Kể từ khi trở thành ông chủ Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tiếp rút khỏi các tổ chức quốc tế, hiệp định và hiệp ước. Ông khiến thế giới bất ngờ khi ra những quyết định chống lại xu hướng Toàn cầu hóa, mặc dù nó đã trở nên quá quen thuộc đến nỗi không mấy ai hoài nghi gì về bản chất của nó. Nhưng có lẽ Tổng thống Trump đã sớm nhận ra Toàn cầu hoá không phải là một sân chơi tự do mà là phương tiện để ĐCSTQ thực hiện âm mưu bá chủ thế giới.
Tổng thống Donald Trump vừa quyết định dừng tài trợ cho Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và lên án tổ chức này cùng Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) lợi dụng Mỹ. Đây chỉ là một trong một loạt các hành động thể hiện sự phản đối các tổ chức quốc tế từ khi ông làm chủ Nhà Trắng.
Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Donald Trump quyết định rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vì cho rằng TPP gây tác hại cho nền kinh tế Hoa Kỳ và ảnh hưởng đến việc làm của người lao động Mỹ. Ông cũng rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, ông gọi đây là trò lừa bịp do Trung Quốc tạo ra nhằm làm tê liệt ngành công nghiệp Mỹ. Mỹ cũng rút khỏi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO); rút ra khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc; rút khỏi hiệp định hạt nhân với Iran; rút khỏi Hiệp ước về tên lửa tầm trung (INF) với Nga; Nhà Trắng rút khỏi Liên minh Bưu chính thế giới UPU kéo dài 1 năm và chỉ rõ: quy định hiện hành của UPU đã khiến Mỹ lâm vào tình trạng bị cạnh tranh không công bằng, gây thiệt hại nghiêm trọng đến thu nhập của ngành bưu chính Mỹ.
Tổng thống Donald Trump đã nhận ra từ rất sớm, có lẽ trước khi ông ấy tranh cử tổng thống Mỹ, rằng ĐCSTQ đã đang thống trị toàn thế giới dưới vỏ bọc mỹ miều của toàn cầu hoá, tự do thương mại, kinh tế phát triển…
Nghị sĩ Anh Tom Tugendhat chỉ ra rằng, giống như tất cả các chế độ độc tài, Chính phủ Trung Quốc rất xảo trá, họ bất chấp tất cả để duy trì quyền lực và kiểm soát người dân, vì vậy họ phải che đậy sự thật về virus vì có thể gây ảnh hưởng đến uy quyền của họ. Ủy ban Ngoại giao của Hạ viện do ông Tugendhat làm chủ tịch tuyên bố rằng Trung Quốc đang quyết tâm xây dựng một trật tự toàn cầu mới do họ lãnh đạo.
Trung Quốc thao túng thế giới thông qua toàn cầu hoá như thế nào
Toàn cầu hoá bắt đầu từ phương Tây, là con đường mà chủ nghĩa tư bản mở rộng trên toàn cầu. Toàn cầu hoá về hình thức khiến cho kinh tế thâm nhập lẫn nhau, làm các quốc gia liên kết, hợp tác và phụ thuộc vào nhau trong một chuỗi cung ứng sản xuất tiêu thụ. Điều bất hạnh là, ĐCSTQ với bản tính ma mãnh đã nhận ra toàn cầu hoá chính là cơ hội vàng để thao túng thế giới, làm các nước mất đi chủ quyền quốc gia, phá hoại cơ sở kinh tế dân tộc, nhằm thực hiện mục tiêu cuối cùng là làm bá chủ thế giới.
Khi đại dịch bùng nổ, cả thế giới chao đảo vì nguồn cung y tế và dược phẩm cũng như 90% hàng hoá phụ thuộc vào Trung Quốc. Các quốc gia tiếp tục phải nhập khẩu từ Trung Quốc và nhận được bài học cay đắng khi trong cơn khủng hoảng, Trung Quốc dùng chính thảm hoạ để trục lợi họ bằng việc đầu cơ hàng tỷ khẩu trang của thế giới rồi bán lại, bán các thiết bị y tế như máy thở với giá cắt cổ và các bộ xét nghiệm cho kết quả sai 80%, với khẩu trang y tế được làm từ đồ lót.
