi, bất cầu hồi báo đối với người tu luyện Chính Pháp chỉ là điều hết đỗi bình thường.
Tìm lại điện thoại đắt tiền
Một phụ nữ đã minh bạch chân tướng sống ở tỉnh Sơn Tây kể về cậu chuyện tìm lại được điện thoại đánh rơi.
Hôm đó trời mưa lất phất, cô đợi đến trưa trời tạnh thì ra ngoài mua đồ. Khi lấy điện thoại để thanh toán thì phát hiện không thấy đâu nữa. Cô đã dành dụm mãi, tích góp từng chút một mới đủ hơn 2.000 nhân dân tệ để mua chiếc điện thoại này. Gia đình đã lục tung khắp nơi trong nhà tìm phụ nhưng đều không thấy.
Cô buồn bã, ngồi một góc thất thần và sắp khóc thì bố nhận được điện thoại từ chính số máy của cô. Người phụ nữ đầu dây bên kia bảo rằng đã nhặt được điện thoại và đang đợi cô đến nhận.
Cô đến ngay và gặp hai phụ nữ trung niên. Nhận lại được điện thoại, cô cảm ơn họ rối rít và cố gắng nhìn kỹ mặt hai vị ân nhân, nhưng trời đã tối nên không thể thấy rõ. Họ bảo cô rằng cả hai đều là học viên Pháp Luân Đại Pháp, Sư phụ đã dạy các đệ tử làm vậy và khuyên cô nhớ kỹ: “Pháp Luân Đại Pháp hảo. Chân-Thiện-Nhẫn hảo.” Cô mời hai đệ tử Đại Pháp ăn tối rồi đưa 50 nhân dân tệ để tỏ lòng biết ơn, nhưng họ đều lịch sự từ chối hết thảy.
(Hết)
vn.minghui.org