Tác giả: Lưu Như
[ChanhKien.org]
Nguyên văn
如ㄖㄨˊ 來ㄌㄞˊ、 釋ㄕˋ 迦ㄐㄧㄚ, 即ㄐㄧˊ 是ㄕˋ 牟ㄇㄨˋ 尼ㄋㄧˊ, 原ㄩㄢˊ 系ㄒㄧˋ 成ㄔㄥˊ 佛ㄈㄛˊ 之ㄓ 祖ㄗㄨˇ;
老ㄌㄠˇ 聃ㄉㄢ、 李ㄌㄧˇ 耳ㄦˇ, 即ㄐㄧˊ 是ㄕˋ 道ㄉㄠˋ 君ㄐㄩㄣ, 乃ㄋㄞˇ 為ㄨㄟˋ 道ㄉㄠˋ 教ㄐㄧㄠˋ 之ㄓ 宗ㄗㄨㄥ。
Bính âm
如Rú 来lái、释shì 迦jiā,即jí 是shì 牟móu 尼ní,原yuán 系xì 成chéng 佛fó 之zhī 祖zǔ;
老lǎo 聃dān、李lǐ 耳ěr,即jí 是shì 道dào 君jūn,乃nǎi 为wèi 道dào 教jiào 之zhī 宗zōng。
Âm Hán Việt
Như Lai – Thích Ca, tức thị Mâu Ni, nguyên hệ thành Phật chi tổ; Lão Đam – Lý Nhĩ, tức thị đạo quân, nãi vi Đạo giáo chi tông.
Giải nghĩa từ ngữ
(1) 如來 (Như Lai): Như, như thật, tức chân thật, chỉ chân lý tuyệt đối. Như Lai, chỉ vị Thánh giả đạt tới giác ngộ bằng cách tuân theo chân lý tuyệt đối, chỉ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
(2) 釋迦 (Thích Ca): Viết tắt của Thích Ca Mâu Ni, tên thật là Tất Đạt Đa, con trai của vua Tịnh Phạn của Vệ quốc Ca Tỳ La ở miền bắc Ấn Độ cổ (thuộc Nepal ngày nay), bởi nhận ra sự vô thường của cuộc đời, nên đã từ bỏ cuộc sống hoàng tộc, vào núi tu hành, trở thành ông tổ của Phật giáo.
(3) 系 (Hệ): là.
(4) 祖 (Tổ): người sáng lập.
(5) 老聃, 李耳 (Lão Đam, Lý Nhĩ): tức là Lão Tử. Họ là Lý, tên đầu là Nhĩ, tự là Bá Dương, thuỵ là Đam. Là ông tổ của Đạo giáo, ông là tác giả cuốn “Đạo Đức kinh”.
(6) 道君 (Đạo quân): Vốn là người tu đạo được tôn sùng nhất trong Đạo giáo, ở đây nói đến Lão Tử.
(7) 為 (Vi): Là
(8) 宗 (Tông): Thuỷ Tổ.
Bản dịch tham khảo
Như Lai và Thích Ca Mâu Ni đều là chỉ Thích Ca Mâu Ni, là ông tổ của Phật giáo; Lão Đam và Lý Nhĩ chính là Lão Tử, ông được tôn là người sáng lập ra Đạo giáo.
Đọc sách luận bút
Đây là bài cuối cùng trong sách giáo khoa này, nhìn lại toàn bộ nội dung sách giáo khoa, từ hỗn độn sơ khai, Nữ Oa tạo ra con người, đến Tam Hoàng Ngũ Đế lưu lại văn hoá lịch sử, y dược và kỹ thuật của mỗi thế hệ, tất cả đều phản ánh đặc điểm Thần truyền, đến bài học cuối cùng này lại giảng giải về thuỷ tổ của hai nền văn hóa tu luyện lớn là Phật và Đạo. Điều này có nghĩa là gì? Đó là để nói với trẻ nhỏ rằng lịch sử và văn hóa của chúng ta ban đầu đến từ Thiên Thượng, và mục đích cuối cùng của chúng ta chính là tham chiếu những điểm ngộ của tổ tiên, và hiểu được rằng con người cuối cùng phải thông qua tu luyện để trở về Thiên thượng.
