Tóm tắt bài viết
- Bắt đầu từ năm 1999, ngành cấy ghép tạng Trung Quốc tăng trưởng bùng nổ mà không có sự nghi ngờ nào, mãi cho đến khi có những cáo buộc đầu tiên về mổ cướp nội tạng trong năm 2006, thu hút sự chú ý và điều tra quốc tế đối với Trung Quốc.
- Theo bác sỹ Trey, giám đốc điều hành DAFOH, sự phát triển của ngành công nghiệp ghép tạng Trung Quốc đi liền với chính sách diệt chủng, trong đó một số lượng lớn các học viên Pháp Luân Công bị đưa vào các trại giam bí mật, bị thử máu và bị mổ cướp nội tạng.
- Đầu năm 2015, Trung Quốc thông báo cải cách ý tế, chấm dứt thực hành thu hoạch nội tạng từ các tù nhân bị hành quyết. Tuy nhiên, theo bác sỹ Trey, nạn mổ cướp nội tạng là không thể chấm dứt ở Trung Quốc, do những trở ngại mang tính hệ thống, với những ‘lỗ hổng’ trong luật pháp Trung Quốc.
- Báo cáo điều tra “Thu hoạch Đẫm máu/Đại thảm sát – Báo cáo cập nhật” cho thấy sự thiếu tin cậy trong những số liệu công bố chính thức của Trung Quốc, rằng Bắc Kinh đã thao túng và làm giả số liệu. Đã đến lúc cộng đồng quốc tế cần bác bỏ tấm màn lừa đảo của cái gọi là “cải cách y tế” ở Trung Quốc.
Tạp chí ‘Bitter Winter’ gần đây cho đăng một bài viết của bác sỹ Torsten Trey, sáng lập viên và giám đốc điều hành của Hiệp hội Các bác sỹ chống mổ cướp nội tạng (DAFOH), trong đó nhận định về những cố gắng tuyệt vọng của Bắc Kinh, nhằm che giấu ‘tội diệt chủng lạnh’ trong ngành cấy ghép tạng.
Trung Quốc tuyên bố vào năm 2015 rằng họ sẽ chấm dứt chính sách thu hoạch nội tạng kéo dài một thập kỷ từ các tử tù cho ngành công nghiệp cấy ghép bùng nổ của mình. Tuy nhiên, các con số chỉ ra rằng các tù nhân lương tâm vẫn là nạn nhân của hành động dã man này.
Bác sỹ Trey cho rằng y học cấy ghép tạng là một dao 2 lưỡi đối với Trung Quốc. Trong khi háo hức phát huy vai trò lãnh đạo trong lĩnh vực này, Bắc Kinh không thể hành động như vậy mà không xem xét kỹ lưỡng những gì đằng sau phép lạ cấy ghép nội tạng của mình.
Bắt đầu từ năm 1999, ngành cấy ghép tạng ở Trung Quốc đã trải qua một sự tăng trưởng bùng nổ. Sự phát triển không tự nhiên này đã không gây ra bất kỳ sự nghi ngờ nào, cho đến khi có những cáo buộc về mổ cướp nội tạng, lần đầu tiên được công bố vào năm 2006, thu hút sự chú ý và điều tra quốc tế đối với Trung Quốc.
Trong những thập kỷ tiếp theo, cấy ghép tạng ở Trung Quốc đã trở thành một ngành công nghiệp khổng lồ, cung cấp nội tạng sống phù hợp từ những người hiến tặng khỏe mạnh, theo nhu cầu. Ngành cấy ghép tạng có được một nguồn cung cấp nội tạng phong phú như vậy, trong đó không chỉ các bệnh nhân Trung Quốc được nhận ghép tạng, mà còn có hàng chục ngàn khách du lịch nội tạng từ khắp nơi trên thế giới, đến Trung Quốc để cấy ghép.
Vào đầu năm 2015, Trung Quốc thông báo cải cách, tuyên bố họ sẽ chấm dứt thực hành thu hoạch nội tạng kéo dài hàng thập kỷ, từ các tù nhân bị hành quyết. Tuy nhiên, theo bác sỹ Trey, Trung Quốc không đề cập đến việc chấm dứt nạn mổ cướp nội tạng từ các tù nhân lương tâm. Thay vào đó, Bắc Kinh tuyên bố chỉ dựa vào các nội tạng có nguồn gốc từ một chương trình hiến tạng chung, được thành lập gần đây. Bất chấp sự thiếu minh bạch và thiếu việc xác minh bên ngoài về những cải cách như vậy, một số tổ chức cấy ghép tạng quốc tế đã chấp nhận và thừa nhận những cải cách này.