Ngày nay cả thế giới chìm ngập trong sản phẩm hàng hóa made in China, nó đã trở thành thương hiệu của toàn cầu hoá khi một mình Trung Quốc thao túng mọi nguồn lực. Thông qua toàn cầu hoá, ĐCSTQ xâm nhập vào các ngành nghề, các tầng diện trong xã hội trong mọi phương diện về chính trị, kinh tế, pháp luật, giáo dục, truyền thông, nghệ thuật và xã hội, văn hoá.
Làm cách nào mà con virus ĐCSTQ đã thao túng cả thế giới, trong mấy thập kỷ qua, và mỗi chúng ta đều là một mắt xích trong kế hoạch thống trị và huỷ diệt của nó.
Toàn cầu hoá để đánh cắp trí tuệ thế giới
Bất cứ công ty nào muốn leo qua “Bức Vạn Lý Trường Thành bảo hộ” của Trung Quốc và bán hàng vào thị trường nước này phải chịu thứ phí nhập cuộc là giao nộp công nghệ của họ cho đối tác Trung Quốc. Đồng thời phải chuyển cơ sở nghiên cứu và phát triển sang Trung Quốc, bằng cách này, Trung Quốc đã cướp không tài sản trí tuệ mà mỗi công ty phải bỏ ra đến 20% cho các nghiên cứu phát triển. Dù không mất một khoản chi phí nghiên cứu lớn, nhưng đường sắt cao tốc Trung Quốc lại bước vào thời kỳ phát triển nhảy vọt, họ đã xây dựng được tuyến đường sắt cao tốc dài nhất thế giới. Chỉ trong vài năm, Trung Cộng đã tiếp thu được công nghệ của phương Tây, biến thành cái gọi là “Tự chủ về sở hữu trí tuệ”.
Mới đây Charles M. Lieber, nhà bác học Sinh-Hoá tại Harvard, đã bị bắt vì nhận hàng triệu USD từ Trung Quốc để thành lập phòng thí nghiệm nghiên cứu tại Đại học Vũ Hán. Số tiền này được chuyển thông qua chương trình “Ngàn người tài” của Trung Quốc, nhằm mục đích săn trộm các chuyên gia công nghệ và khoa học tài giỏi từ phương Tây và đưa họ đến Trung Quốc làm việc trong các lĩnh vực công nghệ sinh hoá học. Nhà bác học này chỉ là một ví dụ trong vô số gián điệp đã bán mình cho Trung Quốc, phản bội lại đất nước đã cưu mang họ và ăn cắp các công nghệ vũ khí tiên tiến nhất cho kẻ thù Trung Quốc.
Charles M. Lieber, nhà bác học Sinh-Hoá tại Harvard, đã bị bắt vì nhận hàng triệu USD từ Trung Quốc. (Ảnh: Wikipedia- CC BY-SA 4.0)
Sáng kiến trong khoa học kỹ thuật là thành quả của tư tưởng tự do sáng tạo của chủ nghĩa tư bản. Nhưng môi trường mạng internet bị Trung Quốc phong tỏa, tư tưởng bị kìm kẹp, các nhà nghiên cứu khoa học ở Trung Quốc ngay cả quyền tự do sử dụng các công cụ tìm kiếm ở nước ngoài cũng bị tước đoạt mất. Nhưng với tố chất lưu manh vốn không đếm xỉa gì đến đạo đức, Trung Quốc lựa chọn cách đơn giản hơn là đánh cắp. Những phát minh mà phương Tây phải bỏ lượng kinh phí khổng lồ và mất hàng chục năm để nghiên cứu lại bị Trung Quốc đánh cắp, tiếp thu thậm chí cải tiến, sau đó ứng dụng vào sản xuất trên quy mô lớn, rồi lại bán phá giá trên quy mô toàn cầu, khiến các doanh nghiệp và nền kinh tế tư nhân ở phương Tây bị đánh đổ.