Chúng ta vốn là con cháu của Viêm Hoàng, là con cháu của Viêm Đế và Hoàng Đế, không chỉ “Thần Nông bản thảo kinh” và “Hoàng Đế nội kinh” của Viêm Đế và Hoàng Đế, tổ tiên của kỹ thuật và tri thức y dược của Trung y đến từ Viêm Đế, Hoàng Đế mà Hoàng Đế đã hoàn thành việc tu hành chính mình thông qua trị quốc, đưa việc cai quản quốc gia đạt đến cảnh giới vô vi nhi trị, chính là lưu lại con đường làm quân vương trị quốc cũng chính là tu Đạo, có thể thăng thiên thành Thần, nền văn hoá tu Đạo hồi quy Thiên thượng này, vốn được lưu lại bởi chính hai vị Hoàng đế sơ khai nhất trong kỳ văn minh lần này của chúng ta là Viêm đế và Hoàng đế, sớm đã đưa ra tấm gương sáng và tham chiếu trong thực tiễn. Sau mấy nghìn năm, lịch sử trải qua ba triều đại Hạ Thương Chu, đến thời Xuân Thu chiến quốc nửa sau triều nhà Chu thì đạo đức đã xuống dốc trầm trọng, thế rồi lịch sử đã an bài Khổng Tử và Lão Tử cùng xuất hiện vào thời Xuân Thu, có trách nhiệm bảo tồn và kế thừa nét văn hoá làm người và tu đạo mà tiên tổ Đế vương để lại.
Chúng ta thấy rằng Nho gia có nhiệm vụ phụ trợ các bậc Đế vương chỉnh lý lịch sử, giáo hóa dân chúng, phụ trách chỉnh lý điển tịch văn hoá và nhiệm vụ giáo dục, là người kế thừa và bảo tồn văn hóa của các triều đại trước đây. Theo cách nói của ngày nay, họ chính là các nhà văn hóa phụ trách giáo dục. Vì vậy, chúng ta sẽ luôn tìm thấy những đặc điểm như vậy, trong kinh điển của Nho gia rất nhiều điển tịch là tổ tiên để lại, ví dụ như “Kinh dịch”, “Thi kinh”, “Thượng thư” v.v. đều là như thế, điều này có nghĩa là Khổng Tử chịu trách nhiệm về phần đạo đức nhân luân, nhân nghĩa làm người, đối nhân xử thế như thế nào trong cuộc sống hàng ngày cũng như các chế độ lễ nghi trong việc giáo hóa các bậc đế vương, để bảo tồn, kế thừa và truyền lại cho thế hệ mai sau.
Và Lão Tử và Khổng Tử xuất hiện cùng thời đại, điều này có nghĩa là, chỉ biết làm người thôi thì chưa đủ, phải nhắc nhở mọi người chung sống hòa hợp với người khác, sống một cuộc sống bình thường, có thể tuân theo đạo lý làm người, nhưng mục đích cơ bản của làm người là phản bổn quy chân, trở về thiên thượng. Vì vậy chúng ta không được quên lời dạy của tổ tiên để lại và mục đích cuối cùng của việc làm người. Sự xuất hiện của Lão Tử là để nhắc nhở mọi người đừng quên sự vô thường của cuộc sống trong bối cảnh đạo đức con người bị băng hoại, chiến tranh giữa các nước chư hầu không ngừng nghỉ, và phải tìm đường quay trở lại tu luyện càng sớm càng tốt. Lão Tử và Khổng Tử lần lượt gánh vác những trách nhiệm khác nhau với tư cách là tiên tổ đế vương, hay nói đúng hơn, việc tu Đạo thành Thần của tiên tổ đế vương như Hoàng Đế là để nói với mọi người rằng đằng sau các bậc đế vương chính là các vị Thần đang điều khiển hướng đi của lịch sử. Vào thời Xuân, Thu Lão Tử được an bài để truyền lại “Đạo Đức Kinh”, một tác phẩm văn hóa kinh điển để tu Đạo. Nói cách khác, khi văn hóa làm người và tu Đạo mà tổ tiên chúng ta để lại sắp sụp đổ, thì Khổng Tử và Lão Tử đã kịp thời chỉnh lý và truyền lại văn hóa này cũng như nhiều tác phẩm kinh điển khác.