Số lượng người đăng ký hiến tạng
Theo bác sỹ Trey, Trung Quốc báo cáo thực hiện được hơn 15.000 ca cấy ghép tạng trong năm 2017, cao thứ hai trên thế giới. Vào thời điểm đó, chỉ có 375.000 người hiến tặng đăng ký chính thức. Số lượng lớn các ca cấy ghép có vẻ rất ấn tượng. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là số lượng người hiến tạng đã đăng ký không tương đương với số lượng hiến tạng thực tế.
Do chương trình hiến tặng nội tạng bắt đầu chỉ 4 năm trước, nên cần xem xét yếu tố thời gian. Đối với một nội tạng có sẵn để cấy ghép, không những người đăng ký hiến tạng trước tiên sẽ chết, mà người đó còn phải chết theo cách có thể sử dụng được nội tạng hiến tặng. Sẽ là điều rất bất thường khi mà có đủ số lượng người chết ngay sau khi đăng ký làm người hiến tạng. Ngoài ra, không phải tất cả các nội tạng từ những người đăng ký hiến tạng đều đủ điều kiện để cấy ghép. Chẳng hạn như Vương quốc Anh và Mỹ lần lượt có 21 triệu và 150 triệu người đăng ký hiến tạng. Tuy nhiên, Anh chỉ có khoảng 1.300 người hiến nội tạng, trong khi ở Mỹ con số này là khoảng 10.000 người vào năm ngoái.
So sánh số lượng người hiến tạng ở Trung Quốc với số lượng những người ở Anh và Mỹ, có thể thấy những tuyên bố của Trung Quốc rằng nội tạng được lấy từ chương trình hiến tạng là không thể có thực. Theo số liệu chính thức từ Trung Quốc, tỷ lệ giữa số lượng hiến tạng thực tế trên số lượng người đăng ký hiến tạng là cao gấp 140 lần so với Anh và Mỹ. Chương trình hiến tạng tự nguyện của Trung Quốc chỉ mới bắt đầu được 4 năm tính đến năm 2017. Phải mất vài thập kỷ để có được số lượng hàng triệu người đăng ký hiến tạng như ở Anh và Mỹ. Những thực tế này, được tóm tắt tại Bảng 1, đặt ra những quan ngại nghiêm trọng về nguồn gốc của 15.000 nội tạng, được cấy ghép ở Trung Quốc trong năm 2017.
Liệu chương trình hiến tặng nội tạng non nớt của Trung Quốc có thể là nguồn duy nhất cho nội tạng hay không? Bác sỹ Trey đặt câu hỏi.
Theo bác sỹ Trey, báo cáo điều tra: “Thu hoạch Đẫm máu/Đại thảm sát – Báo cáo mới nhất”, được cựu Quốc vụ khanh Canada David Kilgour, luật sư nhân quyền David Matas và nhà báo Mỹ Ethan Gutmann công bố vào năm 2016, cung cấp thông tin chi tiết hơn về số lượng các ca cấy ghép nội tạng không chính thức được thực hiện tại Trung Quốc mỗi năm.
Bằng cách tính toán tất cả dữ liệu có sẵn về số lượng bệnh viện cấy ghép Trung Quốc, số lần giường bệnh cho cấy ghép được sử dụng mỗi năm, và tỷ lệ sử dụng giường bệnh, báo cáo ước tính ngành cấy ghép tạng Trung Quốc thực hiện từ 60.000 đến 100.000 ca cấy ghép mỗi năm. Nếu số liệu công bố chính thức 15.000 ca cấy ghép là thực sự có nguồn gốc từ hiến tạng tự nguyện, vậy số lượng nội tạng còn lại, từ 45.000 đến 75.000 được lấy ở đâu?
Thao túng và làm giả số liệu
Bác sỹ Trey cho rằng còn có những vấn đề khác về độ tin cậy đối với chương trình hiến tạng này của Trung Quốc. Chương trình hiến tạng được cho là tự nguyện chỉ bắt đầu trên toàn quốc vào tháng 8/2013. Hiệp hội Các bác sỹ chống Mổ cướp Nội tạng (DAFOH) đã theo dõi việc đăng ký hiến tạng tại Trung Quốc trong 18 tháng từ 2014-2016.