Christopher Wray, cục trưởng FBI nói: “Mục tiêu của Trung Quốc là thay thế nước Mỹ trở thành nước lớn siêu cấp đi đầu thế giới, họ đang dùng mọi thủ đoạn phi pháp để thực hiện mục tiêu này”.
Trung Quốc sử dụng mạng lưới rộng khắp từ gián điệp viên chức, hacker, du học sinh, phóng viên, người gốc Hoa làm việc trong các công ty phương Tây, hàng triệu người Trung Hoa được cấp visa hàng năm, cho đến những người phương Tây bị dụ dỗ, lợi dụng để đánh cắp bí mật công nghệ của phương Tây.
Kathleen Puckett, một nhân viên tình báo Mỹ nói: “Trung Quốc dồn tất cả nỗ lực vào hoạt động gián điệp, và nó đã đạt được mọi thứ một cách miễn phí”.
Hàng ngày, một mạng lưới hàng ngàn gián điệp chuyên nghiệp và không chuyên của Trung Quốc thu thập các tin tức tình báo ở các văn phòng, nhà máy, trường học từ khắp thế giới. Mỗi phút, hàng trăm tin tặc Trung Quốc dùng cả ngàn chương trình để tấn công vào tường lửa của các hệ thống thông tin về công nghiệp, tài chính, học thuật, chính trị, quân sự trên khắp thế giới, tìm kiếm các dữ liệu quý giá và âm thầm lấy các thông tin nhạy cảm có thể khai thác được này để phá hủy trong tương lai. Tầm ảnh hưởng của những cuộc tấn công tin học được tổ chức hoàn hảo với quy mô lớn “trên thực tế có thể đã đạt tới mức độ của vũ khí hủy diệt hàng loạt” là cảnh báo của tướng James Cartwright, nguyên là người đứng đầu Bộ tư lệnh Chiến lược Mỹ.
Trung Quốc sử dụng mạng lưới rộng khắp gồm gián điệp viên chức, hacker, du học sinh, phóng viên, người gốc Hoa… làm việc trong các công ty phương Tây. (Ảnh: Shutterstock)
Cướp việc làm, thống trị nền sản xuất, chế tạo
Trung Quốc dùng miếng mồi thị trường 1,3 tỷ dân cùng các chính sách bảo hộ xuất khẩu phá vỡ mọi quy tắc của thương mại thế giới, lôi kéo chiêu mời các công ty lớn của phương Tây chuyển sang Trung Quốc. Chiêu bài ép chuyển giao công nghệ và cơ sở nghiên cứu sang Trung Quốc buộc các nước phải xuất khẩu nguồn cung tạo ra việc làm tương lai cho đối thủ thù địch. Rất nhiều công ty lớn nhất thế giới nhằm tối đa hóa lợi nhuận đã dàn xếp với đối tác Trung Quốc. Khi bánh mì của họ được phết bơ ở nước ngoài, các tổ chức thương mại quốc tế đã chuyển biến từ phê phán gay gắt chủ nghĩa con buôn thành những chiến binh vận động hành lang ủng hộ Trung Quốc.
Hậu quả là hàng triệu công ăn việc làm của Mỹ, Canada, Châu Âu, Mexico và Châu Á bị đánh mất, và toàn bộ cơ sở sản xuất của Phương Tây gục ngã trong bàn tay Trung Quốc. Chính sách và chiến lược công nghiệp theo thuyết trọng thương hám lợi và chủ nghĩa bảo hộ mà Trung Quốc theo đuổi không ngoài các mục tiêu như thống trị hoàn toàn nền sản xuất và chế tạo thế giới, gặm nhấm toàn bộ thị trường toàn cầu, và khuất phục xã hội phương Tây về kinh tế.