Quả nhiên, thời Xuân Thu kết thúc, bước sang thời Chiến Quốc, cuối cùng nhà Chu cũng đi đến mạt thế, đạo đức càng băng hoại hơn nữa, các chủng tư tưởng học thuyết xa rời đạo đức để nói về phương diện nào đó đã xuất hiện, đó chính là sự xuất hiện của bách gia chư tử, còn có Đạo gia và Nho gia, nói một cách chặt chẽ, thì phái bách gia chư tử này cũng là văn hoá do các bậc tiên vương lưu lại, bất kể là binh gia hay là pháp gia… đều là các bậc tiên đế từng dùng khi trị quốc, chỉ có điều là, các bậc đế vương thời cổ đại đều có đạo đức, lấy đức dùng pháp, lấy đức dùng binh. Nhưng thời Chiến Quốc, một số lại bị dùng vào việc ác, ví dụ Pháp gia đã xa rời đạo đức mà thuyết giảng pháp chế, đến thời Chiến Quốc, các loại học thuyết đã được các “kẻ sĩ” quý tộc thuộc tầng lớp thấp nhất có tư cách tiếp nhận giáo dục đưa ra, lần lượt ra đời, tốt xấu lẫn lộn, dễ dàng nhiễu loạn nền giáo hoá đạo đức chính thống. Ở thời này, hai cấp độ tư tưởng chính thống lớn của Khổng Tử và Lão Tử, để phân biệt với tư tưởng của các phái bách gia chư tử khác, đã độc lập trở thành Nho giáo và Đạo giáo. Vì vậy, dù thế nào đi nữa, cội nguồn của văn hóa truyền thống được Nho gia kế thừa, khi nhà Hán độc tôn Nho gia tiếp tục trở thành giáo dục chính thống của con người, đó là tất yếu của lịch sử.
Vào những năm cuối của thời nhà Hán, thời kỳ Tam Quốc, lưỡng Tấn Nam Bắc triều, là thời đại lưu lại đạo nghĩa và dẫn nhập vào văn hóa tu luyện Phật gia. Nếu như nói rằng thời Tam Quốc cuối triều nhà Hán là diễn dịch và đúc kết tư tưởng văn hóa trung nghĩa, thì “Phong Thần diễn nghĩa” cũng làm rõ chân tướng về an bài lịch sử và văn hóa tu luyện Đạo gia sâu sắc từ cuối đời Thương đến nhà Chu, vậy thì văn hóa Đạo gia (bao gồm cả Nho gia) đã truyền dạy cho thế gian một cách sinh động văn hóa Phật giáo sắp xuất hiện, đặt nền móng cho văn hóa tu Phật trong “Tây Du Ký” sau này. Do đó, văn hóa Phật gia của Thích Ca Mâu Ni đã du nhập vào vùng đất người Hán qua các dân tộc xung quanh vào thời kỳ nhà Tùy, nhà Đường và cuối thời nhà Hán. Lương Vũ Đế là đế vương tu Phật thời Nam triều, thời đại đó, văn nhân, thi nhân, đế vương tu Phật là rất nhiều, chính là để những bậc tinh anh này lưu lại văn hoá tu Phật.
Nền văn hóa của tam gia thời nhà Đường đạt đến đỉnh cao, hoàn thành sự an bài của lịch sử và thành tựu những đặc điểm văn hóa Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo ở mảnh đất Thần châu. Từ chỗ làm người hướng đến tu luyện thành Thần.
Chúng ta đã thấy rằng những cuốn sách giáo khoa này tất phải được chỉnh lý bởi các nho sinh phụ trách giáo dục, không ngừng bảo tồn nền văn hóa mà lịch sử lưu lại, nói cho mọi người biết rằng không bao giờ được quên lời dạy trọng đức của tổ tiên và chốn trở về của việc tu đạo. Vậy lịch sử đi đến ngày hôm nay, sẽ là sự an bài như thế nào? Mọi người có thể tham khảo những dự ngôn được lưu lại từ các triều đại trước, chẳng hạn như “Thôi Bối Đồ” của nhà Đường, “Mai Hoa Thi” của nhà Tống, “Mã Tiền Khóa” của Gia Cát Lượng, đều đã sớm nói về sự an bài của ngày nay.