DAFOH nhận thấy một số liệu đầu vào, trong đó có đúng 25.000 người hiến tạng được ghi vào sổ đăng ký trong một ngày từ ngày 30/12 đến ngày 31/12 năm 2015. Một số liệu đầu vào khác, trong đó có hơn 88.300 người đăng ký hiến tạng trong thời gian một tuần trong tháng 12/2016. Hai trường hợp tăng đột ngột này trong hệ thống đăng ký hiến tạng ở một đất nước có truyền thống miễn cưỡng hiến tặng nội tạng, gây ra những quan ngại nghiêm trọng rằng sự tăng lên về số lượng và thời điểm cuối năm của số liệu đầu vào này, cho thấy có sự thao túng số liệu.
Biểu đồ dưới đây thể hiện lịch sử bất thường của các số liệu ghi chép về đăng ký hiến tạng. Việc thiếu tính nhất quán trong dữ liệu là quá rõ ràng.
Theo bác sỹ Trey, những tuyên bố và những hứa hẹn mà các quan chức Bắc Kinh đưa ra trước cộng đồng cấy ghép quốc tế liên quan đến cải cách cấy ghép tạng của Trung Quốc, phản ánh mức độ nhất quán như được thể hiện trong hệ thống đăng ký hiến tạng của họ. Ví dụ, vào tháng 2/2017, các quan chức Trung Quốc tham dự một hội nghị cấy ghép tại Vatican, tuyên bố du lịch ghép tạng là bị cấm ở Trung Quốc, rằng không có du lịch ghép tạng ở Trung Quốc, và rằng nếu một bác sĩ hoặc bệnh viện bị phát hiện phục vụ khách du lịch ghép tạng, thì giấy phép hoạt động của họ sẽ bị thu hồi. Đáng tiếc, một số người trong cộng đồng cấy ghép quốc tế, đã tin vào những tuyên bố này, bác sỹ Trey nhận xét.
Chín tháng sau, vào tháng 11/2017, một nhóm làm phim từ kênh truyền hình Hàn Quốc ‘TV Chosun’ đã đến Trung Quốc để điều tra du lịch ghép tạng, với ‘lý do’ tìm kiếm cấy ghép thận cho người thân. Với một chiếc camera được giấu kín, nhóm nghiên cứu này đã quay phim chuyến viếng thăm của họ đến Trung tâm Cấy ghép tạng Phương Đông ở Thiên Tân. Bảng chỉ dẫn tại bệnh viện liệt kê 3 khu vực quốc tế, dành cho những du khách cấy ghép tạng. Trên thực tế, do đã dùng hết diện tích sử dụng riêng này, nên Bệnh viện phải thuê thêm một tầng trong một khách sạn gần đó, để đón tiếp những bệnh nhân Hàn Quốc. Một nhân viên y tá tại bệnh viện tiết lộ rằng thậm chí còn có nhiều bệnh nhân nhận nội tạng từ Trung Đông hơn là từ Hàn Quốc. Khi được hỏi liệu chính phủ có cấm du lịch nội tạng hay không, nữ y tá trả lời rằng chính phủ Trung Quốc giả vờ như không biết về điều đó.
Những trở ngại mang tính hệ thống
Bác sỹ Trey cho rằng sự thành công của bất kỳ hệ thống hiến tạng nào, dù ‘tinh vi’ hay được thiết kế tốt, phải bắt đầu với các yếu tố bên ngoài của chính hệ thống. Một chương trình hiến tặng nội tạng thành công đòi hỏi một xã hội mà các thành viên sẵn sàng hiến tạng. Một xã hội sẽ chỉ sẵn sàng hiến tạng nếu họ tin tưởng rằng sức khỏe, hạnh phúc và phẩm giá của họ, như những người hiến tạng, sẽ không bị lạm dụng. Không có cơ sở nào cho sự tin tưởng như vậy trong bối cảnh của xã hội Trung Quốc, một xã hội với nét đặc trưng tiêu biểu là không có tinh thần thượng tôn pháp luật.
Cũng theo bác sỹ Trey, nạn mổ cướp nội tạng không thể chấm dứt ở Trung Quốc là song hành với ‘lỗ hổng’ trong luật pháp Trung Quốc. Năm 1984, Trung Quốc thực hiện các điều khoản trong luật pháp, cho phép thu hoạch nội tạng từ các tù nhân bị hành quyết. Tuy nhiên, trái ngược với cam kết công bố chấm dứt hành động này trong năm 2015, các điều khoản này vẫn chưa được bãi bỏ. Mặt khác, không có đạo luật nào ở Trung Quốc cấm việc thu hoạch nội tạng từ các tử tù và những tù nhân lương tâm. Trong khi thông báo nói về sự chấm dứt sự lạm dụng này, thì khung pháp lý ở Trung Quốc cho thấy việc thu hoạch nội tạng từ các tử tù và tù nhân lương tâm vẫn là hợp pháp. Đây là điều đáng báo động.