Biến truyền thông toàn thế giới trở thành “Tân Hoa xã”
Tuyên truyền đối ngoại toàn cầu là một chiến lược chủ yếu mà ĐCSTQ dùng để tranh đoạt thế giới, nó đã đạt được ngày càng nhiều quyền phát ngôn và đã bắt đầu dẫn dắt môi trường phát ngôn quốc tế. “Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc” (CRI) thuê công ty của người Hoa bản địa làm đại lý, Trung Quốc đứng đằng sau thao túng bằng cổ phần, lợi dụng những đài phát thanh bản địa của Mỹ để tuyên truyền cho ĐCSTQ, khiến người ta có cảm giác chính người Mỹ đang phát ngôn ủng hộ cho ĐCSTQ, từ đó gây hiểu lầm rất lớn cho người nghe.
Sự tinh giản biên chế của các tờ báo và tin tức truyền hình trong thời đại Internet dẫn đến việc đóng cửa hay thu hẹp nhiều phòng tin tức ở nước ngoài, từ đó khiến các phương tiện truyền thông Mỹ ngày càng dựa vào luồng tin tức từ báo chí của chính quyền Trung Quốc – một trong những cỗ máy tuyên truyền không ngừng và hiệu quả nhất mà thế giới từng chứng kiến.
Không chỉ truyền thông, ĐCSTQ còn mua chuộc ngành giải trí. Một trong những mục tiêu chủ yếu mà Trung Quốc muốn đạt được khi xâm nhập vào làng giải trí là khiến cho thế giới phải nói những câu chuyện tốt đẹp về Trung Quốc, mua các nhà hát lớn, đầu tư vào phần lớn các bộ phim điện ảnh ăn khách của Hollywood, thông qua đó truyền bá văn hoá thấp kém, biến dị ra toàn thế giới một cách tinh vi dưới vỏ bọc phương Tây tự do.
Đầu độc người tiêu dùng, thâu tóm mọi nguồn tài nguyên, hủy diệt môi trường
Thế giới ngập tràn hàng hoá giá rẻ của Trung Quốc. Lợi thế giá rẻ này được tạo ra bằng vô số hoá chất độc hại mà Trung Quốc thêm vào thành phần trong các sản phẩm để tối ưu lợi nhuận, tạo ra lợi thế cạnh tranh khiến các nước đầu hàng bó tay. Để nói về các sản phẩm độc hai của Trung Quốc có lẽ người ta phải thống kê vài cuốn sách, nhưng hiểu một cách đơn giản là mọi sản phẩm từ Trung Quốc đều hứa hẹn một ổ hoá chất tặng kèm cho người tiêu dùng, như chì trong các sản phẩm đồ chơi trẻ em, kẻ giết người hàng loạt Melamine trong thực phẩm, chất độc heparin, thạch tín, thậm chí đầu độc cả trong thuốc chữa bệnh. Điều này đồng nghĩa với việc Trung Quốc đã phá huỷ đầu độc thiên nhiên đất nước mình bằng khối hoá chất khổng lồ mà nó dùng để đầu độc người tiêu dùng khắp thế giới.
Hậu quả nguy hiểm nhất từ sự nổi lên của Trung Quốc như là “công xưởng” không thể tranh chấp của thế giới là sự tận diệt nguồn năng lượng và nguyên liệu của trái đất. Để nuôi cỗ máy sản xuất của mình, Trung Quốc phải tiêu dùng một nửa xi-măng, gần một nửa lượng thép, một phần ba đồng, và một phần ba nhôm của thế giới.
Trung Quốc thực hiện chiến lược thâu tóm tài nguyên để giữ cho các nhà máy của họ hoạt động hết công suất, phần còn lại của thế giới thì không có gì. Bằng cách thiết lập mối quan hệ thuộc địa xuyên qua các châu lục như Châu Phi, Châu Á, và cả sân sau của nước Mỹ là Châu Mỹ La Tinh, Trung Quốc đang ngày càng nắm giữ nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên của thế giới. Chiến lược khóa chặt và sở hữu “thuộc địa hóa” các nguồn tài nguyên thiên nhiên khiến cho Trung Quốc có thể sử dụng các tài nguyên này khi cần với chi phí rẻ nhất và do vậy họ dễ dàng có lợi thế về giá thành cạnh tranh với Hoa Kỳ và phần còn lại của thế giới.