Kể chuyện
Phật Thích Ca Mâu Ni
Thích Ca Mâu Ni, tên thật là Tất Đạt Đa. Ngài là con trai của vua Tịnh Phạn của Vệ quốc Ca Tỳ La ở miền bắc Ấn Độ cổ (thuộc Nepal ngày nay), bởi nhận ra sự vô thường của cuộc đời, nên đã từ bỏ cuộc sống hoàng tộc, vào núi tu hành, trở thành ông tổ của Phật giáo, được Phật tử tôn kính là “Đức Phật Thích Ca Mâu Ni”.
Thích Ca Mâu Ni là phiên âm của tiếng Phạn. Thích Ca là tên của chủng tộc, dịch theo ý là “Năng”; Mâu Ni được dịch theo ý là “Nhân”; Thích Ca Mâu Ni có nghĩa là “vị thánh nhân của tộc Thích Ca”. Phật, dịch theo âm tiếng Phạn là Phật Đà Gia, hay Phật Đà, Phù Đồ, gọi tắt là Phật.
Khi Thích Ca Mâu Ni 29 tuổi, Ngài đã thấy đủ mọi khổ đau sinh lão bệnh tử của thế nhân khi Ngài ra ngoài thành du hành, hiểu được sâu sắc về thế sự vô thường, nên Ngài rời khỏi hoàng cung, vào núi tu hành, trải qua 6 năm khổ luyện, ngài đã hoàn toàn giác ngộ dưới gốc cây Bồ Đề. Sau đó, Ngài chu du khắp nơi, thuyết Pháp 45 năm, khi 80 tuổi, Ngài đã viên tịch ở thành Kushinagar.
Câu chuyện về Lão Tử
Ông tổ của Đạo giáo – Lão tử, họ Lý, tên là Nhĩ, tự là Bá Dương, thuỵ là Đam. Ông là người huyện Khổ nước Sở vào thời Xuân Thu. Ông từng đảm nhiệm chức Sử quan quản lý tàng thư trong triều Chu, sau đó lui về ở ẩn, dốc lòng tu Đạo. Sau khi đắc Đạo, ông đi ra khỏi quan ải phía Tây. Viên quan Doãn Hỷ giỏi về xem thiên tượng, biết sẽ có Thần tiên đi qua nên ngày đêm tìm kiếm dấu hiệu của Thần, quả nhiên gặp được Lão Tử đang cưỡi con trâu xanh chuẩn bị rời khỏi quan ải, hai người nói chuyện rất vui vẻ, Doãn Hỷ cố gắng hết sức muốn mời ông ở lại, nhưng sau khi viết “Đạo Đức kinh” 5 nghìn chữ, thì Lão Tử ra khỏi quan ải mà đi, không ai biết rốt cuộc ông đã đi về đâu.
Sự xuất sinh của Lão Tử mang đậm sắc thái thần thoại. Tương truyền, vào đêm khuya một ngày nọ, mẹ của Lão Tử nhìn thấy một ngôi sao băng vụt qua trên bầu trời đêm, vì đó mà mang thai. Điều đáng kinh ngạc là lần mang thai này lại kéo dài 72 năm (có thuyết nói là 81 năm), ông được sinh ra dưới nách trái của mẹ, khi vừa rơi xuống đất, tóc ông đã bạc trắng nên mọi người gọi ông là Lão Tử.
Tướng mạo của Lão Tử cũng khác người thường. Tục truyền rằng ông có nước da trắng vàng, trán rộng, lông mày rậm và mắt to, nhưng lông mày màu vàng, miệng vuông, môi dày, răng thưa, mỗi bên tai có ba lỗ nhỏ và rủ xuống đến vai, mũi to, có hai trụ thịt bên trong. Lão Tử không chỉ có dung mạo kỳ dị mà còn có trí tuệ cực cao. Kiệt tác “Đạo Đức Kinh” với 5.000 chữ mà ông để lại là một kinh điển quan trọng của tu luyện Đạo gia.
Ghi chú: Phỏng theo sách giáo khoa “Ấu học Quỳnh Lâm” của Zhengjian.org
ChanhKien.org