Vào tháng 1/2017, Thời báo Tài chính trích dẫn tuyên bố của Chánh án Tòa án Tối cao Trung Quốc, rằng Đảng Cộng sản là “cao hơn hiến pháp Trung Quốc”. Trong hệ thống y tế Trung Quốc, nơi các bệnh viện là tự cung, tự cấp, với việc chăm sóc sức khỏe được tư nhân hóa, thì sự khích lệ hám lợi và lo sợ tương ứng, sự lạm dụng quy trình hiến tạng là đặc biệt gay gắt. Đó là tất cả những gì trong ngành cấy ghép tạng tại Trung Quốc, một ngành công nghiệp đã được thương mại hóa sâu sắc trong hai thập kỷ qua.
Chừng nào những trở ngại hệ thống này đối với việc hiến tạng chưa được giải quyết, thì bất kỳ chương trình hiến tặng nội tạng tự nguyện nào ở Trung Quốc cũng sẽ thất bại, bác sỹ Trey nhận định.
Một cuộc diệt chủng lạnh
Chương trình hiến tặng nội tạng tự nguyện ở Trung Quốc có thể gặp khó khăn nghiêm trọng, nhưng các hoạt động cấy ghép nội tạng vẫn tiếp tục diễn ra không hề giảm sút kể từ năm 2000.
Như bác sỹ Torsten Trey lưu ý trong bài viết: “Tội diệt chủng lạnh đối với Pháp Luân Công”, sự phát triển của ngành công nghiệp ghép tạng của Trung Quốc là đi liền với chính sách diệt chủng của chính quyền Trung Quốc, chống lại Pháp Luân Công, môn khí công thuộc trường phái Phật gia, theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn.
Dưới chiến dịch này, một số lượng lớn các học viên Pháp Luân Công bị đưa vào các trại giam bí mật, vô thời hạn và tùy tiện, bị thử máu và kiểm tra sức khỏe một cách có hệ thống. Do số lượng lớn và tình trạng không được bảo vệ của những người này, đây là cách duy nhất có thể giải thích về một lượng lớn nội tạng sống cung cấp cho ngành ghép tạng ở Trung Quốc. Sự giải thích này được chứng minh bởi một số lượng lớn những lời khai của các nhân chứng, và những thú nhận từ các bệnh viện và các quan chức của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Trong bộ phim tài liệu 2017 của Đài truyền hình Hàn Quốc ‘TV Chosun’ như đề cập ở trên, nữ nhân viên y tá đã đảm bảo với các nhà báo rằng người thân của họ có thể nhận được thận trong vòng 1 hoặc 2 tuần. Họ được thông báo rằng thời gian chờ đợi có thể giảm xuống còn 2 ngày, nếu như họ ‘đóng góp thêm’ cho bệnh viện. Nữ y tá đó cũng bảo đảm rằng nội tạng là thuộc về những người hiến tạng trẻ và khỏe mạnh. Các nhà báo đã quay phim bệnh viện vào ban đêm, và nhận thấy phòng mổ của bệnh viện đã hoạt động 24 giờ một ngày.
Kết luận
Sự thiếu minh bạch và trách nhiệm giải trình trong ngành ghép tạng của Trung Quốc, tham vọng của Bắc Kinh dẫn đầu thế giới trong cấy ghép tạng, sự thiếu vắng tinh thần thượng tôn pháp luật, và việc một số người có tầm ảnh hưởng trong cộng đồng quốc tế chấp nhận không phê phán đối với tuyên bố ‘khoa trương’ của chính quyền Trung Quốc, đã tạo ra một môi trường không bị trừng phạt, nơi mà những tội ác chống lại loài người như ‘sự diệt chủng lạnh’ do nhà nước chỉ đạo, chống lại Pháp Luân Công, đã có thể diễn ra.
Các trường hợp dẫn đến cuộc diệt chủng tiến triển chậm ở Trung Quốc hiện đang được thảo luận trong giới học thuật. Đã đến lúc cộng đồng quốc tế cần bác bỏ tấm màn lừa đảo của cái gọi là “cải cách y tế” ở Trung Quốc, đối đầu với bằng chứng và dữ liệu sẵn có, đưa ra ánh sáng nạn mổ cướp nội tạng của Trung Quốc vì nó không chỉ là một hành động phi đạo đức, mà còn được sử dụng như một công cụ có lợi nhuận trong một cuộc diệt chủng lạnh, bác sỹ Trey kêu gọi.
dkn.tv