Trong khi đang thâu tóm các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thao túng các thị trường mới là các mục tiêu chiến lược chủ yếu, các nhà hoạch định trung ương Bắc Kinh cũng muốn xuất khẩu có hệ thống hàng triệu công dân Trung Quốc vào các “nhà nước vệ tinh” tại Phi Châu và Mỹ La Tinh để giảm thiểu áp lực tăng dân số quá mức ở Đại Lục.
Vũ khí cạnh tranh của Trung Quốc “ô nhiễm càng nhiều thì giá càng rẻ” gây ra biết bao khó khăn cho các nhà máy trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất và chế tạo ở Mỹ, bởi những nhà máy này luôn phải đối mặt với chi phí cao nhất về thỏa thuận môi trường.
Trong vài ba thập kỷ, Trung Quốc đã nổi lên như là một phân xưởng sản xuất của thế giới, đồng thời cũng trở thành “Quốc gia ô nhiễm nhất hành tinh” và “Quốc gia gây ảnh hưởng nhiều nhất tới việc thay đổi khí hậu”. Và điều này dẫn tới việc không chỉ các nhân công người Mỹ chịu tác động và ảnh hưởng. Mà dân chúng Trung Quốc cũng đã phải trả một cái giá quá cao, điều này thể hiện ở việc gia tăng khủng khiếp về bệnh nhân ung thư, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, bệnh về đường hô hấp và da liễu…
Người Trung Quốc chết bởi chính quyền Trung Quốc từ mô hình tăng trưởng kinh tế với ô nhiễm lan tràn, chính trị độc tài. Bầu khí quyển của trung tâm công nghiệp của Trung Quốc thành đám mây che phủ độc hại lớn nhất thế giới. Khi các nhà máy Trung Quốc tạo ra cơn lũ sản phẩm, các loại tro bụi ô nhiễm không khí cực kỳ độc hại của Trung Quốc theo các luồng gió xoáy bay đi khắp thế giới và thải các chất độc hại trên đường đi. Các nước “thuộc địa” là công xưởng của Trung Quốc tất nhiên cũng sống trong tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng từ các chất thải độc hại do các nhà máy thải ra, huỷ hoại họ bằng các thứ bệnh do ô nhiễm, chất độc. Và cuối cùng khi cần đến thuốc và vật tư y tế, họ lại phụ thuộc vào Trung Quốc.
Còn đây là lời của cựu Tổng thống Mỹ và Tổng thống Donald Trump nói về những gì Trung Quốc đã làm:
“Tôi tuyệt đối tin rằng sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc là tốt cho thế giới, và cũng tốt cho Mỹ”. – Barack Obama
“Nói thẳng: Trung Quốc không phải bạn ta. Họ xem ta như kẻ thù. Tốt hơn là Washington nên tỉnh ra thật nhanh, vì Trung Quốc đang cướp công ăn việc làm của ta, phá hủy ngành công nghiệp chế tạo của ta, ăn trộm công nghệ và năng lực quân sự của ta với tốc độ âm thanh. Nếu nước Mỹ không sớm khôn lên, tổn thất sẽ là không thể vãn hồi.” – Donald Trump
Xem tiếp: Toàn cầu hoá (P2): Thế giới ‘bơm máu’ cho ĐCSTQ
ntdvn.com
Chú thích:
(1) (Thorsten Benner, et al, “Authoritarian Advance: Responding to China’s Growing Political Influence in Europe,” Global Public Policy Institute (GPPI)
(2) (Clive Hamilton. Silent Invasion: China’s influence in Australia (Melbourne: Hardie Grant, 2018).
(3) (Philip Oltermann, “Germany’s ‘China City’: How Duisburg Became Xi Jinping’s Gateway to Europe,” The Guardian)
(4) (Jan Velinger, “President’s Spokesman Lashes out at Culture Minister for Meeting with Dalai Lama,” Radio Praha)